Bs Lê Văn Hiếu –
Bệnh viêm kết mạc nhú gai khổng lồ là gì?
Viêm kết mạc (VKM) nhú gai khổng lồ là khi kết mạc mí mắt của bạn bị đỏ, sưng và kích thích. Trong tình trạng bình thường, kết mạc mí mắt của bạn rất mịn.
Hình ảnh kết mạc mi bình thường
Hình ảnh VKM nhú gai khổng lồ
Những người đeo kính áp tròng (đặc biệt là kính mềm) có nguy cơ bị VKM nhú gai khổng lồ cao nhất. VKM nhú gai khổng lồ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, ngay cả sau khi đeo kính áp tròng trong nhiều năm.
Những người không đeo kính áp tròng cũng có thể bị VKM nhú gai khổng lồ. Nhưng điều này rất hiếm, chủ yếu ảnh hưởng đến những người đang dùng mắt giả hoặc còn các mũi chỉ khâu ở kết hoặc giác mạc.
Trong bệnh VKM nhú gai khổng lồ, các nhú gai lớn xuất hiện ở mặt dưới của mi mắt.
Nguyên nhân VKM nhú gai khổng lồ
VKM nhú gai khổng lồ có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:
- Dị ứng với kính áp tròng hoặc các hóa chất được sử dụng để làm sạch chúng. Những người đeo kính áp tròng bị hen suyễn, sốt hoặc các bệnh dị ứng khác có nhiều khả năng bị VKM nhú gai khổng lồ hơn.
- Kính áp tròng, mắt giả hoặc các mũi khâu lộ ra cọ xát vào mí mắt
- Lắng đọng protein hoặc các chất khác trên kính áp tròng
- Dị ứng mắt mãn tính.
Các triệu chứng VKM nhú gai khổng lồ
Lúc đầu, bên trong mí mắt của bạn bị gồ ghề, đỏ và sưng. Sau đó, bạn có thể bị nổi mụn - được gọi là u nhú.
Các triệu chứng VKM nhú gai khổng lồ khác bao gồm:
- Cảm giác như có dị vật trong mắt bạn
- Mắt đỏ, đau, ngứa
- Sưng hoặc sụp mí mắt
- Tăng tiết chất nhầy, làm mờ thị lực
- Cảm giác như kính áp tròng đang di chuyển lên trên nhãn cầu khi bạn chớp mắt.
Điều trị VKM nhú gai khổng lồ
Bạn cần chú ý đến tình trạng VKM nhú gai khổng lồ ngay lập tức. Nếu không, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến mí mắt và giác mạc. Giác mạc là môi trường trong suốt phía trước, nếu giác mạc bị tổn hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Dưới đây là các lựa chọn điều trị cho GPC:
- Tránh đeo kính áp tròng trong một vài tuần. Điều này giúp mí mắt của bạn có thời gian để chữa lành.
- Hạn chế thời gian bạn đeo kính áp tròng mỗi ngày.
- Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ do bác sĩ nhãn khoa kê đơn để giảm ngứa và sưng.
- Thay đổi loại kính áp tròng bạn đeo.
- Tránh các dung dịch có chất bảo quản. Chuyển sang các dung dịch không chứa chất bảo quản.
Bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ thăm khám và tư vấn về các lựa chọn điều trị dựa trên tình trạng của bạn.
Tài liệu tham khảo:
- 16/09/2020 10:06 - Điều trị kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu …
- 14/09/2020 15:44 - So sánh giữa Ringer lactate với dung dịch NaCl 0,9…
- 14/09/2020 15:20 - Tầm soát ung thư vú có yếu tố nguy cơ trung bình
- 12/09/2020 16:51 - Xây dựng khoảng tham chiếu cho phòng xét nghiệm
- 08/09/2020 08:43 - Tỷ lệ thai chết lưu tăng trong đại dịch COVID-19
- 31/08/2020 18:44 - Tác động của COVID-19 đối với tâm lý của nhân viên…
- 31/08/2020 18:32 - Ý nghĩa của việc sàng lọc kháng thể bất thường
- 29/08/2020 20:20 - Tầm soát ung thư đại trực tràng có yếu tố nguy cơ …
- 25/08/2020 20:15 - Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt – những th…
- 22/08/2020 16:41 - Đo oxy xung (SpO2) trước khi nhập viện: phát hiện …