• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Tương lai của vaccin phòng COVID-19 - Bài học từ vaccin Cúm

  • PDF.

Bs Trần Lâm -  

Sau một thời gian dịch bệnh Covid-19 có phần lắng xuống, sự lây lan gần đây của biến thể Delta là một thất vọng lớn, vì vậy, chúng ta cần phải đánh giá lại một số giả định trước đó. Ít nhất một phần nào đó, việc xem xét lại này có thể là một sự điều chỉnh đối với những quan điểm quá lạc quan về hiệu quả cao mà vaccin SARS-CoV-2 có thể đạt được. Một số nhà nghiên cứu đã hy vọng vaccin có thể loại bỏ sự lây truyền của virus, và mục tiêu cuối cùng là đạt được miễn dịch cộng đồng. Điều đó có xảy ra hay không? Vẫn chỉ là hy vọng!

Một bức tranh sáng sủa hơn về tương lai của chúng ta với loại virus này có thể định hình được nếu chúng ta đánh giá lại các mô hình lây nhiễm đã biết rõ của một loại virus đường hô hấp khác, đó là virus cúm. Kinh nghiệm đó có thể giúp chúng ta xác lập lại kỳ vọng và tái điều chỉnh mục tiêu đối phó với SARS-CoV-2 khi nó đã thích ứng hơn và lan rộng toàn cầu.

Kết quả ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu quan sát về loại vaccin mRNA cho thấy rằng, vaccin này không chỉ có hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm virus có triệu chứng hay không có triệu chứng mà còn có hiệu quả trong dự phòng sự lây truyền. Tiêu chuẩn cơ bản được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp là: Dự phòng nhiễm virus lâm sàng được phòng thí nghiệm xác nhận. Người ta cho rằng, hầu hết các loại vaccin dành cho các bệnh đường hô hấp, bao gồm cả bệnh cúm, đều bị “rò rỉ” - tức là nó cho phép sự lây nhiễm không có triệu chứng ở một mức độ nào đó và dự phòng tốt hơn nhiễm virus có triệu chứng.

cum sars

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 20 Tháng 11 2021 15:26

Đọc thêm...

5 tiêu chí có thể cho phép xuất viện sớm an toàn sau khi phẫu thuật nội soi đại trực tràng

  • PDF.

Bs Nguyễn Ngọc Võ Khoa - 

Những bệnh nhân đáp ứng năm tiêu chí phổ biến sau khi phẫu thuật nội soi đại trực tràng có ít nguy cơ phát triển rò rỉ nối và có thể được xuất viện sớm nhất là vào ngày hậu phẫu (POD) thứ hai hoặc thứ ba. 2 nhà nghiên cứu là Tiến sĩ Eddy Cotte của Bệnh viện Đại học Lyon Sud ở Pháp và Alexandros Flaris của Trường Y Đại học Tulane ở New Orleans thông báo với Reuters Health .

Năm tiêu chí là:

  1. Protein phản ứng C (CRP) <150mg / dL; 
  2. Hồi phục chức năng của ruột; 
  3. Chế độ ăn đặc;
  4. Đau <5/10 trên thang điểm tương tự thị giác; 
  5. Cảm giác lo lắng trong suốt thời gian lưu trú.

"Các tiêu chí của chúng tôi dễ áp ​​dụng vào thực tế hàng ngày và hấp dẫn về mặt trực giác, vì hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ tranh luận rằng một bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí đó có thể đã sẵn sàng xuất viện" .

Họ nói: “Những phát hiện của chúng tôi có lẽ không làm thay đổi thực hành, vì nhiều bác sĩ có thể đã sử dụng chúng. "Tuy nhiên, nghiên cứu này thu hẹp khoảng cách giữa cảm nhận thông thường và xác nhận thực nghiệm. Mặc dù tiêu chí xả thải của chúng tôi có thể đã được sử dụng, chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh rằng chúng thực sự có thể được sử dụng."

Đọc thêm...

Đặt ống thông dạ dày ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa?

  • PDF.

BS Huỳnh Minh Nhật - 

Giới thiệu

Đặt ống thông dạ dày thường được chỉ định khi cấp cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa như một xử trí thường qui để chẩn đoán và theo dõi. Trên thực tế, ống thông dạ dày cung cấp rất ít thông tin để hướng dẫn xử trí xuất huyết đường tiêu hóa trên và không phải là không có biến chứng. Đặt ống thông dạ dày đã được một số tác giả coi là một yếu tố tra tấn hiện đại và nghi ngờ về chỉ định của nó. Dưới đây là một số lập luận chống lại việc sử dụng ống thông dạ dày.

Về mặt chẩn đoán

Trong trường hợp chảy máu đang tiếp diễn, ống thông dạ dày có thể phát hiện xuất huyết tiêu hóa trên bắt nguồn từ dạ dày nhưng có thể không phát hiện chảy máu bắt nguồn từ tá tràng (vị trí hay gặp của xuất huyết tiêu hóa trên) do van môn vị đóng (co thắt). Vì lý do này, độ nhạy tổng thể để xác định nguồn gốc chảy máu là thấp (42%). Hơn nữa, nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen, chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên đã có thể được đưa ra. Không có bằng chứng nào cho thấy việc duy trì hút dịch dạ dày liên tục đáng tin cậy hơn so với việc theo dõi huyết động để phát hiện chảy máu nặng. Cuối cùng, thực hiện nội soi tiêu hóa trên trong vòng 24 đầu là một chỉ dẫn quan trọng trong xử trí xuất huyết tiêu hóa trên. Bất kể hút được dịch gì từ dạ dày, nội soi tiêu hóa sớm phải được thực hiện.

datsond

Đọc thêm...

Hội thi tay nghề giỏi năm 2021 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Phòng Điều dưỡng - 

Thực hiện Kế hoạch số 110/ KH-BV ngày 22/01/2021 về chương trình hoạt động công tác điều dưỡng năm 2021 của Hội đồng điều dưỡng và Quyết định số 1456/QĐ-BV ngày 08/10/2021 của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Hội đồng thi tay nghề giỏi cho Điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật y. Hội đồng thi đã ban hành quy chế hội thi và tổ chức Hội thi tay nghề giỏi cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật y năm 2021.

IMG-0656

Hội thi được tổ chức trong 03 ngày; từ ngày 25/10/2021 đến ngày 27/10/2021. Trong quá trình tổ chức thi, Ban tổ chức đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng chống dịch Covid 19; các thí sinh tuân thủ nghiêm túc quy chế hội và các biện pháp phòng chống dịch. Cuộc thi đã diễn ra rất nghiêm túc, khách quan, trung thực và an toàn; không có thí sinh vi phạm quy chế hội thi.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 13 Tháng 11 2021 12:46

Đọc thêm...

Cứu sống kịp thời người đàn ông dùng rựa cắt cổ tự tử

  • PDF.

Mạnh Cường - ThanhNienOnline

Các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống một người đàn ông dùng rựa cắt cổ tự tử.

Sáng 9.11.2021, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật cứu sống một người đàn ông dùng rựa cắt cổ tự tử.

Hiện sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng.

Trước đó, chiều 8.11, Khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận bệnh nhân H.V.T (53 tuổi, trú xã Trà Giác, H.Bắc Trà My, Quảng Nam), trong tình trạng vết thương cắt đứt phần cổ, chảy máu nhiều.

Người nhà cho biết, khoảng 11 giờ trưa cùng ngày (8.11), bệnh nhân tự dùng rựa cắt vào cổ mình để tự tử và được người thân đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu. Do vết thương quá nặng nên ông T. được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu, các y bác sĩ nhận định bệnh nhân có vết thương ngang cổ tương ứng đoạn C5-C6, đứt khí quản ngang mức sụn và thiếu máu nặng.

Sau khi truyền máu cấp cứu, bệnh nhân được đưa vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên cùng ê kíp đã tiến hành mở khí quản cấp cứu, nối khí quản thành công để giành lại sự sống cho bệnh nhân

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 8 2022 18:48

You are here Tin tức