• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chủ động ngăn chặn và phòng chống bệnh bạch hầu

  • PDF.

Phạm Thị Thu Hà - Khoa y học nhiệt đới

Tại Quảng Nam, tháng 7/2015 bệnh Bạch hầu xãy ra tại thôn 8B, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Bệnh được phát hiện và ngăn chặn kịp thời với sự vào cuộc đồng bộ của ngành y tế phối hợp với các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và đã dừng lại với với 13 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. Thì đến đầu tháng 01 năm 2017 có ít nhất 5 trường hợp tại huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) được ghi nhận có các triệu chứng của bệnh bạch hầu, trong đó 02 trường hợp đã tử vong; 8 người khác có nguy cơ mắc do tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

bachau1 

Học sinh huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) được tiêm phòng dịch bạch hầu

Cuối tháng 9 Năm 2017, sở y tế Quảng Nam cho biết dịch bệnh bạch hầu bùng phát tại huyện Nam Trà My. Sở y tế tỉnh, UBND huyện Nam Trà My và TTYT dự phòng tỉnh đã nhận được thông tin từ TTYT huyện Nam Trà My về một số trường hợp mắc bệnh tại Trường tiểu học Trà Vân, huyện Nam Trà My. Qua điều tra dịch tể và khám đã ghi nhận có ổ dịch nghi nhận bạch hầu tại Trường tiểu học xã Trà Vân với 7 trường hợp mắc bệnh với các dấu hiệu: Sốt, sưng hạch ở cổ, ăn uống khó khăn. Kết quả xét nghiệm sơ bộ của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy tất cả ca nghi ngờ đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Theo Sở Y tế Quảng Nam, hiện có 6 ca đang điều trị tại biện viện huyện Nam Trà My, đều đáp ứng với điều trị, tiến triển tốt. Riêng ca bệnh Hồ Bảo Ph. (SN 2009, phát bệnh ngayf.9, vào TTYT huyện Nam Trà My sáng ngày 29.9), Được điều trị tích cực nhưng đến ngày 1.10 bệnh trở nặng và được chuyển đến Bệnh viện nhi tỉnh, sau đó chuyển ra Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng trong ngày. Đến 12h ngày 3.10, bệnh nhi tử vong do biến chứng cơ tim.

Ngành Y tế Quảng Nam cũng đã thực hiện phun thuốc diệt khuẩn, tiêm phòng cho người dân trong vùng dịch và đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh. Để quyết tâm ngăn chặn không để dịch bệnh Bạch hầu quay trở lại tỉnh Quảng Nam, Sở y Tế đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tiêm vắc xin cho đối tượng vùng có nguy cơ cao, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng đồng thời nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, quản lý, giám sát bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở.

bachau2 

Chiến dịch tiêm chủng cho người dân vùng ổ dịch bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế, tuy nhiên gần đây bệnh xuất hiện trở lại tại Quảng Nam, Bình Phước chủ yếu là ở người đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có điều kiện kinh tế, đi lại khó khăn. Nguyên nhân mắc bệnh do không được tiêm chủng đầy đủ bởi nhiều lý do.

Dịch tể, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

bachau3

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây qua đường hô hấp, nếu chưa có miễn dịch, tiếp xúc với người bệnh sẽ lây. Điều quan trọng là dễ nhầm với bệnh viêm họng thông thường.

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. 

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Đóng vai trò quan trong trong công tác phòng bệnh, tuyên truyền hướng dẫn người dân cùng thực hiện, nhiệm vụ của tất cả cán bộ y tế là không chủ quan với bệnh, trước hết cần nâng cao ý thức phòng bệnh để bảo vệ cho con em, bản thân mình và cộng đồng mình đang sống, làm việc.

Các khoa Y học Nhiệt đới tại các bệnh viện, với nhiệm vụ tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh,... ngoài công tác phải đảm bảo đủ nhân lực và hậu cần cần thiết để phòng chống dịch, đáp ứng nhanh mọi hoạt động phòng chống khi có dịch xảy ra cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho khách hàng về các dấu hiệu, triệu chứng, cách phát hiện và phòng chống bệnh Bạch hầu bằng nhiều hình thức như tư vấn, thảo luận, nói chuyện, phát tờ rơi, poster... để giúp người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.

Các Bệnh viện, Trung tâm, Cơ sở Y tế,... trên địa bàn toàn tỉnh cùng thực hiện nhiệm vụ phối hợp phòng chống dịch bệnh, chủ động phát hiện các trường hợp bệnh, nghi ngờ bệnh, nâng cao năng lực phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, quản lý,... giám sát bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần cùng toàn ngành Y tế Quảng Nam ngăn chăn bệnh Bạch hầu trở lại.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 4 2019 18:17

You are here Tin tức Y học thường thức Chủ động ngăn chặn và phòng chống bệnh bạch hầu