• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

6 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản thường gặp

  • PDF.

 

Biết được những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh căn bệnh này. Cũng như câu ông bà ta thường nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

 

Trào ngược dạ dày thực quản (còn gọi là viêm thực quản trào ngược) không phải là một bệnh nan y, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Những triệu chứng của bệnh khá dễ dàng để nhận biết như: thường xuyên ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, nóng rát họng, buồn nôn…Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng chất dịch trong dạ dày, bao gồm dịch vị và thức ăn trào ngược lên từng lúc hoặc thường xuyên lên thực quản. Để có thể sớm ngăn ngừa bệnh, bác sĩ của chuyên mục sẽ gửi đến bạn những nguyên nhân chính gây ra bệnh ngay sau đây, chắc chắn điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

 

 

Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là điều mà ai cũng cần phải nắm rõ.

Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản [bạn nên biết]

Bất cứ một căn bệnh nào, từ nhẹ đến nặng, từ dễ điều trị đến nan y thì đều phải có nguyên nhân gây bệnh. Đối với một bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản thì những nguyên nhân chính có thể kể đến như: chế độ ăn uống và sinh hoạt, do bẩm sinh, viêm loét dạ dày v.v…

1/ Thiếu khoa học trong chế độ ăn uống và ăn không đúng cách

Đối với trào ngược dạ dày thực quản thì dạ dày chính là cơ quan phải chịu nhiều tổn thương. Do đó, thực đơn hằng ngày và cách ăn uống thiếu khoa học của chúng ta cũng được xem là một nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là do những thói quen xấu như:

  • Sở thích ăn các món nhiều dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, các món ăn có gia vị cay, chua, mặn v.v…là những thói quen rất có hại cho dạ dày. Bạn hãy hạn chế ăn các món đó nếu không muốn dạ dày phải tiết ra nhiều acid gây trào ngược dạ dày thực quản về sau.

  • Trái cây lá nhóm thực phẩm luôn được các bác sĩ khuyên dùng, tuy nhiên riêng đối với những bệnh về dạ dày thì những trái cây có vị chua không được khuyến cáo ăn hằng ngày. Bạn có thể ăn sau khi đã ăn no, tuyệt đối không ăn những loại quả có nhiều Vitamin C và các loại trái cây có múi (cam, chanh, bưởi…)khi bụng đói vì sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mỏng, lâu dần gây nên các vấn đề về dạ dày.

  • Nhiều người có thói quen/sở thích ăn khuya (sau 9h tối), việc làm này sẽ gia tăng áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Do đó, ăn đêm sẽ dần dần “giết chết” chiếc dạ dày quý giá của bạn.

  • Một số thức uống như trà đậm, cafe, rượu, bia, soda…sẽ rất có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là vì các loại thức uống này thường làm yếu cơ bắp dạ dày và cơ vòng thực quản dưới.

 

>> Tìm hiểu thêm: Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

2/ Tình trạng căng thẳng kéo dài gây trào ngược dạ dày thực quản

Những áp lực trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu bạn phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, buồn bực từ ngày này sang ngày khác thì đó là một tình trạng không thể xem thường. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những bất ổn về mặt tâm lý sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Bằng chứng là nhiều người đã thừa nhận mình dạ dày mình bị đau quặn mỗi khi cảm giác lo lắng tăng cao.

 

Nguyên nhân là vì căng thẳng thần kinh sẽ thúc đẩy dạ dày tiết ra Cortisol. Theo kết quả nghiên cứu, chất này lại vô tình khiến cho acid dạ dày tăng cao, đồng thời tăng cường lực co bóp của dạ dày và sản sinh chất Pepsin từ đó đẩy dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, stress kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho nhu động thực quản bị rối loạn. Điều này sẽ khiến cho cơ thắt thực quản dưới trở nên nhạy cảm, kéo theo sự giãn mở cơ diễn ra thường xuyên hơn và tạo điều kiện cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản hình thành.

3/ Ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Có một điều mà chúng ta nên biết, đó là bất cứ một tổn thương nào tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa cũng đều sẽ khiến cho chức năng của dạ dày bị suy giảm. Đặc biệt, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ tạo nên những vết loét trên niêm mạc dạ dày. Hậu quả của bệnh là những cơn đau rát khó chịu, tệ hơn là khi thức ăn đi vào trong dạ dày không được tiêu hóa mà ứ đọng lại, lên men ngay trong thành dạ dày. Lượng thức ăn lên men đó sẽ sinh ra khí và tạo áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến cho lớp cơ đó không thể đóng chặt như bình thường được. Một thời gian ngắn sau đó, thức ăn lẫn dịch tiêu hóa sẽ bị đẩy ngược lên vùng thực quản. Tình trạng này thường sẽ kéo dài liên tục.

4/ Thừa cân hoặc bị tăng cân đột ngột

Béo phì (thừa cân) được các chuyên gia cho là có liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên do là vì lớp mỡ tích tụ quanh vùng bụng và cân nặng đã tạo áp lực lên dạ dày, một cách thường xuyên. Ngày qua ngày, cả dạ dày và cơ thắt thực quản đều phải chịu những áp lực nhất định, khiến cho trương lực yếu đi dẫn đến không còn kiểm soát được lượng acid do niêm mạc dạ dày tiết ra. Không những là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, không kiểm soát được cân nặng còn tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Thừa cân, béo phì, tăng cân đột ngột sẽ khiến cho dạ dày chịu nhiều áp lực. lâu dần gây trào ngược dạ dày thực quản.

 

>> Đọc thêm: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

5/ Trào ngược dạ dày thực quản do những yếu tố bẩm sinh

Một số người không may bị dị tật về đường tiêu hóa ngay từ trong bụng mẹ, hoặc do cơ thắt thực quản vốn yếu hơn người khác, bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoàng từ bé. Những trường hợp này sẽ cần có thời gian điều trị lâu hơn và phức tạp hơn. Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản được cho là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nguyên do là vì dạ dày của trẻ lúc này chưa được ổn định vị trí, và do trẻ phải nằm cả ngày nên rất dễ bị nôn trớ. Thông thường, tình trạng này sẽ bớt dần và mất hẳn khi trẻ biết đi.

6/ Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng cách

Thực tế, có một số loại thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen v.v…và một vài thuốc huyết áp nếu lạm dụng sẽ thúc đẩy sự sản sinh ra lượng acid dạ dày đáng kể. Bên cạnh đó, nếu chúng ta tùy tiện dùng những loại thuốc này thì sẽ còn làm giảm dung dịch van phân cách giữa đường ống thực quản và đoạn đầu dạ dày, lâu dần gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

 

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi hết hành trình tìm hiểu về những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Hy vọng là sau khi theo dõi bài viết, bạn sẽ không còn hoang mang trong việc phòng ngừa căn bệnh về đường tiêu hóa này nữa. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe.

Nguồn: https://ihs.org.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-10974.html

Bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

  • PDF.

Viêm bờ cong nhỏ dạ dày là bệnh lý gặp ở nhiều độ tuổi, nhất là những người trưởng thành. Các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề tiêu hóa khác.

 

Viêm bờ cong nhỏ dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương, tình trạng kéo dài có thể gây xuất huyết hoặc nặng nề hơn là căn bệnh ung thư dạ dày. Chính vì có mức độ nguy hiểm như vậy mà chúng ta nên trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh, để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Sau đây là dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này..

bệnh viêm bờ cong dạ dàyViêm bờ cong nhỏ dạ dày là một bệnh không quá phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm lại khá cao.

I – Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày

Viêm bờ cong nhỏ dạ dày là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm tại bờ cong nhỏ, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, sinh hoạt thất thường, nhiễm vi khuẩn Hp hay do lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị v.v…

Bệnh lý này có thể chữa trị được hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện bệnh và can thiệp sớm. Dưới đây là những dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày.

1 – Đau ở vùng thượng vị

Cơn đau ở vùng thượng vị (trên rốn) là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày. Cơn đau có thể lan lên vùng xương ức khiến người bệnh lầm tưởng rằng bản thân mắc phải những vấn đề về phổi và tim mạch.

Cơn đau do bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày xuất hiện ở nhiều mức độ, đôi khi đau dữ dội nhưng có lúc lại đau âm ỉ và kéo dài. Khi gập bụng hay nằm nghỉ ngơi, cơn đau có thuyên giảm đáng kể. Khi bệnh chưa quá nghiêm trọng, bờ cong nhỏ chỉ bị viêm thì cơn đau sẽ phát sinh khi ăn no. Đến khi bệnh chuyển biến xấu dẫn đến tình trạng loét, bất kể khi no hay đói, cơn đau đều có thể xuất hiện.

2 – Buồn nôn

Cơn đau xuất hiện ở dạ dày có thể khiến người bệnh lười ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng viêm làm dịch vị trong dạ dày thay đổi, khiến bụng khó chịu và rất dễ buồn nôn. Thường thì người bệnh sẽ nôn sau khi ăn hoặc nôn vào buổi sáng sớm sau khi vừa thức dậy được khoảng nửa tiếng.

Đây là triệu chứng phổ biến ở các vấn đề bất thường tại dạ dày, vì vậy ta khó mà có thể khẳng định bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày nếu chỉ thông qua triệu chứng này.

3 – Mệt mỏi và mất ngủ

Những cơn đau viêm bờ cong nhỏ dạ dày không chỉ chịu ảnh hưởng bởi vấn đề bên trong cơ thể mà còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Khí hậu thay đổi thất thường hay nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau có xu hướng gia tăng, làm người bệnh mệt mỏi và uể oải.

triệu chứng của bệnh viêm bờ cong dạ dàyKhi bị viêm bờ cong dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt v.v…

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau có thể phát sinh vào ban đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Người bệnh mất ngủ trong thời gian dài ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

 

4– Đầy hơi, khó tiêu

Thành dạ dày bị tổn thương, quá trình tiêu hóa bị gián đoạn khiến lượng thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.

Trong giai đoạn này, dịch vị ở dạ dày có xu hướng tăng lên, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh và có thể xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến của những vấn đề về dạ dày, vì vậy người bệnh nên quan sát hết những dấu hiệu mình gặp phải để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

5 – Thiếu tập trung và linh hoạt

Thiếu tập trung và linh hoạt là hệ quả của những ảnh hưởng do bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày gây ra. Mất ngủ kéo dài cộng với việc ăn uống không đầy đủ, cơn đau hoành hành khiến sức khỏe suy giảm, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung.

Ngoài ra, dấu hiệu dễ nhận thấy ở người mắc bệnh lý này là khuôn mặt mệt mỏi, cáu kỉnh và thiếu rạng rỡ. Hiệu suất làm việc và hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng do người bệnh không còn linh hoạt và khá chậm chạp.

II – Cách điều trị bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày phổ biến hiện nay

Bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày có thể chữa trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nguy hiểm và gây ra những biến chứng như xuất huyết dạ dày, hẹp hang vị dạ dày, ung thư dạ dày.

Những biến chứng này hầu như rất khó khắc phục, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, chúng tôi khuyến khích người bệnh nên chủ động điều trị khi cơ thể phát sinh những dấu hiệu nêu trên. Hiện nay, bệnh viêm bờ cong dạ dày được chữa trị bằng những cách như sau:

1 – Trung hòa và ức chế dịch vị dạ dày

Cách này được chỉ định cho những trường hợp bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày do những nguyên nhân như lạm dụng thuốc tây, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phản khoa học v.v…

cách chữa trị bệnh viêm bờ cong dạ dày hiệu quảĐể có thể khắc phục tình trạng bệnh, bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Những loại thuốc thường được sử dụng để trung hòa dịch vị dạ dày như: nhóm thuốc Antacid, nhóm thuốc ức chế dạng bơm Proton, nhóm thuốc kháng sinh Histamine, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,…

Những nhóm thuốc này đem lại tác dụng nhanh, giúp cân bằng dịch vị trong thời gian ngắn, người bệnh giảm các cảm giác khó chịu, chướng bụng, trào ngược do viêm bờ cong nhỏ dạ dày gây ra. Tuy nhiên những nhóm thuốc này có khả năng gây ra những tác dụng phụ như loãng xương, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nặng hơn là suy giảm chức năng gan.

2 – Kháng vi khuẩn

Nếu nguyên nhân bị viêm bờ cong nhỏ dạ dày do vi khuẩn Hp thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh để ức chế và kháng vi khuẩn này trong niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh chuyên dụng cần có sự chỉ định trực tiếp từ bác sĩ. Hiện nay vi khuẩn Hp đã kháng được nhiều loại thuốc nếu sử dụng bừa bãi, tính trạng bệnh có thể tệ hơn trước.

Trong trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị cụ thể. Tuyệt đối không để bệnh kéo dài, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên cơ quan tiêu hóa và sức khỏe.

3 – Thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng

Ngoài việc thực hiện những biện pháp điều trị từ bác sĩ, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng một cách toàn diện.

cách xử lí khi bờ cong dạ dày bị viêmBệnh viêm bờ cong dạ dày có thể được cải thiện nếu bạn biết cách thay đổi thói quen ăn uống.

  • Nên bổ sung những nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và dạ dày như đậu, ngũ cốc, bơ, rau xanh v.v…

  • Hạn chế nhóm thực phẩm quá giàu đạm, trái cây chứa nhiều acid… Kiêng cử những món ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ nướng hoặc thực phẩm đóng hộp,…

  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và cân bằng dịch vị trong dạ dày.

  • Cân bằng giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực và căng thẳng thần kinh.

  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ cũng tác động tích cực đến các cơ quan trong cơ thể, cụ thể là dạ dày.

  • Luyện tập thể thao đầy đủ để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể tăng mức chống chọi với cơn đau và bệnh tật.

→ Quá trình điều trị bệnh viêm bờ cong nhỏ dạ dày cần người bệnh kiên trì trong thời gian dài và phải linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp. Nếu cẩn thận và nghiêm túc trong thời gian điều trị, bệnh sẽ có chuyển biến tích cực và nhanh chóng khỏi. Ngược lại, tình trạng lơ là và bỏ qua những dấu hiệu bất thường khiến bệnh có điều kiện phát triển và trở nên nặng nề hơn.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

  • PDF.

Theo thống kê của hiệp hội tiêu hóa quốc gia, hiện nay có đến 95% tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. Nhưng liệu rằng bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

 

Bệnh viêm loét dạ dày đang chiếm đa số bệnh nhân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng trong đó, lây qua đường ăn uống là nguyên nhân phổ biến và gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể theo dõi chi tiết hơn ở phần bên dưới.

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?Bệnh viêm loét dạ dày có thể bắt nguồn từ chế độ và cách thức ăn uống

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Tuần qua, chuyên trang benhduongtieuhoa.com nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc về tình trạng viêm loét dạ dày. Mà trong đó, có một thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm đó là “bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?”, cụ thể như sau:

 

Hỏi: “Tôi bị bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không thưa chuyên gia? Tôi nghe nhiều người nói bệnh này cũng có thể lây lan cho những người trong gia đình. Tôi sợ các con còn quá nhỏ mà mắc bệnh viêm loét dạ dày giống tôi thì tội lắm. Tôi có cần phải tránh xa để không lây cho mọi người không? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi với ạ. Rất mong nhận được sự phản hồi từ chuyên gia.”

(Nguyễn Bá Hộ, Lâm Đồng)

 

Đáp:

Theo GS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch hội Nội khoa Việt Nam, bệnh viêm loét dạ dày có thể lây cho người khác nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP. Như chúng ta đều biết, vi khuẩn HP là một dạng vi khuẩn khá phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu khiến cho dạ dày viêm loét, nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP sản xuất ra các catalase, protease, ngoại độc tố có khả năng làm tổn thương niêm mạc và ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa.

 

Trong số các bệnh lý gây tình trạng đau dạ dày thì đáng sợ nhất là triệu chứng loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị, viêm loét hang vị và biến chứng thành ung thư. Cũng theo BS. Phạm Thế Hiển, nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV Đa khoa Xanh Pôn cho biết, hiện nay số bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa ngày càng tăng và đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đại tràng bắt nguồn từ lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn HP lây lan.

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?Các chuyên gia khuyến cáo không nên gắp thức ăn cho nhau tránh lây lan vi khuẩn HP

Chính vì vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, các mảng cao răng nên rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi gắp thức ăn, mớm thức ăn cho nhau. Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen dùng chung chén nước chấm, dùng đũa chia thức ăn cho nhau hoặc sử dụng chung chén để ăn uống, chính vì vậy mà khả năng lây bệnh cũng cao hơn so với các nước trên thế giới. 

 

Hiện nay, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thường rất khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát, chính vì vậy, mỗi người nên tự đề phòng trước các tác nhân nguy hiểm. Nguy cơ bệnh phát triển thành mãn tính và có nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao.

Ngoài con đường ăn uống, những người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP còn có thể dẫn đến lây lan qua một số con đường khác như là:

 

– Lây qua đường truyền miệng – miệng: Các vi khuẩn HP tồn tại rất nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc lưỡi, khoang miệng người bệnh,… Do đó, việc tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng, sử dụng bàn chải đánh răng, bát đũa, hôn trực tiếp, nhai mớm thức ăn cho trẻ cũng có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh. Điều này nhằm chứng minh rằng căn bệnh viêm loét dạ dày có khả năng lây lan qua đường ăn uống rất cao.

 

– Lây qua đường phân – miệng: Vi khuẩn HP cũng được đào thải qua phân, do đó thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, không che đậy thức ăn kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến hiện tượng lây nhiễm bệnh qua các tác nhân trung gian như ruồi, gián, chuột,…

 

– Lây bệnh gián tiếp từ dạ dày – dạ dày: Có thể nói đến vấn đề vệ sinh đầu dò trước khi nội soi không đảm bảo có thể đưa vi khuẩn HP từ người ngày vào cơ thể người khác. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất phổ biến trong việc nội soi dạ dày ở những cơ sở y tế không chất lượng.

 

Đọc thêm: 3 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

 

Qua những thông tin trên đây có thể thấy, bệnh viêm loét dạ dày có thể lây qua đường ăn uống rất cao. Vì vậy để hạn chế tình trạng này các bạn có thể:

  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải, dụng cụ ăn uống, ly nước, nước chấm hoặc gắp thức ăn cho nhau.

  • Vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tuân thủ theo phương châm ăn chín, uống sôi và đảm bảo vật dụng gia đình sạch sẽ trước khi sử dụng.

  • Che chắn thức ăn thật kỹ, tránh ruồi bọ tấn công.

  • Không nên nhai mớm cơm cho trẻ tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho những người trong gia đình.

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà bông sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Việc sử dụng chung đồ dùng ăn uống, nước chấm cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn HP

Các thông tin trên đây đã vừa giải đáp cho thắc mắc “Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ có cách nhìn nhận cũng như phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả và an toàn hơn. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

Bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng để cải thiện bệnh?

  • PDF.

Thói quen nhịn ăn sáng, ăn sáng không đúng cách có thể khiến cho căn bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?

 

Bữa ăn sáng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, ngoài việc bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài thì bữa ăn sáng cũng giúp cho dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Nhưng nhiều người Việt lại có thói quen bỏ bữa ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa khiến cho dạ dày làm việc trì trệ. 

 

Việc bỏ bữa ăn sáng thường xuyên, ăn sáng không đủ chất cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh đau dạ dày. Và cũng có không ít bệnh nhân băn khoăn khi bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng? Để giải đáp cho vấn đề này, quý bạn đọc nên tìm hiểu rõ hơn phần giải đáp dưới đây của chuyên gia.

 

Bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?Bị đau dạ dày nên cẩn trọng đối với việc sử dụng thực phẩm

 

[Thắc mắc bạn đọc]:

Chuyên gia ơi, tôi bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng? Tôi bị viêm dạ dày cấp tính và mới phát hiện trong thời gian gần đây thôi nhưng tôi thấy nó khó chịu quá. Hiện tại tôi vẫn đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhưng không biết buổi sáng nên ăn gì để điều trị hiệu quả hơn ạ? Nhiều người nói tôi rằng ăn sáng đúng cách thì mới cải thiện được chứng đau dạ dày nhưng mà tôi không biết nên ăn gì cả? Thú thật, lúc trước tôi cũng thường bỏ qua bữa sáng lắm nhưng sau khi khám dạ dày xong tôi mới vỡ nhẽ ra là bữa ăn sáng vô cùng quan trọng với sức khỏe của mình. Mong chuyên gia tư vấn cho tôi thực đơn ăn sáng tốt cho người đau dạ dày với ạ. Tôi xin chân thành cám ơn ban biên tập và chuyên gia!

(Đặng Quốc Anh – Hải Phòng)

 

[Giải đáp thắc mắc]:

Để giải đáp thắc mắc của bạn Quốc Anh, BS. Hà Thị Tú, trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả chữa trị bệnh dạ dày cũng như ngăn chặn các cơn đau do bệnh tái phát. Nếu như chế độ dinh dưỡng không đảm bảo thì dạ dày sẽ ít nhiều bị tổn thương và làm tăng nguy cơ tái phát và gây khó khăn hơn trong việc điều trị.

 

Đặc biệt, có rất nhiều người thường có thói quen bỏ bữa sáng với nhiều lý do như ăn sáng không quen, dậy trễ không kịp giờ làm, thói quen khó bỏ,… Đây chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến căn bệnh đau dạ dày. Đối với bệnh nhân đã đau dạ dày mà việc ăn sáng không đảm bảo thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vì lúc này, khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất của niêm mạc dạ dày bị suy giảm. Do đó, thắc mắc bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng sẽ được giải đáp ngay trong những chia sẻ dưới đây.

Bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng? – Chuyên gia tư vấn

Bữa ăn sáng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc và hoạt động, chính vì thế thức ăn nhanh không phải là giải pháp tối ưu. Bữa ăn sáng thân thiện sẽ mang lại hiệu quả che chở, bao bọc cho niêm mạc dạ dày sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hóa hết lượng thức ăn ban đêm, dạ dày vẫn không ngừng tiết ra dịch vị nhưng không có gì để tiêu hóa thì lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày, khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Chính vì thế, bữa ăn sáng cần được chú trọng với một số thực phẩm sau đây.

+ Nên sử dụng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa:

Với những bệnh nhân dạ dày thì những dạng thức ăn mềm, thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh nóng chính là món ăn phù hợp nhất vào mỗi buổi sáng. Bởi vì đây là những món ăn có thể giúp cho hệ tiêu hóa hấp thu nhanh và bổ sung năng lượng hiệu quả nhất. Mặt khác, những thức ăn mềm sẽ giúp cho hệ tiêu hóa giảm áp lực, hạn chế thương tổn và nhanh chóng phục hồi hơn.

Bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?Bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn như xúc xích, gà rán,…

Bên cạnh đó, khi bị đau dạ dày thường có những biểu hiện như tiêu chảy, nôn, ói khiến cho cơ thể dễ dàng bị mất nước. Chính vì vậy, sử dụng thức ăn lỏng hoặc uống nước cũng là cách cân bằng lại muối khoáng và lượng nước thiết yếu cho cơ thể.

+ Buổi sáng, người đau dạ dày nên sử dụng các thực phẩm:

Đối với những bệnh nhân đau dạ dày nhẹ hoặc dấu hiệu đã được cải thiện thì bữa ăn sáng của người bệnh có thể cải thiện bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như là:

  • Trứng

Trứng là thực phẩm không nên bỏ qua khi bị đau dạ dày, bởi trong trứng có chứa nhiều protein, không có chất béo, có lợi cho tim mạch và đồng thời giúp cho niêm mạc dạ dày khỏe mạnh hơn. Song, cũng không nên lạm dụng trứng quá nhiều trong các bữa ăn, đặc biệt là đối với bữa ăn sáng. Chỉ nên ăn khoảng 1 trứng/ngày.

  • Sữa

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể sử dụng sữa ấm vào buổi sáng bởi nó có dạng lỏng và không gây áp lực nhiều đối với dạ dày. Mặt khác, sữa còn giúp cho niêm mạc dạ dày hấp thu dưỡng chất nhanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bị đau dạ dày không nên sử dụng sữa khi đói, tốt hơn hết nên ăn bánh quy hoặc bánh mì mềm trước khi uống sữa. >> Đọc thêm: Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

  • Bột yến mạch

Cũng được xem là thực phẩm khá bổ dưỡng và phù hợp với bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày. Trong bột yến mạch có chứa lượng lớn chất xơ giúp phòng tránh xơ vữa động mạch, tăng cảm giác no lâu. Song, hãy sử dụng bột yến mạch đã được làm mềm với sữa để có bữa ăn sáng đủ chất nhưng lại không làm ảnh hưởng đến dạ dày. Vậy thì bạn đã biết bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng rồi phải không?

  • Nước ép trái cây

Nước ép trái cây cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể và đặc biệt là làm tăng hệ miễn dịch cho dạ dày. Do đó, một ly nước ép trái cây vào buổi sáng cũng có thể giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, tuy nhiên hãy hạn chế sử dụng nước ép có vị chua như dứa, cam, quýt cho đến khi triệu chứng dạ dày được cải thiện.

  • Sữa chua không đường

Là thực phẩm không thể nào thiếu được đối với hệ tiêu hóa đang gặp phải nhiều vấn đề. Việc sử dụng sữa chua vào buổi sáng có thể giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Nhưng cũng đừng quên lót dạ bằng bánh mì hoặc cơm trước khi dùng sữa chua, các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cho tình trạng dạ dày được cải thiện một cách tốt nhất.

Bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?Sữa chua không đường là thực phẩm được khuyến khích sử dụng sau bữa ăn sáng

Với những trường hợp bệnh nhân đau dạ dày không quá nghiêm trọng thì bữa ăn sáng có thể ăn bánh mì khô, bánh quy, cơm, táo, thịt nạc để cung cấp protein và cung cấp nguồn năng lượng vào buổi sáng.

Bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng đã tìm ra câu trả lời thiết thực nhất. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ cải thiện tốt hơn chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn sức khỏe!

>> Tham khảo thêm tại: https://vhea.org.vn/dau-da-day-1749.html

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

  • PDF.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người viêm loét dạ dày, tá tràng. Vậy người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?

 

Khi cơ thể phát bệnh, ngoài việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng để khôi phục bệnh cũng rất được chú trọng. Việc kiêng cữ hợp lý sẽ giúp ngăn chặn bệnh phát triển và tăng cường khả năng phục hồi bệnh tốt hơn. Đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy để giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì các bạn nên tìm hiểu chi tiết ở phần dưới đây. Một chế độ ăn uống tốt, phù hợp với tình trạng dạ dày sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn chặn bệnh tái phát về sau.

 

Một số thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn và không nên ăn

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Theo BS. Phạm Thị Nga, chuyên khoa Tiêu hóa – Dạ dày, bệnh viện K: “Dựa trên thống kê của bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng đang ngày càng tăng mạnh ở mức báo động. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng nhưng chủ yếu là do dung nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn không đúng giờ,… Do đó, bệnh nhân nên chú ý hơn trong việc sử dụng thực phẩm để hạn chế bệnh phát triển ngày càng nghiêm trọng. Mỗi người nên tự phòng tránh bệnh bằng cách nắm chắc những thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau đây.”

 

1. Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng cần bổ sung các thực phẩm như là:

– Thực phẩm giàu đạm và protein như thịt nạc, đậu, trứng rán, trứng ốp chín,… Bởi vì đây là nguồn thực phẩm dồi dào lượng đạm và có khả năng trung hòa axit dạ dày ở mức ổn định và tăng cường hiệu quả phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên bổ sung lượng protein hợp lý và không nên lạm dụng quá nhiều, tránh gây ra tác dụng phụ.

– Bổ sung chất xơ và vitamin có trong hoa quả, rau xanh vào thực đơn hằng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa nên cung cấp rau xanh, hoa quả tươi vào cơ thể. Với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất khác nhau sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và ngăn ngừa chất độc tích tụ lại trong thành ruột. Không những vậy, các vitamin còn giúp kích thích niêm mạc dạ dày phục hồi và cải thiện sau tổn thương.

– Sữa chua cũng được xem là nguồn thực phẩm vô cùng thích hợp với bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa. Bởi vì các lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa như là E.Coli, vi khuẩn H.Pylori,…

– Thực phẩm được chế biến từ bột mì, gạo nếp, bánh quy cũng được khuyến khích sử dụng một lượng vừa đủ trong thời gian cải thiện viêm loét dạ dày, tá tràng. Các thực phẩm này có khả năng hút dịch vị dạ dày và cân bằng lượng axit thiết yếu.

– Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên sử dụng thức ăn mềm, xốp trong thời kỳ cải thiện và phục hồi bệnh. Vì thế, cháo, soup, bánh mì, bánh bao không nhân cũng được xem là những thực phẩm làm giảm lượng axit dư thừa bên trong dạ dày. Nếu không thích các bạn có thể thay thế vào đó bằng những củ khoai luộc thật mềm hay những thực phẩm được làm từ bột nếp.

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn thức ăn mềm, xốp, dễ tiêu hóa như bánh mì lúa mạch, bánh quy, cháo, súp,…

– Chuối giúp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng được cải thiện và làm dịu cơn khó chịu bên trong. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không nên sử dụng chuối quá nhiều trong ngày hoặc sử dụng chuối khi đói, tránh làm cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

 

>> Tham khảo thêm: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất

2. Bị bệnh viêm loét dạ dày cần kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên kiêng hoặc không nên sử dụng các thực phẩm dưới đây:

– Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, nước ngọt có gas, cà phê, socola, thuốc lá vì chúng có chứa lượng lớn chất kích thích có nguy cơ khiến cho hệ miễn dịch của dạ dày bị suy yếu dần, quá trình tiết dịch nhầy cũng vì thế mà bị ức chế bớt từ đó việc điều tiết dịch tiêu hóa bị trì trệ và suy yếu. Lâu dần, chúng bị tổn thương và hình thành các vết tổn thương sâu, gây viêm loét.

– Hạn chế tối đa các thực phẩm được lên men như cà muối, dưa muối, chanh,cà chua, nước cam, xoài, thực phẩm giàu axit trong thực đơn hằng ngày. Sở dĩ các thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng là bởi, trong giai đoạn dạ dày viêm loét, lòng dạ dày đã dư thừa axit quá nhiều. Việc chúng ta dung nạp thêm thực phẩm có vị chua sẽ làm cho lượng axit dư thừa tăng lên và làm cho tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn.

– Kiêng sử dụng các thực phẩm được chế biến từ dầu, mỡ động vật. Mặc dù biết rằng các món ăn như gà chiên, cá chiên, tôm chiên, hải sản nướng, thịt nướng rất hấp dẫn và dễ kích thích vị giác nhưng nó gây ra triệu chứng khó tiêu cho dạ dày và tạo áp lực cho hệ tiêu hóa khi làm việc. Không những vậy, chúng còn làm cản trở quá trình tái tạo và phục hồi vết thương tại niêm mạc, đồng thời làm chậm quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, đây là nhóm thực phẩm không nên sử dụng khi mắc bệnh tim mạch, xương khớp, đặc biệt là khi viêm loét dạ dày tá tràng.

– Thực phẩm cay, nóng có nhiều gia vị như mù tạt, tiêu, ớt cũng không được sử dụng nếu không muốn các vết tổn thương kích ứng và lan rộng. Thực chất các thực phẩm này có khả năng kích thích thành ruột, làm cho việc điều trị dạ dày khó khăn hơn.

 

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn thức ăn còn sống, thức ăn được chiên xào, nướng,…

 

>> Đọc thêm: Đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì để giảm đau nhanh?

 

Bài viết trên đây đã vừa giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc ý thức tốt hơn về chế độ dinh dưỡng để giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Hãy thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng dạ dày cũng như các vấn đề về sức khỏe. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

Nguồn: https://vhea.org.vn/

You are here Tin tức