• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Điều trị viêm quanh khớp vai

  • PDF.

Bs Nguyễn Đình Tuấn - Khoa Nội

Các trường hợp viêm quanh khớp vai vào khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Quảng Nam qua theo dõi thấy không nhiều. Tuy nhiên, việc điều trị kết quả còn hạn chế, phần lớn bệnh nhân khi ra viện còn đau và thường tái phát sớm. Bài viết này xin lược lại một số điểm chính về bệnh lí này và các phương pháp điều trị hiện nay.

Viêm quanh khớp vai là bệnh lí của các cấu trúc cạnh khớp vai (gân, túi thanh mạc, bao khớp) mà không có tổn thương ở chính khớp vai. Để xác định chẩn đoán, đặc biệt là xác định các tổn thương thực thể của phần mềm quanh khớp vai, ngoài các dấu hiệu lâm sàng, cần tiến hành một số biện pháp thăm dò cận lâm sàng như: 

  • Siêu âm với đầu dò ≥ 7,5 mHz vùng khớp vai,
  • Chụp khớp vai cản quang hoặc MRI để phát hiện đứt gân, co thắt bao khớp.

viemkhopvai1 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 4 2014 17:51

Đọc thêm...

Chương trình tập phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối của Shelbourne và Nitz

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Duy Tân - Khoa PHCN

Khoa PHCN chúng tôi áp dụng chương trình tập luyện dựa trên chương trình của Shelbourne và Nitz năm 1990, kết hợp với hướng dẫn dành cho bệnh nhân (BN) sau tái tạo dây chằng chéo trước (DCCT) bằng gân cơ thon và gân cơ bán gân. Chương trình đã được áp dụng tại Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình–Phẫu Thuật Tạo Hình Bệnh viện Trung ương Huế, gồm các giai đoạn như sau:

phcnkhopgoi 

Giai đoạn I: Ngay sau sau mổ đến 6 tuần.

Tất cả BN ngay mổ đều được nẹp cố định ở tư tế duỗi gối hoàn toàn.

Trong thời gian hồi tỉnh sau mổ, BN nằm ngửa với bàn chân được kê cao hơn gối, gối cao hơn hông.

Nẹp duỗi gối phải mang liên tục kể cả lúc ngủ trong tuần đầu sau mổ, trừ những lúc tập PHCN.

Vết mổ cần được giữ khô trong 7 -10 ngày đầu sau mổ.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 4 2014 17:30

Đọc thêm...

Chứng loãng xương và cách bổ sung chất khoáng thích hợp

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Chứng loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình: tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

- Vấn đề tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.

- Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu.

- Hormon cận giáp: do calci trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

- Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.

- Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương.

loangxuo1 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 4 2014 08:27

Đọc thêm...

Xét nghiệm men Cholinesterase trong máu

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Cholinesterase là một men xúc tác quá trình thủy phân Acetylcholin (một chất dẫn truyền thần kinh) thành cholin và acid acetic. Đây là một phản ứng cần thiết để các tế bào neuron thần kinh cholinergic phục hồi trở lại trạng thái nghỉ ngơi sau một hoạt hóa.

cholin

Sơ đồ thần kinh điều khiển cơ.

Có 2 loại enzym thủy phân acetylcholin (ACh) là:

Acetylcholinesterase (AChE) hay cholinesterase thật (còn được biết dưới tên cholinesterase hồng cầu, Ach acetylhydroxylase) có mặt chủ yếu ở mô thần kinh, hồng cầu và chất xám của não. Enzym này giúp dẫn truyền các xung động qua các đầu tận của dây thần kinh tới các sợi cơ.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 11 Tháng 4 2014 12:05

Đọc thêm...

Phình động mạch chủ bụng trên CT Scanner

  • PDF.

CN Nguyễn Minh Nhựt - Khoa CĐHA

Phình mạch là sự giãn khu trú, liên quan tất cả các lớp của thành mạch máu. Các lớp của thành mạch máu giãn đồng tâm, giãn toàn bộ thành tạo phình mạch dạng hình thoi hay chỉ giãn khu trú một phần của thành mạch tạo hình túi.

Nguyên nhân

Khoảng 80 % nguyên nhân phình mạch do xơ vữa thành mạch, các bệnh lý mạch máu do giang mai, nấm, chấn thương ít gặp hơn. Phình do giang mai hay gặp đoạn trên thận chiếm tỷ lệ 90 %. Phình mạch đoạn dưới thận hay lan xuống đoạn chậu, đóng vôi thành mạch hay gặp chiếm tỷ lệ khoảng 70 %. Phình mạch bóc tách ít gặp ở đoạn bụng, thường gặp tổn thương ở ngực. Phình mạch do nấm, nhiễm khuẩn có thể xãy ra trên mạch máu bình thường hay xơ vữa thành mạch.    

Hình ảnh phình mạch trên phim CT

Kích thước phình mạch càng lớn nguy cơ vỡ càng cao.

Đường kính ngoài mạch máu đo được chính xác trên phim CT. Bình thường mạch máu hẹp dần từ trên xuống dưới. Sự hẹp dần bất thường này gọi là giãn mạch máu. Phình động mạch chủ bụng khi đường kính lòng mạch lớn hơn hoặc bằng 3 cm. Phẩu thuật chỉ định khi đường kính lòng mạch lớn trên 5 cm. Tuy nhiên chỉ định phẫu thuật còn tuỳ thuộc vào diễn biến lâm sàng và tình trạng bệnh nhân.

phinhdm1 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 10 Tháng 4 2014 20:08

Đọc thêm...

You are here Tin tức