• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Tập san Y học

Tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não

  • PDF.

Bs Hồ Ngọc Ánh - Khoa ICU

Một sự gia tăng áp lực nội sọ có thể là một cấp cứu nội khoa hoặc ngoại khoa. Có rất nhiều tình trạng có thể dẫn đến tăng áp l­ực nội sọ trên nền hoặc cấp tính hoặc mạn tính. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào tăng áp lực nội sọ xảy ra ở bệnh nhân sau chấn thương sọ não vì đây là lĩnh vực có cả dữ liệu sinh lý và lâm sàng.

Chấn thương sọ não là một vấn đề y tế và xã hội trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 10 triệu trường hợp nhập viện hoặc tử vong mỗi năm. Ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, trong đó sử dụng phương tiện giao thông có sử dụng động cơ  ngày càng tăng, tỷ lệ của tình trạng này đang tăng lên  và liên quan đến những người đàn ông chủ yếu là thanh niên. Ngược lại, ở các nước giàu, dịch tễ học của chấn thương sọ não đang thay đổi do hai yếu tố chính: tỷ lệ tai nạn giao thông đang giảm dần do việc thực thi thành công của pháp luật về an toàn và các biện pháp phòng ngừa, trong khi sự lão hóa của dân số làm cho chấn thương như vậy ở người già thường xảy ra hơn.

ICPmonitor

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 12 Tháng 6 2014 08:48

Phối hợp adrenaline, vasopressin và corticoid có hiệu quả cao trong điều trị ngưng tim

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Khoa Nội TM

Ngưng tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng với một tiên lượng rất xấu, đặc biệt ở những bệnh nhân có dùng thuốc vận mạch. Theo thống kê, mỗi năm ở Bắc Mỹ và Châu Âu có hơn 600.000 nạn nhân bị đột tử do tim. Tỷ lệ sống còn đối với những ngưng tim có điều trị vận mạch chỉ khoảng 2-20%. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trong thời gian từ năm 2000 đến 2009, tỷ lệ bệnh nhân đang nằm viện được hồi sinh tim phổi do ngưng tim tăng 33,7%, từ 1/453 ca tăng lên 1/339 ca (tỷ lệ tăng hằng năm là 4.3%). Chi phí nằm viện đều tăng ở cả người sống sót và người chết (2742–3462 USD và 3159–4212 USD/ngày, lần lượt).

ngungti1

 Hình minh họa

Trong ngưng tim, mục tiêu đầu tiên của hồi sinh tim phổi (CPR) là tạo thuận lợi và duy trì một nhịp tim tự nhiên để tái lập dòng máu tới những cơ quan trọng yếu cho đến khi phục hồi tuần hoàn. Mặc dầu còn thiếu những bằng chứng có tính thuyết phục cao nhưng các thuốc vận mạch vẫn tiếp tục được khuyến cáo sử dụng để tăng tưới máu não và mạch vành trong CPR. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thuốc vận mạch (epinephrine, vasopressin...) trong CPR thường liên quan với tăng tỷ lệ phục hồi tuần hoàn nhưng không làm tăng tỷ lệ sống còn lâu dài với kết cục thần kinh tốt.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 12 Tháng 6 2014 10:09

Các bệnh lý tăng troponin tim không do nhồi máu cơ tim

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Nội TM

I. Troponin tim

Troponin là những protein được tìm thấy trong cơ xương và cơ tim. Phức hợp troponin có trong tế bào cơ tim, giúp cơ tim hoạt động co bóp, giúp kiểm soát sự tương tác giữa actin và myosin qua trung gian canxi. Phức hợp troponin tim (cTn) gồm ba tiểu đơn vị, Troponin I (TnI), Troponin T (TnT) và Troponin C (TnC). Những gen mã hóa cho các đồng phân TnC của xương và tim thì giống nhau, nên không có sự khác biệt cấu trúc. Tuy nhiên, đồng phân TnI và TnT của xương và tim thì khác nhau đặc biệt về cấu trúc và các thử nghiệm miễn dịch nhận biết được sự khác biệt này.  Điều này nói lên tính đặc hiệu cho tim của các troponin tim.

tangtro1 

 Hình 1: Cấu trúc phân tử của Troponin

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 11 Tháng 6 2014 16:07

Nồng độ vitamin C huyết tương thấp liên quan đến xuất huyết não

  • PDF.

Ths. Lê Tự Định – Khoa ICU

Một nghiên cứu mới đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt vitamin C và sự gia tăng nguy cơ xuất huyết não (ICH).

Trong một nghiên cứu bệnh chứng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tình trạng thiếu hụt vitamin C ở các bệnh nhân xuất huyết não là phổ biến hơn những trường hợp kiểm soát tương ứng.

"Nghiên cứu ban đầu này cho thấy nồng độ vitamin C trong huyết tương thấp là một yếu tố nguy cơ xuất huyết não tự phát", Tiến sĩ y khoa Stephane Vannier, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, một chuyên gia về thần kinh học tại Bệnh viện Đại học Pontchaillou, Rennes, Pháp, nói với Medscape Medical News.

XHN12

"Mối liên quan này có lẽ liên quan đến vai trò của vitamin C trong việc điều hòa huyết áp và sinh tổng hợp collagen," mặc dù các yếu tố khác cũng có thể đóng một vai trò, tiến sĩ Vannier nói.

Theo ông, những phát hiện này đã cung cấp cơ sở lý luận cho các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả của việc bổ sung vitamin C trong việc ngăn ngừa đột quỵ xuất huyết và giảm thiểu biến chứng nhiễm trùng da ở bệnh nhân bị xuất huyết não.

Kết quả sơ bộ của nghiên cứu lần đầu tiên được công bố vào tháng Hai và đã được thuyết trình tại Học viện về thần kinh học của Hoa kỳ(AAN) tại Hội nghị thường niên lần thứ 66.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 10 Tháng 6 2014 12:31

Khám, đánh giá và thái độ xử trí khi đặt nội khí quản khó

  • PDF.

CN Nguyễn Văn Đức p Khoa GMHS

I. Đặt vấn đề:     

Đặt nội khí quản là phương pháp tốt nhất để làm sạch đường thở, bảo vệ phổi của bệnh nhân chống lại sự hít phải các thành phần của dịch dạ dày. Đồng thời thông qua đó thông khí hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân được an toàn và hiệu quả. Đây là một kỹ thuật khá thông dụng trong gây mê hồi sức và hồi sức cấp cứu. Việc thực hiện nó không phải là quá khó, tuy nhiên không phải lúc nào cũng đặt được nội khí quản dễ dàng. Không thể dự đoán được 100% đặt được nội khí quản, vì thế trước khi thực hiện đặt nội khí quản luôn luôn phải khám, đánh giá và dự kiến đặt nội khí quản khó để chuẩn bị dụng cụ, phương tiện can thiệp kiệp thời.

II. Dự Đoán Đặt Nội Khí Quản Khó:

1. Các yếu tố dự kiến đặt nội khí quản khó

1.1. Tiền sử bệnh nhân.

  • Những lần trước đăt nội khí quản dễ hay khó.
  • Có chấn thương vùng mặt, cổ không.
  • Rối loạn giấc ngủ liên quan đến tư thế (có thể có bất thường ở vùng cổ,trung thất)
  • Khó thở trong lúc ngủ (liên quan đến thông khí khó)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 5 2014 14:05

You are here Đào tạo Tập san Y học