• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Hẹp tắc động mạch chủ bụng chậu dưới động mạch thận mạn tính (AIOD): tổng quan điều trị hiện nay và thực tiễn Việt Nam

  • PDF.

Bs. Lê Nhật Nam – 

I.Đại Cương:

Bệnh tắc động mạch chủ chậu (AIOD) là một biến thể của bệnh động mạch ngoại vi, biểu hiện bệnh thiếu máu cục bộ ở chi dưới và/hoặc các mô và cơ quan vùng chậu do hẹp hoặc tắc động mạch chủ bụng bên dưới động mạch thận và động mạch chậu. Đau cách hồi là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất và có thể gây thiếu máu cục bộ trầm trọng ở chi dưới nếu bệnh tiếp tục nặng hơn. Do đó, điều trị thích hợp là cần thiết khẩn cấp để duy trì sự ổn định của mạch máu và cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân AIOD.

Tỷ lệ mắc bệnh tắc động mạch chủ (AIOD) và bệnh động mạch ngoại biên nói chung rất khó xác định vì nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Các ước tính đã dao động từ 3,56% đến hơn 14% đối với dân số nói chung. Nhiều nghiên cứu chứng minh tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở nhóm dân số lớn tuổi, ước tính 14% -20% trên 70 tuổi và 23% trên 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn tồn tại ở nam giới và quần thể người da đen không phải gốc Tây Ban Nha, cũng như những người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro nêu trên. Nguyên nhân thường gặp là xơ vữa động mạch, viêm xơ hóa và bệnh Takayashu. Đa số bệnh nhân tới khám vì các dấu hiệu thiếu máu nuôi mạn tính 2 chân.

Các yếu tố nguy cơ có liên quan nhiều đến bệnh, chẳng hạn như: có đến 90% những bệnh nhân này có tiền sử hút thuốc và gần 60% vẫn đang hút thuốc vào thời điểm phát hiện bệnh. Độ tuổi, tăng huyết áp cao, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy thận mạn, tình trang tăng Homocystein máu, tính chất gia đình ở những bệnh nhân này. Những bệnh nhân trẻ hơn (<50 tuổi) bị thiếu máu cục bộ chi dưới cần can thiệp đã được phát hiện là có tỷ lệ mắc các tình trạng tăng đông máu gia tăng.

dongmachchu

Xem tiếp tại đây

U mô đệm ống tiêu hoá

  • PDF.

Bs Nguyễn Đào Cẩm Tú - 

Tổng quan

Gastrointestinal stromal tumors (GIST) là u mô đệm đường tiêu hóa thường gặp nhất trong các loại u dưới niêm. Trước đây GIST được xem là u tân sinh có nguồn gốc từ cơ trơn, vì vậy được phân loại như leiomyoma, leiomyosarcoma... Sự ra đời của hóa mô miễn dịch đã chỉ ra có những u mô đệm có nguồn gốc thần kinh và không tìm thấy thành phần cơ trơn khác. Vì vậy năm 1983 Mazur và Clark đề nghị dùng “stromal tumors” để chỉ tế bào trung mô có nguồn gốc tế bào hình thoi và biểu mô, dương tính với thụ thể kháng nguyên CD34.

  • GIST có 03 lại tế bào khác nhau: tế bào hình thoi chiếm 70%, tế bào biểu mô chiếm 10% và loại hỗn hợp chiếm 20%. Khi GIST giống mô thần kinh thì được gọi là u thần kinh tự động ống tiêu hóa (GANT).
  • GIST dạ dày: thường gặp nhất, được chia thành 4 type chính: u lành và ác của tế bào hình thoi, u lành và ác của tế bào biểu mô.
  • GIST ruột non: đứng hàng thứ 2 sau GIST dạ dày, thường gặp u tế bào hình thoi, u tế bào biểu mô hiếm gặp. Tỉ lệ GIST ác tính ở ruột non nhiều hơn dạ dày.
  • GIST đại tràng: ít gặp, tỉ lệ lành tính thấp, hay gặp tế bào hình thoi và sarcoma vô định hình.
  • GIST trực tràng: phần lớn u trung mô là u cơ trơn biệt hóa từ bế bào cơ trơn lành tính, bắt nguồn từ lớp cơ niêm.
  • GIST thực quản: rất hiếm gặp, phần lớn là leiomyoma và thường u tế bào hình thoi biệt hóa cao. Hoại tử và xâm lấn lớp niêm ít gặp.

umodem

Hình 1: U GIST bờ cong bé dạ dày lan vào dây chằng vị - gan, có hoại tử xuất huyết bên trong. (http://radiographics.rsna.org/content/23/2)

Xem tiếp tại đây

Những bệnh thần kinh - cơ gây suy hô hấp

  • PDF.

Bs Trương Minh Trí - 

I - Tổng quan:

Suy nhược thần kinh - cơ có thể là kết quả của các rối loạn liên quan đến dây thần kinh ngoại vi, dẫn truyền thần kinh - cơ hoặc cơ xương. Rối loạn thần kinh cơ gặp trong ICU có thể chia thành những trường hợp bệnh thần kinh - cơ có từ trước khi nhập ICU và những trường hợp mắc phải trong quá trình điều trị các bệnh nặng khác. Hầu hết các bệnh nhân vào ICU do rối loạn thần kinh cơ sẽ có một chẩn đoán xác định trước đó. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có biểu hiện khởi phát gần đây của tình trạng yếu cơ hai bên cấp tính hoặc bán cấp, cần phải xem xét chẩn đoán phân biệt rộng rãi:

thankinhco

Hình ảnh siêu âm cơ hoành bình thường và liệt. A và B hiển thị giai đoạn cuối kỳ thở ra và cuối kỳ hít vào với cơ hoành bình thường. C và D hiển thị giai đoạn cuối kỳ thở ra và cuối kỳ hít vào với cơ hoành bị liệt. Trong thì hít vào, cơ hoành bình thường dày lên, trong khi cơ hoành bị liệt thì không.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 15:46

5 nguyên tắc của nghiệm pháp nâng chân thụ động trong hồi sức dịch

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh – 

Trong trường hợp suy tuần hoàn cấp tính, nâng chân thụ động (Passive leg raising - PLR) là một nghiệm pháp dự đoán liệu cung lượng tim có tăng lên khi tăng thể tích hay không [1]. Bằng cách truyền một lượng khoảng 300 mL máu tĩnh mạch [2] từ phần dưới cơ thể về tim phải, PLR mô phỏng một thử thách về dịch (fluid challenge). Tuy nhiên, không có lượng dịch nào được truyền và các hiệu ứng huyết động có thể đảo ngược nhanh chóng [1,3], do đó tránh được nguy cơ quá tải dịch. Thử nghiệm này có ưu điểm là duy trì độ tin cậy trong các điều kiện không thể sử dụng các chỉ số về khả năng đáp ứng dịch dựa trên sự thay đổi hô hấp của thể tích nhát bóp [1], như thở tự nhiên, rối loạn nhịp tim, thể tích khí lưu thông thấp và độ giãn nở của phổi thấp.

Phương pháp thực hiện PLR có tầm quan trọng hàng đầu vì nó ảnh hưởng cơ bản đến hiệu quả huyết động và độ tin cậy của nó. Trong thực tế, năm quy tắc nên được tuân theo.

Đầu tiên, PLR nên bắt đầu từ tư thế nửa nằm nghiêng chứ không phải tư thế nằm ngửa (Hình 1). Việc hạ thân người thấp xuống để nâng cao chân sẽ huy động máu tĩnh mạch từ khoang nội tạng lớn, do đó tối đa tác động ngày càng tăng của việc nâng cao chân lên tiền tải tim [2] và tăng độ nhạy của nghiệm pháp. Một nghiên cứu không tuân thủ quy tắc này đã báo cáo sai lệch về độ tin cậy kém của PLR [4].

plr1

Hình 1: 5 nguyên tắc của nghiệm pháp nâng chân thụ động

Đọc thêm...

Hỗ trợ đông máu trong quá trình kiểm soát chảy máu chu phẫu

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - 

Chảy máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong phẫu thuật [1]. Trong bối cảnh chu phẫu, phẫu thuật kiểm soát thương tổn với các phác đồ truyền máu khối lượng lớn (MTPs) là tiếp cận điều trị được sử dụng trên lâm sàng để kiểm soát bệnh nhân bị chảy máu nặng. Truyền máu khối lượng lớn được định nghĩa một cách tùy ý là được truyền nhiều hơn 10 đơn vị khối hồng cầu trong 24 giờ. MTPs bao gồm các thành phần của máu hoặc máu toàn phần, cùng với các chất cô đặc yếu tố đông máu, bao gồm phức hợp prothrombin cô đặc (prothrombin complex concentrates-PCCs) và fibrinogen, và thường dựa trên một quy trình quản lý chảy máu có thể bao gồm tranexamic acid, thuốc tiêu sợi huyết [2]. Để hướng dẫn quản lý chảy máu, theo dõi đông máu bao gồm các xét nghiệm đông máu thường quy (vd, số lượng tiểu cấu, thời gian prothrombin và nồng độ fibrinogen), và/hoặc xét nghiện đo độ nhớt đàn hồi - viscoelastic testing (VET). Hỗ trợ cầm máu được dùng để tối ưu hóa quá trình cầm máu, trong khi bác sĩ phẫu thuật sửa chữa tình trạng chảy máu tại một vị trí cụ thể, một chiến lược đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bác sĩ lâm sàng, ngân hàng máu, và hậu ccanf của bệnh viện. Trong đánh giá tổng quan này, chúng tôi sẽ xem xét tiếp cận điều trị để cầm máu trong quá trình chảy máu chu phẫu.

chaymauHP

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 5 2023 20:07

You are here Đào tạo Tập san Y học