Ths Huỳnh Thị Phúc - Khoa KSNK
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant).
Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. NKVM đe dọa cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân mỗi năm và góp phần vào sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh. Ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình, 11% bệnh nhân trải qua phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ. Tại châu Phi, có tới 20% phụ nữ đã phẫu thuật bị nhiễm trùng vết thương, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và khả năng của mình để chăm sóc cho em bé của họ.
Nhiễm trùng vết mổ không chỉ là vấn đề đối với các nước nghèo. Tại Hoa Kỳ, nhiễm trùng vết mổ buộc bệnh nhân phải chi thêm hơn 400.000 đồng/ngày trong bệnh viện với chi phí tăng thêm ước tính là 10 tỉ đôla mỗi năm.
Ngày 03/11/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn toàn cầu về công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Bản hướng dẫn đưa ra 26 khuyến cáo theo độ mạnh của các chứng cứ trong đó có 09 khuyến cáo trước phẫu thuật, 14 khuyến cáo trong/quanh phẫu thuật và 03 khuyến cáo sau phẫu thuật.
Các khuyến cáo trước phẫu thuật bao gồm các nội dung:
- Tắm bệnh nhân trước phẫu thuật: tắm bằng xà phòng gì? Khăn tẩm CHG (Chlorhexidine Gluconate Cloths) có tốt hơn xà phòng và nước?
- Sử dụng mupirocin đề phòng ngừa NKVM ở người có vi khuẩn cộng sinh là tụ cầu vàng ở mũi.
- Tầm soát vi khuẩn sinh men beta–lactamase phổ rộng ESBL (extended-spectrum beta-lactamase) có khả năng ly giải các Cephalosporin, trước phẫu thuật và kháng sinh dự phòng
- Khuyến cáo về kỹ thuật rửa tay phẫu thuật
- Kháng sinh dự phòng: Thời điểm dùng? Sử dụng khi phẫu thuật đại, trực tràng chương trình như thế nào?
- Chuẩn bị da: khuyến cáo về việc cạo lông tóc, sát trùng da và sử dụng miếng dán kháng khuẩn
Các khuyến cáo trong/quanh phẫu thuật bao gồm các nội dung:
- Tăng cường dinh dưỡng.
- Có cần ngưng thuốc ức chế miễn dịch đang sử dụng.
- Tăng cường cung cấp oxy, duy trì thân nhiệt bệnh nhân.
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ vết thương, rửa trước khi đóng vết thương.
- Quy trình kiểm soát đường huyết quanh phẫu thuật, duy trì thể tích tuần hoàn.
- Liệu pháp tạo áp lực âm vết thương.
- Sử dụng chỉ kháng khuẩn.
- Đồ vải phẫu thuật, sử dụng găng trong phẫu thuật.
- Khuyến cáo về thay bộ dụng cụ vô khuẩn mới khi đóng da, cân cơ.
- Hệ thống thông khí phòng mổ.
Các khuyến cáo sau phẫu thuật bao gồm các nội dung về kéo dài kháng sinh dự phòng sau phẫu thuật, kéo dài kháng sinh dự phòng ở phẫu thuật có dẫn lưu, thời gian lưu ống dẫn lưu, băng vết thương tăng cường.
Quý đồng nghiệp quan tâm có thể download hướng dẫn tại link bên dưới:
http://www.who.int/gpsc/ssi-prevention-guidelines/en/
- 05/02/2017 18:18 - Can thiệp động mạch vành cấp cứu trong nhồi máu cơ…
- 26/01/2017 17:03 - Bất động vững chắc tuyệt đối, cơ sinh học, kỹ thuậ…
- 20/01/2017 11:48 - Bảo vệ thần kinh trong tổn thương não cấp (p1.)
- 13/01/2017 08:49 - Procalcitonin (PCT) – một dấu ấn mới để chẩn đoán …
- 31/12/2016 18:09 - Sốc giảm thể tích
- 29/12/2016 18:11 - Đái tháo đường và thai kỳ
- 26/12/2016 18:53 - MgSO4 trong điều trị cơn hen cấp
- 22/12/2016 18:28 - Theo dõi trong phẫu thuật nội soi
- 15/12/2016 19:27 - Thông tin cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh gút …
- 28/11/2016 16:11 - Những hướng dẫn hiện nay trên thế giới về tăng huy…