Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Nội TM
Trong điều trị suy tim, bên cạnh điều trị nguyên nhân, điều trị suy tim và các yếu tố thuận lợi bằng các nhóm thuốc khác nhau, vai trò của Sildenafil ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ủng hộ.
Sildenafil là chất ức chế chọn lọc men phosphodiesterase type 5 (PDE-5), có tác dụng dãn mạch thông qua việc tạo thành nitric oxide (NO) ở những bệnh nhân có hoặc không có suy tim bằng cách gia tăng nồng độ GMP vòng (cyclic guanosine monophosphate- cGMP) là chìa khóa thông tin nội bào thứ 2. Sildenafil có tính chọn lọc cao đối với PDE-5, không làm tăng cAMP, không có tác dụng co bóp cơ tim [1].
Sildenafil tác dụng lên mạch máu rõ, ban đầu là mục tiêu điều trị chính trong rối loạn cường dương. Sildenafil không có tác dụng giãn trực tiếp trên thể hang phân lập của người, nhưng nó làm tăng tác dụng của NO bằng cách ức chế PDE-5. Chất này có tác dụng phân huỷ cGMP trong thể hang. Khi kích thích tình dục tạo ra sự giải phóng NO tại chỗ, thì sự ức chế PDE-5 của Sildenafil sẽ làm tăng lượng cGMP trong thể hang, kết quả làm giãn cơ trơn và tăng dòng máu tới thể hang.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy PDE-5 cũng có mặt trong tế bào cơ tim và có tác dụng điều hòa hoạt tính cGMP trong bệnh lý tim mạch, cGMP làm giảm nồng độ canxi nội bào, vì vậy gây giãn cơ [7].
Ảnh hưởng của Silnenafil lên sức cản mạch máu phổi: Trong suy tim, trương lực của mạch máu phổi điều hòa qua trung gian NO bị rối loạn; trong khi đó, Sildenafil có tác dụng làm giảm kháng lực mạch máu phổi ở bệnh nhân cao áp động mạch phổi thông qua việc làm gia tăng nồng độ cGMP nội bào. Ở bệnh nhân tăng áp phổi, Sildenafil có tác dụng giãn mạch chọn lọc trên mạch phổi tương tự như hít NO. Qua đó, nó cải thiện khả năng gắng sức, huyết động khi nghỉ và chức năng tim ở bệnh nhân có tăng áp phổi vô căn và tăng áp phổi phối hợp với bệnh mô liên kết hoặc tim bẩm sinh hệ thống có sữa chữa [4],[5].
Đối với suy tim mạn tính, để xác định xem Sildenafil có tạo ra lợi ích trên bệnh nhân suy tim tâm thu mạn tính thông qua sự dãn mạch phổi hay không, Marc Semigran và cộng sự tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Boston, Hoa kỳ nghiên cứu trên 13 bệnh nhân suy tim độ III theo phân loại NYHA cho thấy; Sildenafil sử dụng an toàn và cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân suy tim mạn tính, trong đó nó làm giảm tiền gánh và tăng cung lượng tim cả lúc nghỉ ngơi và lúc gắng sức. Sildenafil điều trị lâu dài cải thiện thể tích oxy đỉnh và phân xuất tống máu thất phải ở bệnh nhân suy tim, và đặc biệt, suy tim có tăng áp phổi thứ phát.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về Sildenafil đã đưa ra kết luận: Sildenafil làm giảm sức mạch máu phổi khi nghỉ ngơi và áp lực mao mạch phổi bờ, tăng chỉ số tim mà không gây hạ huyết áp áp hệ thống, cải thiện cấp thời chỉ số tống máu thất phải và thông khí hiệu quả khi gắng sức ở bệnh nhân suy tim kèm áp lực phổi trung bình > 25mmHg [5].
Sildenafil có tác dụng chống phì đại cơ tim, giảm xơ hóa mô kẽ, duy trì chức năng tim, có thể giới hạn tái cấu trúc cơ tim đáp ứng với stress, giảm đi sự phát triển tiền chất suy tim.
Đối với thần kinh, nội tiết: Sildenafil ngăn cản hoạt tính của peptid lợi niệu- là chất gia tăng đáng kể trong suy tim do thoái giáng GMP vòng- duy trì bình thường sau khi ức chế PDE-5.
Sildenafil không làm biến đổi co bóp tim khi nghỉ hoặc khi thư giãn ở bệnh nhân suy tim, cải thiện khả năng gắng sức ở bệnh nhân suy tim có rối loạn chức năng tâm thu [2],[6].
Tác dụng trên mạch máu: bất thường chức năng nội mạc là một biểu hiện của suy tim và có thể làm co mạch toàn thể gây giảm dự trữ mạch. Gia tăng không khí và khó thở ở bệnh nhân suy tim có ý nghĩa tiên lượng xấu trong suy tim độc lập với chỉ số tống máu. Việc giảm độ cứng mạch máu lớn khi điều trị bằng Sildenafil góp phần cải thiện chức năng thụ thể và tạo sự phục hồi nhịp tim ở bệnh nhân suy tim. Sự cải thiện chức năng mạch máu và sự co mạch phổi có thể góp phần cải thiện khả năng gắng sức và chất lượng cuộc sống khi điều tri bằng Sildenafil ở bệnh nhân suy tim [6].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cheitlin MD, Hutter AM Jr, Brindis RG, Ganz P (1999), Use of sildenafil (Viagra) in patients with cardiovasculer diesase, J Am Coll Cardiol, 33(1), pp.273-283.
2. Guazzi M, Samaja M, Arena R, Vicenzi M, Guazzi MD (2007), Long-term use of sildenafil in therapeutic mangement of heart failure, J Am Coll Cardiol, 50(22), pp.2136-2144.
3. Guazzi M (2008), Clinical use of phosphodiesterase-5 inhibitors in choronic heart failure, Circ Heart Fail, 1(4),pp.272-280.
4. Lepore JJ, Maroo A, Bigatello LM, Dec GW, Zapol WM, Bloch KD (2005), Hemodynamic effects of sildenafil in patients with congestive heart failure and pulmnary hypertension: combined administration with inhaled nitric oxide, Chest, 127(5), pp.1647-1653.
5. Lewis GD, Lachmann J, Canuso J, Lepore JJ, Shin J (2007), Sildenafil improves exercise hemodynamics and oxygen uptake in patients with systolic heart failure, Circulation, 115(1), pp.59-66.
6. Lewis GD, Shah R, Shahzad K, Camugo JM, Pappagianopoulos PP, Hung J, Tawakol A, Gerszten RE, Systrom DM, Bloch KD, Smigran MJ(2007), Sildenafil improves esercise capacity and quality of life in fatients with systolic heart failure and secondary pulmonary hypertension, Circulation, 116(14), pp. 1555-1562.
7. Lucas KA, Pitari GM, Kazenounian S (2000), Guanylyl cyclases and signaling by cyclic GMP, Pharmacol Rev, 52(3), pp.375-414.
- 12/06/2013 09:04 - Các khái niệm mới trong hở van hai lá chức năng
- 10/06/2013 15:59 - Tiếp cận bệnh nhân xuất huyết cấp tính đường tiêu …
- 08/06/2013 16:18 - Báo cáo tổng kết chẩn đoán PAP theo hệ thống chẩn …
- 05/06/2013 13:19 - Rối loạn cương dương
- 03/06/2013 14:33 - Nguy cơ biến cố bệnh tim mạch do dùng NSAID có …
- 29/05/2013 08:27 - Cập nhật về bệnh viêm cột sống dính khớp
- 23/05/2013 12:56 - Mở khí quản sớm không có lợi cho bệnh nhân
- 21/05/2013 14:37 - Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc n…
- 20/05/2013 21:31 - Xử trí nội khí quản khó
- 11/05/2013 21:22 - Điều trị nội khoa bảo tồn thai ngoài tử cung