• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Dị dạng động tĩnh mạch não – một căn bệnh không hiếm gặp

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Khoa Nội TM

1. Mở đầu:

Bình thường, động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến nuôi tất cả các hệ cơ quan và tế bào trong cơ thể, tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy trở về phổi và tim, còn mao mạch kết nối động mạch với tĩnh mạch. Dị dạng động–tĩnh mạch (DDĐTM - Arteriovenous malformations (AVM) là những khiếm khuyết của hệ thống mạch máu. Đây là những búi mạch bất thường, ở đó, động mạch kết nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua trung gian giừơng mao mạch. Sự xuất hiện của DDĐTM sẽ phá vỡ chu trình sống còn “động mạch – mao mạch – tĩnh mạch”.

didangnao1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 10 2015 10:26

Đọc thêm...

Tìm hiểu về u quái mạc treo ruột – một căn bệnh hiếm gặp

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực-Bs CKI Nguyễn Vũ Phát - K. Ngoại TH

1. Mở đầu

U quái còn được gọi là u tế bào mầm GCT (Germ Cell Tumors) hay gọi là teratoma theo nguồn gốc Hy lạp. Với nguồn gốc xuất phát như vậy đã tạo nên sự đa dạng về hình dạng, kích thước, tính chất, liên quan, nội dung bên trong, vị trí khối u và xu hướng tiến triển.

Teratoma thường là lành tính, thông thường chứa cả ba loại tế bào sinh ra từ ba lớp tế bào mầm (nội bì, trung bì và ngoại bì), nhưng đôi khi có thể chứa một loại mô trưởng thành có nguồn gốc từ một lớp tế bào mầm, loại u này được biết như là một “monodermal teratoma”.

Teratoma có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên theo các nghiên cứu thì thường gặp ở những người trẻ tuổi. Các dạng u bao gồm dạng đặc, dạng nang và dạng hỗn hợp, với nội dung bên trong là răng, tóc móng, da cơ, mô nội tiết. Hiếm khi, bên trong khối u có nhiều cấu trúc dạng chồi, vảy, và khi đó thì nó dễ diễn tiến thành ác tính.

Khối u có thể xuất hiện ở vùng ngoại vi hoặc trung tâm của các cơ quan. Theo y văn, GCT thường xuất phát từ cơ quan sinh dục, nhưng đôi khi cũng có thể tìm thấy bên ngoài cơ quan sinh dục, đây là các trường hợp u bẩm sinh do bất thường trong quá trình phát triển của phôi thai. Những vị trí mà teratoma có thể xuất hiện như là vùng cùng cụt, não, hốc mắt, trung thất, phúc mạc, mạc treo .v.v… Ngoài ra, GCT có thể xuất hiện ở những nơi khác nhưng hiếm khi ở các tổ chức đặc (như gan, lách, thận) hoặc tổ chức rỗng (đường tiêu hóa: dạ dày, ruột .v.v…).

uquaii1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 10 2015 08:05

Đọc thêm...

Kỹ thuật chuỗi xung khuếch tán (DWI) trong nhồi máu não tối cấp

  • PDF.

Nguyễn Hữu Ánh - Khoa CĐHA

1. Lịch sử chuỗi xung DWI:

Năm 1965 Stejskal và Tanner đã giới thiệu về chuỗi xung DWI. Họ sử dụng một chuỗi xung T2W spin echo với hai xung Gradient thêm vào có cùng độ lớn và ngược hướng

Năm 1985, hình ảnh khuếch tán MRI đầu tiên về não do nhà sinh lý học Denis Le Bihan được công bố vào tại London. Ông đã lấy từ “b” từ tên của mình làm hệ số khuếch tán. Vào thời điểm đó, chuỗi xung khuếch tán còn chậm nhưng rất nhạy cảm với các chuyển động.

Đến 1990 chuỗi xung khuếch tán mới thực sự đáng tin cậy do được ứng dụng chuỗi xung điểm vang đồng phẳng (Echo Planar Imaging) vào cộng hưởng từ khuếch tán.

D. Le Bihan  đã được trao huy chương vàng của Hiệp hội Quốc tế Cộng hưởng từ năm 2001 cho nghiên cứu của Ông trên các phương pháp khuếch tán MRI và các ứng dụng của nó.

imaging-in-acute-stroke

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 9 2015 21:33

Đọc thêm...

Kiểm soát đường huyết tại Khoa Hồi Sức Tích Cực

  • PDF.

Bs Đinh Trường Giang - Khoa ICU

Tăng đường huyết là một rối loạn thường gặp ở các bệnh nhân tại các Khoa Hồi Sức Tích Cực (ICU), tình trạng này xảy ra ở cả bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) và bệnh nhân không bị đái tháo đường. Những yếu tố góp phần gây tăng đường huyết ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức bao gồm tăng các hormon gây tăng đường huyết (Vd: cortisol và glucagon), tình trạng kháng insulin tại gan, giảm hoạt động thể lực ,điều trị bằng glucocorticoid, truyền dịch có glucose, và nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa bằng chế độ giàu calo. Nhiều nghiên cứu quan sát đã cho thấy tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ độc lập gây tử vong và tàn phế ở các bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực nội, ngoại, thần kinh và tim mạch, bao gồm các bệnh nhân hậu phẫu tim và ngoại tổng quát, các bệnh nhân bị NMCT và đột quỵ cấp, và các bệnh nhân nội chung.

kiemtraglu3

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 9 2015 20:42

Đọc thêm...

Albumin so với dịch tinh thể ở bệnh nhân ARDS tại ICU

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - Khoa ICU

GIỚI THIỆU

Tại Đơn vị Chăm Sóc Đặc Biệt (ICU), ở những bệnh nhân bị hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính (ARDS= Acute Respiratory Distress Syndrome), việc dùng liệu pháp truyền dịch có thể là cần thiết. Mục đích của bài báo tổng quan và phân tích gộp này là để xác định hiệu quả liệu pháp điều trị bằng dịch keo so với dịch tinh thể trên tỷ lệ tử vong và sự oxy hóa ở bệnh nhân tuổi trưởng thành bị ARDS.

PHƯƠNG PHÁP

Những thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã được xác định thông qua một tìm kiếm có hệ thống của MEDLINE, EMBASE, CENTRAL và LILACS. Bài báo được công bố từ ngày 15 tháng 2 năm 2013 đã được sàng lọc một cách độc lập, để cung cấp các khuyến nghị điều trị dựa trên bằng chứng. Những thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng là hợp lệ nếu chúng so trị liệu bằng dung dịch keo với trị liệu bằng dịch tinh thể trên chức năng phổi, phản ứng viêm, tổn thương cũng như tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân trưởng thành bị ARDS. Thông số kết cục chính là tình trạng thở máy, tác động của phản ưng viêm đến quá trình trao đổi khí tại phổi và tác hại cũng như tỷ lệ tử vong của bệnh viện. Chức năng thận, cần điều trị thay thế thận, sự ổn định huyết động và thời gian điều trị tại ICU khi có các kết hậu quả thứ phát.

albuminng1

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 27 Tháng 9 2015 14:35

Đọc thêm...

You are here Đào tạo