• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tầm soát ung thư vú có yếu tố nguy cơ trung bình

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hà - 

I. Tổng quan

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do ung thư vú.

Tầm soát ung thư vú là biện pháp giúp sớm phát hiện bệnh, tăng hiệu quả điều trị, giảm chi phí và thời gian.  Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ. Người ta cũng tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác. Một số yếu tố khác bao gồm: có kinh lần đầu sớm, mãn kinh muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng muộn. Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ bị bệnh. Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ.

Dưới 4% dân số nữ thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ ung thư vú trung bình dựa trên tiền sử gia đình của họ. 

soatvu

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 9 2020 15:25

Xây dựng khoảng tham chiếu cho phòng xét nghiệm

  • PDF.

CN Trịnh Trần Thái - 

Định nghĩa và các thuật ngữ liên quan

  • Khoảng tham chiếu là khoảng của các giá trị từ giới hạn tham chiếu thấp hơn đến giới hạn tham chiếu trên. Một khoảng chuẩn thường được xác định là khoảng tập trung 95 %.
  • Giới hạn tham chiếu (reference limit): là giá trị có được từ kết quả phân bố tham chiếu, được sử dụng để đánh giá kết quả xét nghiệm cho đối tượng làm xét nghiệm. Giới hạn tham chiếu thường được mô tả là thấp hơn hoặc bằng của giá trị tham chiếu cao hay cao hơn hoặc bằng giá trị tham chiếu thấp.
  • Giá trị tham chiếu (reference values): là tất cả các giá trị thu được từ các kết quả xét nghiệm được đo lường hay quan sát các đối tượng tham chiếu.
  • Quần thể tham chiếu (reference population): Quần thể tham chiếu thường có nhiều người, không xác định số lượng nhưng chứa tất cả các đối tượng tham chiếu.
  • Cá thể tham chiếu: Một người được chọn để thử nghiệm trên cơ sở các tiêu chí được xác định rõ.

thamchieu

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 9 2020 18:33

Tỷ lệ thai chết lưu tăng trong đại dịch COVID-19

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Theo một nghiên cứu so sánh về kết quả mang thai tại một bệnh viện ở London, tỷ lệ thai chết lưu đã tăng lên kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Asma Khalil, MD, và cộng sự Đại học St George's London và các đồng tác giả đã báo cáo trong JAMA  rằng sự gia tăng số thai chết lưu có thể là do các tác động gián tiếp như miễn cưỡng nhập viện khi cần thiết (ví dụ như cử động của thai nhi bị giảm), sợ nhiễm trùng hoặc không muốn thêm gánh nặng cho Dịch vụ Y tế Quốc gia" .

Để đánh giá thêm những thay đổi được báo cáo về tỷ lệ thai chết lưu và sinh non trong đại dịch, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu một nghiên cứu hồi cứu về kết quả mang thai tại Bệnh viện Đại học St George ở London. Họ so sánh hai giai đoạn: từ ngày 1 tháng 10 năm 2019 đến ngày 31 tháng 1 năm 2020 là giai đoạn trước COVID-19 và từ ngày 1 tháng 2 năm 2020 đến ngày 14 tháng 6 năm 2020 là thời kỳ đại dịch. Tuổi trung bình của bà mẹ khi sinh cả hai thời kỳ là 33 tuổi. Thời kỳ trước đại dịch có 1.681 ca sinh và thời kỳ đại dịch có 1.718 ca sinh.

Mặc dù có ít phụ nữ sinh con so và ít phụ nữ bị tăng huyết áp hơn trong thời kỳ đại dịch, tỷ lệ thai chết lưu trong thời kỳ này vẫn cao hơn đáng kể (n= 16 [9/1.000 ca sinh]) so với thời kỳ trước đại dịch (n= 4 [ 2/1.000 ca sinh]) (chênh lệch, 7/1.000 ca sinh; khoảng tin cậy 95%, 1,83-12,0; P = 0,01). Tỷ lệ đại dịch vẫn cao hơn khi loại trừ những trường hợp chấm dứt thai kỳ muộn do bất thường của thai nhi (chênh lệch 6/1.000 ca sinh; KTC 95% 1,54-10,1; P = 0,01).

thai covid

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 08 Tháng 9 2020 15:32

Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ

  • PDF.

Bs Lê Văn Hiếu – 

Bệnh viêm kết mạc nhú gai khổng lồ là gì?

Viêm kết mạc (VKM) nhú gai khổng lồ là khi kết mạc mí mắt của bạn bị đỏ, sưng và kích thích. Trong tình trạng bình thường, kết mạc mí mắt của bạn rất mịn.

ketmac1

Hình ảnh kết mạc mi bình thường

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 08 Tháng 9 2020 08:30

Tác động của COVID-19 đối với tâm lý của nhân viên y tế - Bài học từ các đại dịch

  • PDF.

Bs Trần Lâm - 

Mặc dù nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ, đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó hiệu quả của hệ thống y tế đối với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nhưng nếu không có sự vào cuộc của toàn xã hội thì những nỗ lực của họ chẳng thấm vào đâu so với bản chất lây nhiễm của bệnh dịch cũng như gánh nặng tinh thần của việc tiếp xúc kéo dài với đau khổ và những cái chết không mong muốn. Chúng ta đã biết trong nhiều thế kỷ qua, việc đối mặt với các bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng tâm lý đáng kể đối với nhân viên y tế. Ví dụ, thế kỷ thứ XIV chứng kiến các nước châu Âu mất mát bác sĩ trong Cái chết đen (Black Death) không chỉ vì bác sĩ không chống chọi nổi với bệnh dịch hạch mà còn vì họ quá sợ hãi khi tiếp xúc với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh này.

tacdong

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về tác động tâm lý của việc lây lan các loại virus gây bệnh dịch, như COVID-19 chẳng hạn, nhưng phần lớn dữ liệu đều liên quan đến phản ứng của công chúng mà không tập trung vào những trải nghiệm của các bác sĩ và nhân viên y tế khác đang trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Khi thời gian chống chọi với đại dịch COVID-19 ngày càng dài ra và chưa biết khi nào đến hồi kết, vấn đề quan trọng là phải xem xét những hậu quả ngắn hạn và dài hạn đối với bác sĩ và nhân viên y tế liên quan cũng như là hệ lụy của những hậu quả này.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 31 Tháng 8 2020 18:50

You are here Tin tức Y học thường thức