• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Bệnh đậu mùa khỉ và mang thai

  • PDF.

Bs Tạ Thanh Uyên - 

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mokeypox virus) thuộc dòng orthopoxvirus của họ Poxviridae. Chúng lây từ động vật sang người (viral zoonosis). Có 2 nhóm virus đã được ghi nhận: nhóm Tây Phi và nhóm Trung Phi. Nhóm Tây Phi gây bệnh nhẹ hơn nhóm Trung Phi, với tử suất là 3.6% so với 10.6%. Chúng lây nhiễm qua tiếp xúc gần với sang thương, dịch cơ thể, khí dung của người nhiễm bệnh và vật dụng bị phơi nhiễm. Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 6-13 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 21 ngày. Triệu chứng của nhiễm bệnh đậu mùa khỉ rất giống với những người bệnh mắc bệnh đậu mùa (smallpox) nhưng mức độ nhẹ hơn và thường tự giới hạn. Trẻ em, thai phụ và người suy giảm miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong.

Thai phụ có nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với người có triệu chứng. Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa trong thai kì làm tăng bệnh suất và tử suất của mẹ, cũng như nguy cơ sẩy thai và dị tật bào thai nặng. Trong 4 phụ nữ nhiễm virus đậu mùa khỉ ở Cộng hòa dân chủ Congo (có lẽ với nhóm virus ở Trung Phi) từ năm 2007 đến 2011, có 2 trường hợp sẩy thai sớm tự nhiên, 1 trường hợp sẩy thai ở tam cá nguyệt II ở tuổi thai 18 tuần. Trường hợp thai chết trong tử cung do bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận có phát ban da toàn thân và DNA virus đậu mùa khỉ được tìm thấy ở mô thai, dây rốn và bánh nhau. Điều này chứng tỏ khả năng lây truyền dọc mẹ con của virus đậu mùa khỉ. Giải trình tự gene cho thấy nhóm virus Tây Phi là nguyên nhân của đợt bùng phát lần này, mặc dù nó có liên quan với khả năng gây bệnh nhẹ hơn và tỉ lệ tử vong thấp hơn ở người không mang thai, tuy vậy ảnh hưởng của nhóm virus này lên người đang mang thai vẫn chưa hiểu rõ.

daumuathai2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 10 2022 18:07

Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nặng: Một tổng quan được cập nhật về sinh lý bệnh và quản lý

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - 

Tóm tắt

Tổn thương thận cấp (AKI) hiện được công nhận là một hội chứng không đồng nhất, không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc và tử vong cấp mà còn ảnh hưởng đến tiên lượng lâu dài của bệnh nhân. Trong bài tổng quan này, bản cập nhật về các khía cạnh khác nhau của AKI ở những bệnh nhân nặng sẽ được cung cấp. Trọng tâm sẽ là dự đoán và phát hiện sớm AKI (ví dụ, vai trò của dấu ấn sinh học để xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao và việc sử dụng máy học (machine learning) để dự đoán AKI), các khía cạnh của sinh lý bệnh và tiến bộ trong việc nhận biết các kiểu hình khác nhau của AKI, cũng như như một bản cập nhật về độc tính trên thận và “tương tác” với các cơ quan (organ cross-talk). Ngoài ra, dự phòng AKI (tập trung vào quản lý dịch, áp lực tưới máu thận và lựa chọn thuốc vận mạch) và điều trị hỗ trợ AKI cũng được thảo luận. Cuối cùng, nguy cơ di chứng lâu dài sau AKI bao gồm sự tiến triển thành bệnh thận mạn, các biến cố tim mạch và tử vong, sẽ được chú tâm.

Giới thiệu

Tính sẵn có của một định nghĩa đồng thuận về tổn thương thận cấp (AKI) là một bước quan trọng trong việc thiết lập dịch tể học AKI. AKI ảnh hưởng đến 30-60% bệnh nhân nặng và có liên quan đến bệnh tật và tử vong cấp tính. Bằng chứng cũng đang tích lũy rằng gánh nặng của AKI kéo dài ra ngoài giai đoạn cấp tính với sự tiến triển thành bệnh thận mạn (CKD), tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, các đợt AKI tái phát và tử vong lâu dài. Dự phòng sự phát triển và/hoặc sự tiến triển hiện nay được giới hạn trong việc tối ưu hóa tình trạng huyết động và dịch, và tránh các chất độc cho thận. Tìm kiếm một phương pháp điều trị bằng thuốc cụ thể bị cản trở bởi chẩn đoán muộn và sinh lý bệnh phức tạp và chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Sự tiến bộ trong quản lý AKI sẽ được mong đợi từ việc công nhận rằng AKI là một hội chứng rất không đồng nhất với nguyên nhân, sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Trong bài tổng quan này, chúng tôi thảo luận về các phương pháp chẩn đoán sớm AKI, kiểu hình lâm sàng, sinh lý bệnh, độc tính trên thận, quản lý hỗ trợ tối ưu, cũng như tầm quan trọng của việc phục hồi và theo dõi lâu dài. Thảo luận về liệu pháp thay thế thận (RRT) nằm ngoài phạm vi của tổng quan này.

maxresdefault

Xem tiếp tại đây

Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên

  • PDF.

Bs Nguyễn Đức Quang - 

GIỚI THIỆU

Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên là một nguyên nhân bất thường hiếm gặp của tắc ruột cao. Nó được gọi bằng nhiều tên khác, bao gồm hội chứng Cast, hội chứng Wilkie, tắc nghẽn tá tràng do động mạch chủ-động mạch mạc treo tràng và tắc tá tràng mãn tính. Hội chứng này được đặc trưng bởi sự chèn ép của phần thứ ba của tá tràng (D3) do sự thu hẹp không gian giữa động mạch mạc treo tràng trên (ĐM MTTT) và động mạch chủ (ĐMC) và chủ yếu là do mất lớp đệm mỡ mạc treo giữa ĐMC và ĐM MTTT. Hội chứng này có liên quan đến sự mất cân nặng một cách nhanh chống không kiểm soát.

Căn bệnh này được Carl Von Rokitansky báo cáo lần đầu tiên vào năm 1842, và vào năm 1921, Wilkie đã trình bày chi tiết hơn về sinh lý bệnh và những phát hiện chẩn đoán của căn bệnh này với chuỗi 75 ca bệnh.

Cho đến nay, quản lí điều trị phẫu thuật vẫn là cách tiếp cận giúp điều trị triệt để hội chứng này. Trong khi đó việc điều trị bảo tồn thường không mang lại hiệu quả.

dmmttt

DỊCH TỂ

Trong khi tỷ lệ phổ biến chính xác của bệnh vẫn chưa được biết, tỷ lệ mắc bệnh được ước tính là 0,1% đến 0,3%. Hội chứng ĐM MTTT thường xảy ra ở thanh thiếu niên với độ tuổi chung từ 10 đến 39 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó xảy ra phổ biến hơn ở nữ so với nam với tỷ lệ 3/2. Không có khuynh hướng dân tộc nào được mô tả, nhưng các trường hợp trong gia đình đã được báo cáo.

SINH LÍ BỆNH

Phần D3 tá tràng chạy ngang vắt qua cột sống và ĐMC bụng từ phải sang trái ngang mức thân đốt sống thắt lưng 3 (L3), ngay phía sau ĐM MTTT. Động mạch mạc treo tràng trên xuất phát từ mặt trước của động mạch chủ bụng ngang mức cột sống thắt lưng 1 (L1). Bình thường giữa 2 tổ chức này có lớp mỡ và mô bạch huyết làm đệm, giúp cho chúng tạo với nhau một góc 380 – 650, góc này liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI), với khoảng cách 10-38mm.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 9 2022 13:19

Tắc mạch phế quản điều trị ho ra máu

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Thái - 

Lược dịch từ IR PlaybookA Comprehensive Introductionto Interventional Radiology 2018

Sinh lý bệnh

Thuyên tắc động mạch phế quản (BAE) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu thường được sử dụng trong điều trị ho ra máu lượng nhiều hoặc một trường hợp ho ra máu xuất huyết nặng.

Mặc dù các định nghĩa chính xác có thể khác nhau, nhưng định nghĩa ho ra máu lượng nhiều phổ biến là ho ra máu có thể tích lớn hơn 250 cc trong 24 giờ, sau đó thường được định nghĩa là ba hoặc nhiều đợt ho ra máu, với thể tích lớn hơn 100 cc trong 24 giờ hơn 3 ngày trong 1 tuần . Ho ra máu ồ ạt có thể là một cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp tục xuất huyết vào đường thở dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và ngạt thở, bệnh nhân chết chìm trong máu của chính mình, có thể có tỷ lệ tử vong từ 50–85% nếu điều trị bảo tồn. Các quá trình bệnh lý ảnh hưởng đến đường thở và nhu mô phổi là những nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến ho ra máu (Bảng1). Chúng bao gồm các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng, ung thư và chấn thương. Nguyên nhân viêm, giãn phế quản thường gặp nhất liên quan đến ho ra máu lượng lớn có thể là kết quả từ nhiều loại bệnh bao gồm xơ nang, bệnh phổi mãn tính và bệnh sarcoidosis. Nhiễm trùng nhu mô phổi chẳng hạn như bệnh aspergillosis, bệnh lao và viêm phổi mãn tính cũng có thể dẫn đến ho ra máu lượng nhiều, cũng như một số rối loạn miễn dịch và thấp khớp.

horamauu1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 9 2022 09:18

Nhiễm Cytomegalovirus trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Lê Vũ - 

Giới thiệu

Cytomegalovirus (CMV) là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất mắc phải trước khi sinh (nhiễm trùng bẩm sinh). Nhiễm CMV bẩm sinh (cCMV; được định nghĩa là nhiễm CMV mắc phải trong tử cung qua nhau thai và hiện diện khi sinh) được ước tính khoảng 1/180 đến 1/240 trẻ sinh ra ở Canada. Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh mắc cCMV đều khỏe mạnh khi sinh ra, nhưng khoảng 15% đến 20% có di chứng thần kinh vĩnh viễn, thường gặp là mất thính giác; các di chứng khác bao gồm thiểu năng trí tuệ, bại não, khiếm thị và co giật.

Tỷ lệ mắc bệnh dựa trên chỉ số huyết thanh học (IgG) chiếm 40%- 54% ở Canada. Trị số huyết thanh tăng theo độ tuổi và dự đoán tăng cao trong 1 số trường hợp sau: mẹ sống trong xã hội có thu nhập thấp, mẹ tiếp xúc với trẻ em, chẳng hạn như những người chăm sóc trẻ, khoảng cách giữa 2 lần mang thai < 3 năm.

Nhiễm CMV nguyên phát và biểu hiện lâm sàng ở mẹ

CMV thường lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc gần với vi rút lây nhiễm có trong nước bọt, nước tiểu, dịch tiết sinh dục và các chất dịch cơ thể khác; truyền máu và cấy ghép nội tạng cũng là những con đường lây nhiễm được công nhận. Nhiễm CMV chính trong thai kỳ là 95% trường hợp không có triệu chứng. Khi nhiễm CMV có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng giống như ở người không mang thai. Thời gian ủ bệnh từ 20 đến 60 ngày, sau đó xảy ra hội chứng giống bạch cầu đơn nhân nhẹ, sốt kéo dài từ 2 đến 3 tuần, nổi hạch, số lượng tế bào lympho cao và kết quả men gan bất thường. Các biến chứng hiếm gặp bao gồm viêm gan, hội chứng Guillain-Barre và viêm cơ tim.

cmv

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 24 Tháng 9 2022 15:57

You are here Đào tạo Tập san Y học