• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Dấu hiệu tràn khí phúc mạc trên X quang bụng

  • PDF.

Bs. Phan Tuấn Kiệt – 

Tràn khí phúc mạc (Pneumoperitoneum) là hiện tượng có khí tự do trong ổ phúc mạc. Các nguyên nhân chính:

  1. Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng.
  2. Thủng ruột thừa/túi thừa viêm.
  3. Sau phẫu thuật.
  4. Chấn thương.

Ở tư thế đứng, khí tự do trong phúc mạc sẽ tụ dưới hoành, tạo hình liềm khí dưới hoành. Đây là hình sáng, dạng hình liềm nằm giữa gan-dạ dày và cơ hoành. Liềm khí có thể ở một hoặc hai bên. Liềm khí dưới hoành thấy được khi lượng khí khoảng 20-50 ml; thấy rõ khoảng 6-8 giờ sau thủng và thấy trong 60% trường hợp.

1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 3 2022 10:19

Điều trị bỏng trong 24 giờ đầu tiên

  • PDF.

Bs Trương Minh Trí - 

Quản lý bỏng trong 24 giờ đầu tiên là một trong những thách thức lớn nhất trong chăm sóc bỏng. Do đó, một hướng dẫn điều trị trong 24 giờ đầu tiên có thể rất hữu ích. Có rất nhiều hướng dẫn đáng tin cậy như hướng dẫn của Hiệp hội Bỏng Hoa Kỳ. Bao gồm 10 câu hỏi cần được hỏi và trả lời tốt để điều trị bệnh nhân trong 24 h đầu. Cần xem xét các vấn đề sau:

1 - Người bệnh có cần chuyển lên đơn vị bỏng không?

Trong trường hợp trung tâm bỏng không thể tiếp nhận bệnh nhân, quá trình điều trị ban đầu cũng có thể được tiến hành trong phòng cấp cứu cho đến khi vận chuyển đến đơn bị bỏng.

Các tiêu chí đánh giá bệnh nhân cần chuyển đến đơn vị bỏng bao gồm:

  • Bỏng độ 2 và độ 3 lớn hơn 10% TBSA ở bệnh nhân dưới 10 tuổi và trên 50 tuổi.
  • Bỏng độ 2 và độ 3 trên 20%
  • Bỏng độ 3 trên 5%
  • Bỏng mặt, tay, chân, cơ quan sinh dục, đáy chậu và các khớp chính
  • Bỏng điện (bao gồm cả chấn thương do sét đánh)
  • Bỏng hóa chất
  • Chấn thương do hít thở
  • Bệnh nhân có các bệnh lý từ trước
  • Bỏng độ 3 theo chu vi đến tứ chi hoặc ngực
  • Bỏng liên quan đến chấn thương với nguy cơ tử vong cao (vd chấn thương do nổ)

bong2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 22 Tháng 2 2022 18:20

Gãy bong sụn tiếp hợp

  • PDF.

Khoa Ngoại Chấn thương - 

bongsun

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 22 Tháng 2 2022 08:10

Sử dụng oxy lưu lượng cao qua canuyn mũi (HFNC) trong điều trị bệnh nhân Covid-19

  • PDF.

Bs Lê Bảo Ngọc - 

Đại dịch Covid 19 với làn sóng bùng phát thứ tư vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy chiến lược bao phủ vaccine đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ người nhập viện, tỉ lệ bệnh nặng nguy kịch và tỉ lệ tử vong, tuy nhiên vẫn đang là gánh nặng y tế lớn, đặc biệt ở những cơ sở thiếu máy thở.

Thông khí xâm nhập, ngoài việc trang thiết bị đắt tiền phức tạp, còn đòi hỏi người bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về hồi sức và thở máy. Thêm vào đó, tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân thở máy vẫn còn cao, kể cả ở trung tâm hồi sức có điều kiện chuyên môn cao.

Trong bối cảnh đó, các biện pháp hỗ trợ oxy không xâm nhập trong điều trị bệnh nhân nặng như HFNC vẫn chứng tỏ hiệu quả trong việc cung cấp oxy, hỗ trợ hô hấp, giảm thương tổn phổi tiến triển, giảm tỉ lệ chuyển thở máy trên bệnh nhân Covid.

I. GIỚI THIỆU

HFNC là kĩ thuật đưa dòng oxy lưu lượng cao đã được làm ấm và làm ẩm đến cannula mũi. Nếu các biện pháp cung cấp oxy thông thường như thở oxy qua cannula, qua mask chỉ đạt lưu lượng 10-15l õy/phút thì với thở HFNC, lưu lượng oxy cung cấp có thể đạt tối đa 60l/phút. HFNC tạo nên áp lực dương thấp ở đường thở trên và FiO2 có thể thay đổi.

hfnc

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 2 2022 08:02

Hình ảnh nội soi nhiễm Helicobater Pylori

  • PDF.

BS. Huỳnh Minh Nhật - 

I. Giới thiệu

Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là bệnh nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhất ở người với ước tính khoảng 50 % dân số mắc phải, ở khắp nơi trên thế giới và ở mọi lứa tuổi. Vi khuẩn H. pylori được phát hiện trong mẫu sinh thiết dạ dày vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc là Robin Warren và Barry Marshall. Từ đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vi khuẩn này là nguyên nhân chủ yếu trong các bệnh: viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, u lympho liên kết niêm mạc dạ dày (MALT) và đặc biệt là ung thư dạ dày. Sự phát hiện ra vi khuẩn H. pylori đã mở ra một kỷ nguyên mới về cơ chế bệnh sinh bệnh lý dạ dày và định hướng chiến lược điều trị dự phòng hiệu quả.

Chẩn đoán nhiễm H. pylori có thể dựa vào các xét nghiệm không xâm lấn như xét nghiệm tìm kháng thể trong máu, xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân, test thở hoặc các xét nghiệm xâm lấn như test nhanh urease, mô bệnh học, nuôi cấy. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong vòng hai tuần hoặc sử dụng bismuth hay kháng sinh trong vòng bốn tuần có thể làm giảm độ nhạy của tất cả các xét nghiệm trên. Trong một số trường hợp không thể xét nghiệm ngay cho bệnh nhân.

noisoiHP

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 07 Tháng 1 2022 10:23

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV