• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Hướng dẫn mới (2016) của WHO về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ

  • PDF.

Ths Huỳnh Thị Phúc - Khoa KSNK

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant).

Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. NKVM đe dọa cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân mỗi năm và góp phần vào sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh. Ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình, 11% bệnh nhân trải qua phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ. Tại châu Phi, có tới 20% phụ nữ đã phẫu thuật bị nhiễm trùng vết thương, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và khả năng của mình để chăm sóc cho em bé của họ.

huongcsvm

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 17:48

Đọc thêm...

Đái tháo đường và thai kỳ

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Sản

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý chuyển hóa thường gặp với tần suất 6,8- 8,2% . Cần phân biệt:

  • ĐTĐ type I là bệnh lý rối loạn tự miễn nguyên phát do giảm tiết Insulin.
  • ĐTĐ type II là biểu hiện của đề kháng insulin, thường hay gặp ở người béo phì, chiếm tỷ lệ khá cao.
  • ĐTĐ thai kỳ là có rối loạn dung nạp đường mới xuất hiện hoặc được ghi nhận lần đầu tiên trong khi mang thai, xuất hiện khoảng 7% thai kỳ và có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ tái phát 35-70%.

daithaoduo1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 12 2016 18:30

Đọc thêm...

MgSO4 trong điều trị cơn hen cấp

  • PDF.

Bs Trần Sang - Khoa Nội TH

1.Tổng quan về Mg 2+ :

Magiê (Mg) cùng với canxi (Ca) và photpho (P) là những thành phần chính cấu tạo nên xương của cơ thể. Trong cơ thể chúng ta trung bình có khoảng 25g Mg, nhưng lượng Mg ở trong xương chiếm đến 60%.

Ngoài ra, Mg còn có những vai trò quan trọng sau đây trong cơ thể:

  • Là đồng yếu tố (cofactor) của hơn 300 enzyme trong cơ thể. Các enzyme này đóng vai trò hoạt hóa các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Sự có mặt của Mg trong vai trò xúc tác giúp các enzyme này thực hiện nhiệm vụ của m
  • Oxy hóa các acid béo trong cơ thể.
  • Hoạt hóa các amino acid.
  • Tổng hợp và phân chia AND.
  • Là chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò thư giãn cơ và các tế bào thần kinh.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Phối hợp tác động với vitamin B6 và các khoáng chất khác

mgso4

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 12 2016 19:24

Đọc thêm...

Xử trí tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm - Khoa Nội TM

Hằng năm, các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) phải được đánh giá một cách hệ thống, bao gồm: tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, albumin niệu và tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm. Theo định nghĩa, bệnh tim mạch do xơ vữa (BTMXV) bao gồm: các hội chứng vành cấp (HCVC), tiền sử nhồi máu cơ tim (NMCT), cơn đau thắt ngực (CĐTN) ổn định hoặc không ổn định, tái thông mạch vành hoặc động mạch khác, đột quỵ, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), và bệnh động mạch ngoại biên do xơ vữa. Các tình trạng bệnh lý đồng tồn tại với ĐTĐ, như THA, là những YTNC đối với BTMXV, và bản thân ĐTĐ là một YTNC độc lập. Ở BN ĐTĐ, việc kiểm soát tốt các YTNC tim mạch có hiệu quả trong dự phòng hoặc làm chậm sự tiến triển của BTMXV, hơn nữa, khi BN có nhiều YTNC cùng tồn tại thì lợi ích đó càng thấy rõ hơn.

thadaiduong

Tăng HA gặp phổ biến ở BN đái tháo đường

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 12 2016 09:38

Đọc thêm...

Theo dõi trong phẫu thuật nội soi

  • PDF.

Bs CK1 Lê Tấn Tịnh - Khoa GMHS

theodoins

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 22 Tháng 12 2016 18:33

You are here Đào tạo