• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Vô cảm trong mổ lấy thai

  • PDF.

Bs Lê Tấn Tịnh - 

LỰA CHỌN KỸ THUẬT VÔ CẢM: Vô cảm cho phẫu thuật mổ lấy thai bao gồm gây mê toàn thân và gây tê trục thần kinh ( gây tê tủy sống. gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng). Việc lựa chọn kỹ thuật vô cảm nên dựa trên tình trạng của mẹ và thai nhi, bệnh đi kèm, thời gian dự kiến và độ khó của phẫu thuật.

* Ưu điểm của gây tê trục thần kinh:

  • Giảm thiểu tỉ lệ bệnh tật cho mẹ.
  • Cho phép sản phụ tỉnh táo trong cuộc mổ.
  • Giảm thiểu việc dùng thuốc toàn thân trong cuộc phẫu thuật và di chuyển sang thai nhi.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cung cấp thuốc giảm đau sau phẫu thuật đa phương thức với liều thấp opioid trục thần kinh và giảm thiểu nhu cầu sử dụng opiod toàn thân.

*   Gây mê toàn thân:

  • Mổ lấy thai trong các trường hợp cấp cứu, không đủ thời gian gây tê trục thần kinh hoặc đạt mức phẫu thuật thông qua gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ.
  • Mẹ từ chối hoặc không có khả năng hợp tác với gây tê trục thần kinh.
  • Chống chỉ định gây tê trục thần kinh(bên dưới).

Đối với các trường hợp khẩn cấp, Gây tê tủy sống có thể phù hợp, đặc biệt đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao liên quan đến gây mê toàn thân ( đặt nội khí quản khó, mới ăn uống, dễ bị tăng thân nhiệt ác tính…). Tuy nhiên bác sỹ gây mê và bác sỹ sản khoa nên hợp tác để xác định mức độ khẩn cấp và kế hoạch gây mê.

*   Tử vong mẹ: Tử vong liên quan đến mổ lấy thai là rất hiếm, và dường như không có sự khác biệt giữa gây mê toàn thân và gây tê vùng. Một đánh giá dữ liệu từ năm 1997 đến năm 2002, bao gồm 56 trường hợp tử vong đã báo cáo sự khác biệt không đáng kể về tỉ lệ tử vong trong trường hợp gây nê toàn thân so với gây tê vùng khi mổ lấy thai (6,5 ca tử vong trên một triệu so với 3,8, tỉ lệ rủi ro 1,7. KTC 95% 0,6 đến 4,6).

vocamMLT

Xem tiếp tại đây

Nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia bẩm sinh

  • PDF.

Bs Trần Quốc Bảo - 

Đại cương:

Bệnh Hemophilia còn được biết đến thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh rối loạn đông máu di truyền, hay bệnh máu khó đông, bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X gây ra do giảm yếu tố VIII (hemophilia A) hoặc yếu tố IX (Hemophilia B) dẫn tới rối loạn sinh thromboplastin làm máu chậm đông. Tần suất Hemophilia khoảng 20/100.000 nam, 80-85% bệnh nhân là Hemophilia A. Trước khi các yếu tố đông máu cô đặc trở nên phổ biến vào những năm 1970, tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông là không quá 30 năm và có thể tử vong do chảy máu không kiểm soát được. Ngày nay, Những tiến bộ trong điều trị Hemophilia đã làm cho tuổi thọ của những người mắc bệnh tương đương với tuổi thọ của dân số nói chung. Các bác sĩ đã bắt đầu phải đối mặt với các bệnh liên quan đến tuổi tác mà trước đây không gặp phải ở những người mắc bệnh máu khó đông. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI) đặc biệt khó khăn vì các chiến lược điều trị ảnh hưởng đến cả nguy cơ huyết khối và xuất huyết của bệnh nhân. Các phân tích chuyên sâu về các tài liệu hiện có đã nêu bật những tiến bộ mới nhất trong điều trị AMI ở bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể và cập nhật cho các bác sĩ tham gia điều trị AMI ở bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu. Người ta thường chấp nhận rằng sau khi đã cung cấp liệu pháp thay thế tối ưu, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông nên được điều trị giống như những người trong dân số nói chung.

hemophili

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 3 2023 17:19

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Việt - 

I.TỔNG QUAN

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence – SUI) là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới với hậu quả nặng nề trên kinh tế và sức khỏe phụ nữ. Ước tính số phụ nữ ở Hoa Kì mắc SUI sẽ tăng từ 18,3 triệu năm 2010 lên 28,4 triệu năm 2050.

ICS (2018) định nghĩa SUI là sự rò rỉ nước tiểu liên quan đến ho, hắt hơi hoặc hoạt động gắng sức. Ở nam giới, SUI chủ yếu là do phẫu thuật (ví dụ Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc) hoặc chấn thương cơ thắt niệu đạo hoặc cơ vùng cổ bàng quang. Ở Phụ

nữ, nguyên nhân SUI phức tạp hơn và vẫn đang còn tranh cãi.

Lúc bình thường, áp lực đóng niệu đạo tăng lên khi bàng quang được đổ đầy; khi chuyển sang trạng thái tăng áp lực như đứng thẳng, ho, hắt xì, truyển áp lực ổ bụng đến bàng quang xuất hiện và phản xạ co lại của cơ vòng làm tăng kháng lực niệu đạo là cơ chế ngăn chặn sự rò rỉ nước tiểu.

tieukotuchu

Xem tiếp tại đây

Cập nhật xử trí xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa theo Baveno VII (2022)

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - 

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC) là hậu quả chính của xơ gan và là nguyên nhân gây ra các biến chứng nghiêm trọng nhất, bao gồm cổ trướng, chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản - dạ dày và bệnh não gan. Việc đánh giá các công cụ chẩn đoán, thiết kế và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng chất lượng cao để điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa và các biến chứng luôn gặp khó khăn. Nhận thức được những khó khăn này, các chuyên gia thuộc lĩnh vực tiêu hóa - gan mật đã thống nhất cần phải đưa ra các đồng thuận. Vào năm 1990, thành phố Baveno (Ý) đã được chọn để nhóm họp và đưa ra các đồng thuận về chẩn đoán và điều trị TALTMC. Cho đến nay, lịch sử của Baveno đã trải qua 7 kỳ hội nghị: Baveno I (1990), Baveno II (1995), Baveno III (2000), Baveno IV (2005), Baveno V (2010), Baveno VI (2015) và Baveno VII (2021).

ABV

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 3 2023 10:17

Dị tật bẩm sinh của thận

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Việt - 

 I. PHÔI THAI HỌC THẬN:

Hệ thống niệu sinh dục của con người có thể được chia thành hệ thống tiết niệu và sinh sản. Các hệ thống này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là giai đoạn phát triển sớm, bắt đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên và hầu hết hoàn thiện vào cuối tam cá nguyệt thứ hai.

Về mặt phôi thai học cả 2 hệ thống được phát triển từ trung bì trung gian, trung bì trung gian di chuyển khỏi các đốt nguyên thủy lên phía trên, đến 2 bên động mạch chủ tạo thành gờ niệu dục. Gờ này sẽ tạo nên hệ tiết niệu từ dải sinh thận (nephrogenic cord), hệ sinh dục từ gờ sinh dục.

Từ tuần lễ thứ 4 của chu kì bắt đầu sự xuất hiện của 3 giai đoạn mang tên các cấu trúc mầm: tiền thận (pronephros), trung thận (mesonephros), hậu thận (metanephros). Cả 3 cấu trúc này đều xuất nguồn từ trung bì trung gian (intermediate mesoderm) lần lượt theo hướng từ vùng cổ xuống vùng cùng. Phần lớn tiền thận và trung thận bị thoái triển, chỉ có hậu thận tiếp tục phát triển tạo nên thận chính thức.

than1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 3 2023 16:16

You are here Đào tạo Tập san Y học