• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Vai trò của nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú

  • PDF.

Bs Nguyễn Lê Vũ - Khoa Sản

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai hiện nay đối với phụ nữ (sau ung thư phổi), nhưng là chứng bệnh chung mà phụ nữ thường hay mắc phải. Tuy nhiên gần đây, tại một số nước tỉ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm nhiều, điều này phản ánh tình trạng bệnh đã được chẩn đoán sớm và có nhiều tiến bộ trong điều trị.Cho đến nay, biện pháp tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh vẫn được xem là xét nghiệm hình  ảnh học quan trọng nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư vú từ 1 năm rưỡi đến 4 năm trước khi có dấu hiệu trên lâm sàng.

Phim X-quang đầu tiên chụp tuyến vú được thực hiện năm 1913 trên bệnh phẩm tuyến vú đã được phẫu thuật đoạn nhũ, cho thấy hình ảnh khối ung thư xâm lấn vào các hạch nách. Đến 1949, ghi nhận hình ảnh vôi hóa trên phim X quang. Không lâu sau đó, các tư thế chụp nhũ ảnh chuẩn mà ngày nay vẫn áp dụng đã được xác định, tuy vậy đến 1965 đơn vị chụp nhũ ảnh đầu tiên mới ra đời.

ungthvu1

 Những thay đổi tuyến vú nhìn thấy được và nghi ngờ là ung thư (K) vú

Do ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự sống còn khi được phát hiện sớm, vấn đề tầm soát ung thư vú được thực hiện một cách thường xuyên với nhiều chương trình mang tính chất quốc gia tại các nước phát triển. Tại nước ta, chương trình tầm soát ung thư vú cũng đã được đưa vào thực hiện tại các trung tâm y tế, đặc biệt các cơ sở sản khoa.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 8 2015 19:22

Đọc thêm...

Warfarin ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo kèm rung nhĩ – bạn hay thù?

  • PDF.

Bs Trần Thị Thảo - Khoa Nội Thận Nội tiết

1. Giới thiệu

Rung nhĩ thường gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo (CTNT) với tỷ lệ từ 11 – 27% qua nghiên cứu cắt ngang [2]. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa rõ là liệu nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ với CTNT có cao hơn so với bệnh nhân không CTNT không? Theo nghiên cứu của Vazquez và cộng sự (cs) năm 2009, rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân CTNT gấp 9,8 lần [7]. Tuy tần suất đột quỵ cao như vậy, nhưng khoảng 75% bệnh nhân rung nhĩ với CTNT vẫn không được dùng thuốc chống đông [2]. Sử dụng Warfarin ở bệnh nhân lọc máu được khuyến cáo ở mức IIa chứng cứ B [1]. Đồng thời, tính hiệu quả và an toàn của thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân CTNT có rung nhĩ là không rõ [8]. Vì vậy, chúng tôi nhìn lại y văn về sử dụng Warfarin ở bệnh nhân CTNT kèm rung nhĩ – bạn hay thù?

wafa

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 08:32

Đọc thêm...

Chăm sóc bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật

  • PDF.

Bs Nguyễn Hữu Anh - Khoa GMHS

Trong suốt quá trình mổ, chức năng của điều dưỡng như là người đại diện chính cho người bệnh. Khi người bệnh đến phòng mổ có 3 nhóm chăm sóc người bệnh: Nhóm gây mê – nhóm phẫu thuật viên và phụ mổ – nhóm điều dưỡng phòng mổ (điều dưỡng vòng ngoài và vòng trong). Trong suốt thời gian mổ, 3 nhóm người này cần nắm chắc những thông tin về người bệnh giúp cho việc chăm sóc và theo dõi thật tốt. Ngoài ra, những diễn biến trong suốt thời gian người bệnh mổ cũng cần được ghi chú cẩn thận. Về phương diện nhiễm khuẩn, nên chia phòng mổ thành 2 nhóm:

  • Nhóm vô trùng: phẫu thuật viên, phụ mổ, điều dưỡng vòng trong.
  • Nhóm không vô trùng: điều dưỡng vòng ngoài, gây mê.

1. CHỨC NĂNG CÁC THÀNH VIÊN TRONG CUỘC MỔ

1.1. Nhóm vô trùng

1.1.1. Chức năng điều dưỡng trong phòng mổ

Điều dưỡng là người đầu tiên của nhóm phẫu thuật tiếp xúc cùng người bệnh ở phòng mổ. Điều dưỡng giúp người bệnh thoải mái, an tâm, đo lại dấu chứng sinh tồn cho người bệnh. Điều dưỡng luôn luôn áp dụng đúng quy trình điều dưỡng trong mổ.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 7 2015 16:44

Đọc thêm...

Kiểm soát nhiễm khuẩn dự phòng lây nhiễm Mers-CoV

  • PDF.

.Ths Cao Thành Vân - Khoa YHNĐ

laynhi1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 21:43

Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức và những nguy cơ thường trực

  • PDF.

Bs Nguyễn Hữu Anh - Khoa GMHS 

Khi bạn dự định thực hiện phẫu thuật, vấn đề bạn quan tâm lớn nhất và gần như duy nhất là kết quả cuối cùng của quá trình phẫu thuật, tuy nhiên, một trong những vấn đề rất quan trọng mà bạn cần quan tâm, hiểu rõ và ý thức được, đó là các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật. Các nguy cơ này do nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan, khách quan nhưng đều để lại những hậu quả mà cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều không mong muốn. Không có bất kỳ phẫu thuật nào mà không có nguy cơ, tuy nhiên, việc hiểu rõ các nguy cơ giúp cho bạn có được lựa chọn sáng suốt: phẫu thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống hay là chấp nhận tình trạng hiện tại để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.

gaymehoi1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 21:21

Đọc thêm...

You are here Đào tạo