• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Nhân trường hợp ngộ độc phẩm màu và acid phosphoric tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU

I.PHẦN HÀNH CHÍNH:

  • Họ tên bệnh nhân: PHAN VĂN H.   Giới tính: Nam
  • Tuổi: 84
  • Địa chỉ: Hà Lam – Thăng Bình – Quảng Nam.
  • Vào viện ngày 7/4/2019
  • Lý do vào viện: Uống nhầm phẩm màu.

II.BỆNH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ:

Cách nhập viện 01 ngày bệnh nhân uống thuốc nhuộm phẩm màu có chứa dung dịch acid phosphoric và thuốc nhuộm que hương ở nhà chưa xử trí gì được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng tiếp xúc được, khó thở nhẹ, tần số thở 20 lần/phút, HA: 170/80 mmHg, đỏ da niêm mạc toàn thân, bụng mềm, gan lách không lớn, không xuất huyết dưới da. Được xử trí với thở oxy, đặt ống thông dạ dày, dịch truyền natricloride 0,9%, lợi tiểu furosemide tiêm TM, chuyển khoa HSTC-CĐ.

Tại khoa HSTC – CĐ:

  • Bệnh nhân tiếp xúc được, đỏ da niêm mạc toàn thân.
  • Khó thở nhẹ tần số thở 24 lần/phút, hai phổi không ran thông khí rõ.
  • Tim nghe rõ, nhịp đều 70 ck/phút, không nghe âm thổi, HA: 130/80.
  • Bụng mềm, gan lách không lớn.
  • Nước tiểu qua sond màu hồng khoảng 500 ml/3h.
  • Không co giật, không liệt.

IMG-2246

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 17:59

Đọc thêm...

Phục hồi chức năng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

  • PDF.

KTV Huỳnh Thị Hồng Lanh - Khoa PHCN

Viêm ngoài cầu lồi cánh tay lần đầu tiên được Runge mô tả vào năm 1973, từ đó đến nay bệnh được nghiên cứu ngày càng hoàn thiện về chuẩn đoán và điều trị. Viêm ngoài cầu lồi cánh tay là do sử dụng quá mức các nhóm cơ duỗi cổ tay trong lao động củng như chơi thể thao đặc biệt là bóng bàn, cầu lông, tenit (các cử động mạnh đột ngột duỗi cổ tay, các công việc tuy không nặng nhọc nhưng đơn điệu phải duỗi cổ tay lặp đi lặp lại nhiều lần kéo dài như: thợ mộc, thợ cơ khí, bốc vác…) dẫn tới vi chấn thương tại nơi bám tận của nhóm cơ duỗi cổ tay ngay tại lồi cầu ngoài xương cánh tay.

loicau

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 4 2019 18:59

Ngân hàng sữa mẹ và vai trò thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời để có một khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống khoẻ mạnh. Trẻ bú mẹ lâu hơn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong thấp hơn, chỉ số thông minh cao hơn trẻ chỉ bú mẹ trong thời gian ngắn hoặc không được bú mẹ. Trẻ sơ sinh không được tiếp cận nguồn sữa mẹ sẽ mất đi cơ hội nhận được lợi ích từ sữa mẹ và điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sinh non và nhẹ cân vì nhóm trẻ này có nguy cơ lớn bị viêm ruột hoại tử nếu không được bú mẹ. Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) cung cấp sữa mẹ hiến tặng đã được thanh trùng cho những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao không được tiếp cận với mẹ ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trẻ này nhận được những lợi ích quan trọng từ sữa mẹ. Sữa mẹ được hiến tặng sẽ được kiểm tra sàng lọc bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ khác. WHO khuyến cáo nên sử dụng sữa mẹ hiến tặng cho trẻ nhẹ cân và non tháng khi không có sữa mẹ ruột.

suame1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 4 2019 18:52

Đọc thêm...

Chủ động ngăn chặn và phòng chống bệnh bạch hầu

  • PDF.

Phạm Thị Thu Hà - Khoa y học nhiệt đới

Tại Quảng Nam, tháng 7/2015 bệnh Bạch hầu xãy ra tại thôn 8B, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Bệnh được phát hiện và ngăn chặn kịp thời với sự vào cuộc đồng bộ của ngành y tế phối hợp với các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và đã dừng lại với với 13 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. Thì đến đầu tháng 01 năm 2017 có ít nhất 5 trường hợp tại huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) được ghi nhận có các triệu chứng của bệnh bạch hầu, trong đó 02 trường hợp đã tử vong; 8 người khác có nguy cơ mắc do tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

bachau1 

Học sinh huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) được tiêm phòng dịch bạch hầu

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 4 2019 18:17

Đọc thêm...

Chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật

  • PDF.

Khoa Ngoại TK-CS

I. TỔNG QUAN:

Phẫu thuật là một sang chấn có ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Vì vậy phải chăm sóc trước mổ cho người bệnh một cách chu đáo về thể chất, tinh thần. Phẫu thuật cũng có thể gây biến chứng cho người bệnh,do đó phải biết cách chăm sóc,ngăn ngừa và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.Vì vậy không thể thiếu vai trò của công việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Công việc này được thể hiện bởi một ê-kíp: điều dưỡng, bác sĩ điều trị, phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê…Trong đó vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc chuẩn bị người bệnh trước mổ. Điều dưỡng cần nắm những thông tin cơ bản về người bệnh như bệnh tật và các rối loạn kèm theo; hiểu và biết phản ứng của người bệnh trước mổ; biết cách đánh giá những xét nghiệm tiền phẫu và biết lượng giá những thay đổi của cơ thể, nguy cơ, biến chứng liên quan đến phẫu thuật.

Mục đích của việc chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật là giúp cho người bệnh đạt đến mức cao nhất về sức khỏe trên cả hai phương diện thể chất và tinh thần. Góp phần vào sự thành công của phẫu thuật.

chamsocmo

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 4 2019 18:07

Đọc thêm...

You are here Tin tức