• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

  • PDF.

Có bao giờ bạn tự hỏi, các dấu hiệu thoái hóa khớp gối là gì? Có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc nhận biết sớm căn bệnh khá phổ biến về xương khớp này? 

Để trả lời cho những câu hỏi được rất nhiều quan tâm ấy, bác sĩ Nguyễn Trần Thảo Nguyên, nguyên phó khoa xương khớp bệnh viện Nhân dân Gia Định đã có những chia sẻ mang tính chuyên môn như sau:

Thoái hóa khớp gối là dạng thường gặp nhất trong các vị trí khớp bị thoái hóa, do đầu gối là cơ quan chịu nhiều áp lực từ cơ thể cũng như khi vận động. Cũng như các dạng khác, thoái hóa khớp đầu gối diễn ra khi lớp sụn của khớp gối, vì một lý do nào đó (thông thường là do quá trình lão hóa tự nhiên) mà bị tổn thương hoặc teo dần, dẫn đến việc các đầu xương cọ vào nhau, có khi tạo thành gai xương.

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến vì vậy cần nhận biết triệu chứng.

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra cũng chính vì không có lớp sụn bảo vệ mà các đầu khớp cọ vào nhau, lâu dần gây thương tổn, dẫn đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung là một căn bệnh mãn tính khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

I. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Thoái hóa khớp gối thường được tiến triển qua 4 giai đoạn, nặng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối. Ở cả hai giai đoạn này, người bệnh đều sẽ gặp những triệu chứng như đau nhức khớp gối, khớp gối bị cứng, khó khăn trong vận động, kêu lụp cụp khi di chuyển, sưng đau và cuối cùng là biến dạng khớp gối.

1. Đau nhức ở khớp gối

Không chỉ riêng thoái hóa khớp gối mà tất cả các bệnh liên quan đến khớp đều có dấu hiệu nhận biết đầu tiên là những cơn đau. Mức độ đau tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn, nghĩa là nếu bệnh nhân chỉ mới thoái hóa ở các giai đoạn đầu thì sẽ đau đứt quãng, cơ thể còn chịu đựng được. Nhưng đến giai đoạn cuối thì cơn đau khớp gối sẽ vô cùng dữ dội, khiến mỗi sự vận động đều như một “cực hình” đối với người mắc bệnh.

Thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến những cơn đau nhức quanh vùng đầu gối, cản trở vận động của người bệnh.

Về vị trí đau, thoái hóa khớp gối sẽ tạo ra cơn đau ở vùng trước và bên trong đầu gối. Bên cạnh đó, cảm giác đau nhẹ hoặc nặng này sẽ diễn ra ở một số động tác, thời điểm nhất định. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ có thể chủ động tránh những cơn đau do căn bệnh này mang lại. Thông thường, khớp gối sẽ đau hơn khi:

  • Đứng lên ngồi xuống. Đây là một động tác cần đến sự chịu lực của khớp gối rất nhiều, vì vậy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó có thể tự đứng lên, ngồi xuống mà phải nhờ sự nâng đỡ của người khác, chứ đừng nói chi đến những động tác bật cóc, thụt dầu v.v…thoái hóa khớp gối không cho phép bạn làm điều đó.

  • Leo cầu thang. Những bước đi lên đi xuống cầu thang đều tác động trực tiếp đến khớp đầu gối, vì vậy đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nói một cách nôm na, chiếc cầu thang trở thành một “vật gây đau” rất đáng sợ.

  • Đau nhiều vào ban đêm. Cả một ngày hoạt động dài, khớp gối cho dù bị tổn thương cũng vẫn phải nâng đỡ ít nhất một con người, chưa tính đến những vật linh tinh người đó mang vào. Vì vậy, ban đêm là lúc khớp gối mạnh khỏe nghỉ ngơi và khớp gối bị thoái hóa bung tỏa những cơn đau. Đây cũng chính là lý do vì sao những người mắc bệnh thoái hóa khớp lại mất ngủ, chán ăn, suy nhược.

2. Khớp gối hay bị cứng khi ngủ dậy

Các khớp xương của chúng ta hoạt động như những cỗ máy, khi bị thoái hóa khớp nghĩa là cỗ máy bị thiếu dầu, nên kẹt lại, ngưng trệ hoạt động. Cứng khớp là hệ quả của việc khớp xương đầu gối không còn lớp sụn bôi trơn và bảo vệ, đây là triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến với 90% người bệnh phải đối mặt.

triệu chứng cứng khớp của bệnh thoái hóa khớp gốiThoái hóa khớp đầu gối khiến khớp gối hay bị cứng, khó cử động vào buổi sáng.

Triệu chứng này biểu hiện qua việc sau một đêm đau nhức vì khớp, bệnh nhân lại phải khó chịu vì khớp bị cứng lại, chẳng thể co duỗi được. Thông thường, sau 10 – 30 phút xoa bóp, khớp gối sẽ co duỗi lại bình thường (thật ra là kém linh hoạt hơn).

Hiện tượng này không chỉ xảy ra vào những buổi sáng mà còn sau khi người bệnh hoạt động lại sau thời gian dài, chẳng hạn như việc ngồi lâu. Cứng khớp sẽ xuất hiện thường xuyên và nhiều hơn khi bệnh đi đễn thoái hóa khớp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

3. Khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế

Đi, đứng, leo cầu thang, mang vác đồ, chạy, nhảy, múa, ngồi xổm v.v…tất cả những động tác này đều cần có sự hỗ trợ đáng kể của khớp gối mới có thể thực hiện được. Vậy nên khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ vận động vô cùng khó khăn, thậm chí không giữ được thăng bằng, dễ té ngã. Những triệu chứng thoái hóa khớp này sẽ nặng nề hơn hoặc nhẹ hơn tùy theo giai đoạn của người bệnh.

4. Khớp gối kêu “lụp cụp”

“Lụp cụp” là âm thanh phát ra khi những người bị thoái hóa khớp di chuyển, thường kèm theo đau đớn. Sở dĩ có tiếng kêu khá kỳ lạ này là vì các dịch khớp chứa trong bao sụn có nhiệm vụ bôi trơn, nay đã không còn có thể thực hiện được nhiệm vụ ấy. Không có sụn, không có dịch bôi trơn, dĩ nhiên hai đầu khớp sẽ dần dần cọ sát vào nhau, va chạm nhau.

Thế nên tiếng “lụp cụp” ấy là tiếng xương kêu. Dấu hiệu thoái hóa khớp này khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào người bệnh di chuyển cũng sẽ nghe tiếng này. Tất cả còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng cùng các yếu tố tuổi tác.

5. Sưng đỏ ở khớp gối

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối này là một trong những đặc trưng của bệnh viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị đau nhức, ửng đỏ, tê ran, nhìn bằng mắt thấy khớp sưng lên, sờ vào thấy ấm. Cũng có trường hợp không bị đỏ ở gối nhưng vẫn đau và nóng gối.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là tràn dịch khớp gối, rất nguy hiểm. Khi thấy khớp gối sưng quá to, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để chọc hút lấy dịch khớp để tránh lây lan sang các bộ phận khác hoặc cụ thể hơn có thể gây viêm khớp nhiễm trùng.

6. Khớp gối bị biến dạng

Dấu hiệu nặng nề nhất của căn bệnh này chính là làm biến dạng khố gối. Những trường hợp bệnh điều trị không đúng cách, bệnh quá nặng hay bi thoái hóa đã lâu năm mà phát hiện quá trễ sẽ dẫn đến biến chứng đáng tiếc này.

Sở dĩ có biến dạng khớp là vì trong quá trình vận động mà không có sụn bảo vệ, một hoặc cả hai đầu xương sẽ bị mài mòn, dần dần làm lỏng lẻo cấu trúc khớp, gây ra sự sụp khớp. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, biến dạng khớp còn khiến bệnh nhân không thể đi lại và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ sớm tàn phế.

đầu gối bị biến dạng do thoái hóa khớp gốiThoái hóa khớp gối đến giai đoạn nặng có thể sẽ khiến đầu gối bị biến dạng, khó có thể điều trị được.

II. Những điều nên làm khi có dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối

Khi thấy những dấu hiệu trên, nghi ngờ mình hoặc người thân đã bị thoái hóa khớp, ắt hẳn bạn sẽ băn khoăn về những điều mình cần phải làm. Bác sĩ Thảo Nguyên sẽ giúp bạn giải quyết mối lo ấy. Khi nghi ngờ mình có thể đã bị thoái hóa khớp gối, bạn nên thực hiện những điều sau đây:

#Đảm bảo cân nặng phải được giữ ở mức phù hợp

Khớp gối giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn cơ thể, vì vậy những người thừa cân, bệnh béo phì hoặc đột ngột tăng cân mất kiểm soát sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc làm tình trạng nặng nề hơn nếu đã bị mắc bệnh.

#Tránh mang vác vật nặng và vận động đúng cách

Việc mang vác các vật nặng quá 1/10 trọng lượng cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến những tổn thương ở khớp, tiềm ẩn nguy cơ gây thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như đầu gối. Bên cạnh đó, cần chú ý vận động đúng cách, không vận động quá mạnh hay quá nhanh sẽ khiến khớp bị quá tải. Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để hai khớp gối không bị tình trạng chây ỳ.

#Đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng thoái hóa của bạn hoặc người thân ngày một trở nặng, cơn đau dai dẳng, các triệu chứng lặp đi lặp lại một cách thường xuyên. Lúc này, cách tốt nhất và gần như duy nhất bạn nên làm là đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

#Tăng cường các chất hỗ trợ xương khớp trong bữa ăn hằng ngày

Trong quá trình điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiểu vitamin cần thiết, vi chất kim loại…đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như cá, dầu cá, sụn động vật, hải sản, sữa, ngũ cốc, nấm, rau xanh sẽ giúp cho khớp giảm thiểu được tình trạng tiêu biến sụn và hỗ trợ cho việc điều trị thoái hóa khớp đầu gối.

Nếu nhận thấy mình và người thân có những dấu hiệu trên, bạn nhất thiết phải đến bác sĩ để được chẩn đoán. Tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ có những biện pháp chuyên môn như chụp X-quang, chục cắt lớp, chụp cộng hưởng, siêu âm khớp, chọc hút thăm dò…

Sớm nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa khớp là một điều rất cần thiết trong việc chủ động ngăn ngừa và điều trị, tránh những trường hợp bệnh đã nặng thì mới phát hiện, lúc ấy sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hệ lụy. Tuyệt đối không được xem thường bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể.

Thư Nguyễn - Nguồn: https://ihs.org.vn/thoai-hoa-khop-goi-12740.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:54

Bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị

  • PDF.

Bất kỳ một dấu hiệu bệnh tật nào xảy ra trên cơ thể cùng cần thiết được quan tâm và bệnh vôi hóa cột sống cũng không ngoại lệ. Hãy tìm hiểu những biểu hiện và cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống qua nội dung bài viết dưới đây. 

I. Bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là tình trạng tích tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống. Điều này liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của cột sống với sự thoái hóa cột sống và xuất hiện gai xương.

Vôi hóa cột sống phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.

Vôi hóa xảy ra khi canxi tích tụ trong mô cơ thể, mạch máu hoặc các cơ quan. Sự tích tụ này có thể làm cứng và gián đoạn quá trình bình thường của cơ thể bạn. Canxi được vận chuyển qua dòng máu, nó cũng được tìm thấy trong mọi tế bào. Kết quả là, vôi hóa có thể xảy ra ở hầu như bất kỳ phần nào của cơ thể.

Vôi hóa cột sống là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống

1. Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các yếu tố di truyền, thiếu hụt dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi không đúng tư thế, chấn thương liên tục do thể thao, tai nạn xe cộ và những rủi ro khác.

Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề khuân vác nặng, người béo phì do làm tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo, đưa tới tình trạng thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.

Một số nguyên nhân gây vôi hóa cột sống phổ biến bao gồm:

  • Thoái hóa cột sống: Đại đa số các trường hợp vôi hóa cột sống do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi chúng ta già đi, cấu trúc cột sống, sụn khớp, đĩa đệm và dây chằng trở nên suy yếu dần và mất đi tính linh hoạt vốn có của nó, dần dần xuất hiện tình trạng vôi hóa cột sống.

  • Chấn thương: Một số người gặp phải những chấn thương ở cột sống. Lúc này, cơ thể sẽ thực hiện sửa chữa tổn thương bằng việc bù đắp canxi cho cột sống. Tuy nhiên, việc bù đắp quá mức sẽ gây nên hiện tượng tích tụ canxi ở cấu trúc này làm cho cột sống bị biến đổi hình dạng, dẫn đến hình thành gai xương.

  • Tư thế xấu: Cột sống là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ cơ thể và chịu sức ép từ  những tác động bên ngoài. Chính vì vậy mà khi chúng ta làm việc không đúng tư thế, khiến áp lực lên cột sống gia tăng. Quá trình này kéo dài sẽ rất dễ gây nên tình trạng cột sống bị suy yếu đi, thiếu hụt dưỡng chất và hình thành nên gai xương do vôi hóa cột sống.

  • Tăng cân đột ngột: Cân nặng là yếu tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp nói chung và cột  sống nói riêng. Rất nhiều các báo cáo cho thấy kết quả rằng, 45% trong số những người bị vôi hóa cột sống là do nguyên nhân béo phì, thừa cân.

Nếu bạn là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh vôi hóa cột sống, hãy nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của mình và có biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh khả năng bệnh “tìm gặp” và gây ảnh hưởng lên cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

2. Biểu hiện của vôi hóa cột sống

Tùy thuộc vào vị trí xảy ra vôi hóa cột sống mà người bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau. Thông thường, vôi hóa cột sống được tìm thấy nhiều nhất là ở cổ và thắt lưng, bởi vì đây là hai vị trí mà cột sống phải chịu nhiều áp lực nhất.

+ Biểu hiện vôi hóa cột sống ở cổ: 

Vôi hóa cột sống cổ có thể xảy ra do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do tư thế làm việc hoặc chấn thương. Một số biểu hiện vôi hóa cột sống cổ thường gặp là:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng cổ, đau nhức khi cúi xuống hoặc làm việc trong một tư thế.

  • Cứng cổ sau khi ngủ dậu, người bệnh khó có thể vận động khớp cổ.

  • Cơn đau có thể lan truyền xuống bả vai, cánh tay và cả bàn tay (trong trường hợp chèn ép dây thần kinh).

  • Hạn chế khả năng vận động trong trường hợp trầm trọng.

+ Biểu hiện vôi hóa cột sống ở thắt lưng:

  • Người bệnh có cảm giác đau lưng, cơn đau trở nên dữ dội khi làm việc hoặc hoạt động quá sức.

  • Đau có thể lan tỏa xuống vùng hông, đùi và thậm chí là tê bì ở bàn chân.

  • Teo cơ có thể xuất hiện trong trường hợp bệnh diễn biến nặng nề.

  • Người bệnh gặp khó khăn trong vận động, đi lại.

Vôi hóa cột sống có xu hướng xấu đi theo thời gian. Nếu không điều trị, căn bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3. Biến chứng của vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống nếu không được điều trị và kéo dài có thể gây nên một số biến chứng như:

  • Hẹp tủy sống: Xảy ra khi các gai xương trong vôi hóa cột sống chiếm không gian của tủy sống, do đó tủy sống sẽ dần bị thu hẹp lại. Biến chứng này thường gặp ở vôi hóa cột sống cổ làm xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nhức bả vai, tay chân và mất khả năng vận động.

  • Chèn ép dây thần kinh: Vôi hóa cột sống sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh nằm trong cột sống, điều này khiến cho bệnh nhân phải đối mặt với các triệu chứng của thần kinh tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.  Một số bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện như rối loạn ruột, bàng quang.

  • Bại liệt, tàn phế: Đây được xem là biến chứng nặng nề nhất mà người bệnh phải gánh chịu do bệnh vôi hóa cột sống. Trường hợp này thường xảy ra trong các trường hợp bệnh nặng nhưng không được chú trọng điều trị.

II. Cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống

Theo Bác sĩ Bùi Thế Trung – Bác sĩ nội trú chuyên khoa Cơ xương khớp cho hay:  “Việc điều trị bệnh vôi hóa cột sống tùy thuộc vào vị trí xuất hiện gai và gai xương có gây nên đau đớn hay không. Nếu gai xương không gây đau, người bệnh có thể không cần phải điều trị. Đối với các trường hợp vôi hóa cột sống gây đau đớn và hạn chế vận động, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do bệnh vôi hóa cột sống”.

Bác sĩ Trung cũng cho biết thêm, các phương pháp điều trị vôi  hóa cột sống hiệu quả phải đáp ứng mục tiêu là làm thuyên giảm đau đớn cũng như các triệu chứng khác, đồng thời ngăn ngừa tiến triển xấu đi của bệnh. Hiện nay, các cách điều trị vôi hóa cột sống bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc giảm đau

Thuốc chữa vôi hóa cột sống là một trong những biện pháp đầu tiên được sử dụng phổ biến để kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh. Thông thường, người bệnh được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc chống viêm không có steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,  diclofenac… Đồng thời, kết hợp chườm nước đá và nghỉ ngơi để giảm đau và giảm sưng viêm.

Thuốc chữa vôi hoá cột sốngĐiều trị vôi hóa cột sống bằng các loại thuốc

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân bị vôi hóa cột sống các thuốc giãn cơ như baclofen, carisoprodol, methocarbamo, metaxalone… Các loại thuốc này hoạt động như các chất ức chế thần kinh trung ương và có đặc tính làm giảm cơ xương, giúp người bệnh giảm đau do co thắt, cảm thấy dễ chịu hơn và tăng khả năng vận động tại vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi vôi hóa cột sống.

Các thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định ngay cả khi bệnh nhân không bị trầm cảm. Loại thuốc này được sử dụng với liều thấp để điều trị các chứng đau mãn tính do vôi hóa cột sống. Một số thuốc thường dùng như amitriptylin, doxepin.

Một số trường hợp các gai cột sống đã mọc dài và đâm vào một số dây thần kinh hay mô mềm gây ra những cơn đau lưng dữ dội, thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau ở cơ bắp. Thuốc chống viêm steroid là thuốc có khả năng kháng viêm rất mạnh. Tuy nhiên, kết quả thường chỉ làm thời, nhưng có thể tiêm chỉ định lặp lại. Các thuốc này thường được cảnh báo với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng.

2. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì vật lý liệu pháp cũng giúp hỗ trợ quá trình điều trị vôi hóa cột sống đạt được những chuyển biến tích cực. Các thủ thuật xoa bóp, châm cứu, tập vận động, tập các bài yoga phù hợp… sẽ giúp giảm đau nhức và các ảnh hưởng khác của vôi hóa cột sống.

Điều trị vôi hoá cột sốngVật lý trị liệu chữa vôi hóa cột sống

  • Châm cứu: Là kỹ thuật sử dụng kim nhỏ luồn qua da và tác động lên các vị trí huyệt đạo để thúc đẩy lưu thông, giải phóng ứ trệ trong mạch máu, giúp người bệnh giảm đau và thư thái hơn.

  • Tập vận động: Các bài tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu là biện pháp giảm đau, tăng cường tính linh hoạt và ngăn ngừa tiến triển xấu đi của bệnh.

  • Yoga: Yoga mang lại rất nhiều hữu ích cho sức khỏe và vấn đề bệnh tật trong cơ thể. Một số các bài tập yoga có thể cải thiện sự biến đổi cấu trúc cột sống và làm giảm đi những khó chịu, đau đớn do bênh gây nên.

Ngoài ra, một số liệu pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng như:

  • Sóng ngắn: Sử dụng bước sóng có tần số thích hợp để tác động lên vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Các bước sóng có tác dụng kích thích tuần hoàn màu lưu thông tốt hơn, thư giãn cơ, từ đó làm giảm đau và cải thiện vận động cho người bệnh.

  • Sóng hồng ngoại: Tác dụng hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt, khi được sử dụng để điều trị vôi hóa cột sống có chức năng là thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm đau chống viêm mạn tính.

  • Điện xung: Tận dụng loại ích của dòng điện để áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị vôi hóa cột sống. Đây là một trong những biện pháp giúp giảm đau bằng cách ngăn cản sự dẫn  truyền tín hiệu đau đớn lên não, đồng thời kích thích cơ thể sản xuất ra các chất giảm đau tự nhiên như endorphin.

  • Thủy liệu pháp: Hay còn được gọi là liệu pháp hồ bơi hoặc trị liệu thủy sinh, là một dạng trị liệu được điều trị trong nước. Sử dụng nước để làm giảm áp lực lên cột sống và giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng hơn, từ đó cải thiện đau đớn, cứng khớp do vôi hóa cột sống.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống có thể được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả hồi phục hoặc quá trinh vôi hóa diễn biến trầm trọng hơn.

Phẫu thuật được tiến hành để cắt bỏ gai cột sống hình thành do vôi hóa cột sống, giải phóng những chèn ép lên các dây thần kinh. Tuy nhiên, các kỹ thuật tiến hành còn được cân nhắc kỹ vì có thể phạm vào dây thần kinh và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, vi phẫu thuật là phương pháp mới được áp dụng trong điều trị vôi hóa cột sống. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật một cách khéo léo để hoàn thành hai yêu cầu là cắt bỏ gai xương và tháo gỡ sự chèn ép, mang lại sự hồi phục tốt nhất cho người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

III. 3 Bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống

Như đã đề cập ý kiến của chuyên gia trước đó, vôi hoá cột sống có thể không cần phải điều trị nếu căn bệnh không gây đau đớn. Điều đó cho thấy, việc kiểm soát bệnh cũng không quá khó khăn. Và một số bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống có thể mang lại nhiều điều hữu ích cho người mắc phải căn bệnh này trong trường hợp vừa và nhẹ.

Cách chữa vôi hoá cột sốngChữa vôi hóa cột sống bằng các bài thuốc dân gian

Đọc tiếp những thông tin bên dưới để biết về một số các bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống:

#1. Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ

+ Công dụng:

  • Hạt đu đủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tiêu diệt ký sinh trùng, tốt cho gan thận, hạt đu đủ còn có khả năng chống viêm nhiễm, kháng viêm, giảm đau rất tốt.

  • Các nghiên cứu đã cho thấy, tính chống viêm, giảm đau của loại hạt này có thể giúp chữa lành một số các chứng bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh vôi hóa cột sống.

+ Cách làm:

  • Lấy hạt đu đủ chín, sau đó đem chà mạnh cho bong lớp màng bên ngoài và rửa sạch, để ráo nước.

  • Tiếp theo, giã nát hạt đu đủ và dùng một miếng vải mỏng bọc lại, chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau.

  • Để nguyên và thư giãn trong khoảng thời gian là 30 phút thì lất ra.

  • Lặp lại mỗi ngày một lần để có kết quả điều trị tốt.

#2. Chữa vôi hóa cột sống với bài thuốc từ cây dền gai

+ Công dụng:

  • Cây dền gai là vị thuốc dân gian có tác dụng thu phong, trừ thấp, giảm đau, điều trị xương khớp rất hữu hiệu.

+ Cách làm:

  • Cách 1: Dùng cành cây dền gai còn tươi, đem rửa sạch và sắc với nước để dùng uống hằng ngày. Có thể uống thay nước lọc.

  • Cách 2: Chuẩn bị cây dền gai, lá lốt, cây tầm gửi, cỏ xước mỗi loạn 30g và 50g cây chìa vôi. Tất cả các nguyên liệu này cho vào ấm và đổ thêm 2 lít nước rồi tiến hành sắc. Để cho nguội nước và dùng nước thuốc này để uống mỗi ngày một thang.

#3. Bài thuốc từ cây ngải cứu chữa vôi hóa cột sống

+ Công dụng:

  • Ngải cứu là thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Dựa trên khả năng làm giảm đau, chống viêm, đau nhức xương khớp, nhân dân ta đã sử dụng loại thảo dược này làm vị thuốc để chữa trị bệnh vôi hóa cột sống.

+ Cách làm:

  • Cách 1: Ngải cứu rửa sạch và đem xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cốt. Cho thêm vào khoảng 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất và dùng nước này để uống mỗi ngày.

  • Cách 2: Dùng một nắm lá ngải cứu và 1 nắm muối hạt to. Rang hỗn hợp này lên chảo nóng rồi cho vào một miếng vải sạch và bọc lại. Tiếp theo, chườm trực tiếp hỗn hợp ngải cứu và muối lên vùng cột sống bị ảnh hưởng. Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ có dấu hiệu giảm đau nhức và cứng khớp do vôi hóa cột sống.

Hầu hết các bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống đều mang lại tác dụng chậm nhưng an toàn. Nếu sử dụng kiên trì trong một thời gian dài, người bệnh có thể thấy được sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh mà không cần dùng đến các thuốc tây y khác.

KẾT BÀI:

Mặc dù vôi hóa cột sống có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên, căn bệnh có thể sẽ gây ra các triệu chứng đau đớn và hạn chế vận động, thậm chí làm xuất hiện biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của người bệnh.

Chính vì điều đó, điều trị vôi hóa cột sống sẽ trở nên cần thiết khi người bệnh phát hiện có triệu chứng của bệnh lý này trên cơ thể. Các tùy chọn điều trị sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân người bệnh, có thể dùng thuốc chữa vôi hóa cột sống hoặc vật lý trị liệu hay phẫu thuật cũng có thể được xem xét trong một vài trường hợp.

Cột sống là cấu trúc đặc biệt quan trọng và do đó bảo vệ cơ quan luôn được khỏe mạnh cũng chính là bạn đang bảo vệ cơ thể của chúng ta trước hàng loạt các nguy cơ bệnh tật từ cuộc sống.

BTV: Hồ Ngọc Tuyền - Nguồn: https://vimed.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:53

Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết

  • PDF.

Nhiều trường hợp do không biết nguyên nhân thoát vị với nên có thái độ chủ quan, lơ là, không kiên trì điều trị gây nên tình trạng nhờn thuốc, các đĩa đệm dần bị thoái hóa và trở nên xơ cứng, giòn đứt và mất hẳn khả năng phục hồi.

Do đó, người bệnh không chỉ riêng vì thoát vị đĩa đệm, mà khi bị bất cứ chứng bệnh gì cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, sau đó có những căn cứ nhất định mà điều trị cho thích hợp. Mời quý độc giả cùng chuyên khoa xương khớp theo dõi bài viết dưới đây:

I. Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm không phải ai cũng biết

Theo Bác sĩ Nguyễn ThịTuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương chia sẻ, bệnh thoát vị đĩa đệm là dấu hiệu các lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến tình trạng rách ra, lớp nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài sau đó chèn ép vào lớp tủy sống hoặc rễ thần kinh tạo nên những cơn đau dữ dội và dai dẳng khi vận động hoặc làm việc nặng nhọc.

Nhiều người vẫn có khá thắc mắc về những nguyên nhân gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Tùy vào từng vị trí đốt sống bị thoát vị mà phân biệt bệnh ở mức độ khác nhau, thông thường chứng thoát vị đĩa đệm có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đốt sống cổ.

Vùng cột sống là nơi trụ lực cho hoạt động của toàn bộ cơ thể, do đó với nguyên nhân có hại cho cột sống sẽ khiến cơ quan này rất dễ bị chứng thoái hóa và dễ gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Vậy do đâu mà xuất hiện nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, mời độc giả cùng thèo dõi ngay bên dưới đây:

1. Chứng bệnh thoái hóa đốt sống

Như đã nói ở trên, chứng thoái hóa các đốt sống khiến cho bệnh nhân gặp vấn đề khá khó khăn ở các đốt cột sống.

Lúc này, đĩa liên đốt và các dây chằng bị hư tổn và trở nên kém linh hoạt và không hoạt động trơn tru đúng chứng năng của nó. Hệ thống các mô sụn và dây chằng xung quanh đĩa đệm của đốt sống cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, không còn đàn hồi và dẻo dai nên không đủ khả năng bảo vệ tốt các bao xơ của đĩa đệm. Khiến chúng bị rách và khiến dịch nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, người bị thoát hóa cột sống thắt lưng còn gặp các biến chứng như gai đốt cột sống, viêm cột sống… khiến các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

2. Tuổi tác

Cột nhà nêu để lâu ngày theo thời gian thì cũng có lúc phải chịu cảnh bị lúc nát huống chi là xương khớp con người.

Theo thời gian, cột sống của người già cũng dần mất đi tính đàn hồi, không còn sự mềm dẻo nên rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Căn bệnh này thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 – 75. Đây là độ tuổi có nguy cơ rất cao mắc chứng thoát vị đĩa đệm vì các thành phần nước bên trong “nhân nhầy” có chiều hướng suy giảm dần.

Đĩa đệm cũng không còn dẻo dai do mất nước, vòng sụn bị thoái hóa và rạn nứt nên chỉ cần 1 lực tác động nhỏ cũng sẽ khiến cho nhân nhầy chui ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh thắt lưng gây đau đớn.

3. Bị tai nạn giao thông hoặc lao động

Nguyên nhân gây nên chứng thoát vị đĩa đệm cột sống là do làm việc sai tư thế, tư thế xấu gây ảnh hưởng lớn đến cột sống. Đối tượng dễ bị mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường là những người khom cúi nhiều, ngồi một chỗ quá lâu hoặc làm việc nặng nhọc trong thời gian dài như nông dân, bốc vác, công nhân, nhân viên văn phòng, thợ may, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ hồ…

Việc khuân bê hoặc nâng vác các vật nặng vượt quá sức mình khiến cho các đốt sống phải gánh chịu rất nhiều áp lực lớn, nếu liên tục xuất hiện trong khoảng thời gian dài ngày dễ gây nên tình trạng rách bao xơ và dẫn đến di chứng là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gặp phải một tai nạn trong lao động, khi chơi thể thao hoặc khi tham gia giao thông. Phần lưng của nạn nhân phải chịu những cú va đập hoặc ngã rất mạnh. Áp lực mà cơ thể phải thừa nhận từ cú va đập này gây ảnh hưởng rất lớn cho cột sống một cách đột ngột, từ đó làm cho các đĩa đệm lệch khỏi vị trí trung tâm đốt sống, bị rạn nứt dẫn đến rách bao xơ đĩa đệm. Nhân nhày ở phía bên trong thoát và chèn vào hệ thống dây thần kinh lưng và gây đau nghiêm trọng.

4. Béo phì

Khi khối lượng cơ thể vượt quá mức độ cho phép, khi đó cột sống có nghĩa vụ nâng đỡ khối lượng của cơ thể gặp phảo áp lực khá nặng nề.

Cột sống do phải gánh chịu khối lượng tăng quá mức khiến áp lực lớn và làm việc quá sức, lâu ngày gây nên sự thoái hóa của các hệ thống khớp xương. Đặc biệt là vùng xương thắt lưng, từ đó đễ dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm.

5. Mang thai

Khi phụ nữ mang thai, “các bé” thường phát triển khiến cân nặng người mẹ tăng lên và tử cung giãn ra khiến cho cột sống và vùng xương chậu bị đè nén và chèn ép lên các đĩa đệm.

Đồng thời, lúc mang thai thì các hormone làm cho những dây chằng và gân cùng các cơ bị suy yếu dẫn đến cột sống dễ thoái hóa và gây nên thoát vị đĩa đệm.

6. Sinh hoạt không điều độ

Bên cạnh những vấn đề trên, người bệnh thoát vị đĩa đệm còn do một số nguyên nhân trong quá trình sinh hoạt hàng ngày như:

  • Uống rượu bia: Trong rượu và bia có những chất ngăn chặn quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng, phá vỡ sự tái tạo và hấp thụ canxi, từ đó khiến xương cột sống dần dần suy yếu.

  • Hút thuốc lá: Các chất oxy khi được máu vận chuyển vào đĩa đệm mới có thể giúp bộ phận này phục hồi quá trình bị thóa hóa và tổn thương. Tuy nhiên, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất nicotin trong thuốc lá hoặc xì gà sẽ làm cho cơ chế tổng hợp oxy này bị giảm sút rất nhiều.

  • Ăn uống không điều độ: Nếu người bệnh dùng quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thức ăn chứa nhiều photpho thì sẽ khiến cho lượng canxi trong cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng, khiến cho các cơn đau xương khớp thêm trầm trọng.

⇒ Để ngăn ngừa những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý phòng tránh ngay từ đầu để tránh hậu quả nghiêm trọng:

  • Với những người lao động trí óc, làm việc trong văn phòng thì cần nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng bằng cách đứng dậy đi lại quanh phòng làm việc, làm 1 vài động tác có lợi cho thắt lưng.

  • Người lao động chân tay cần chú ý không khiêng vác vật nặng quá sức; không cúi lưng để nhấc vật lên đột ngột, mà cần ngồi xổm xuống để nâng vật lên từ từ, tránh tác động mạnh mẽ lên đĩa đệm.

  • Cần tập thể dục thường xuyên như bơi lội, tập yoga, Aerobic, đi xe đạp… để giúp xương cột sống thêm rắn chắc và dẻo dai.

  • Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cho xương khớp như vitamin D, K, chất béo Omega – 3… gồm cá hồi, sữa, trứng, cá thu, tôm, cua, đậu hà lan, đậu nành, cà chua…

Trên đây là một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cũng như biện pháp phòng tránh. Ngời bệnh có thể tham khảo để có thể biết được và tránh những biến chứng nguy hiểm, tác động có hại đến sức khỏe xương khớp của mình.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: ihs.org.vn

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:53

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không?

  • PDF.

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Vì đây là biện pháp can thiệp xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ở mức độ nặng, cần có sự can thiệp chuyên sâu của kỹ thuật y tế.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đang là mối quan tâm của cộng đồng, bởi đây là căn bệnh thường gặp và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Hầu hết việc điều trị bệnh này người ta có xu hướng tìm tới phương pháp phẫu thuật, nhưng thực tế cho thấy không phải trường hợp nào cũng lạm dụng phẫu thuật.

I. Không nên mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh mức độ nhẹ

Khi phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Trước hết, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tại đây các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh của bạn mà đưa ra hướng điều trị thích hợp.

 

Thoát vị đĩa đệm nên mổ khi nào là đúng?

Trên thực tế thì không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, lúc này các triệu chứng diễn ra còn nhẹ và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh thì việc áp dụng phương pháp phẫu thuật là hoàn toàn không cần thiết.

Hướng điều trị bảo tồn là chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, có thể là:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid và một số thuốc khác theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng khả quan trong việc chữa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ.

  • Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng làm giảm đau, lưu thông mạch máu và giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

  • Châm cứu: Tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo liên quan đến vùng tổn thương bằng kim chân là nguyên tắc của phương pháp điều trị này, giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo căng cột sống hoặc một số bài tập khác có tác dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.

  • Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Yếu tố nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn khi bệnh nhân thực hiện chữa trị đúng cách.

Tham khảo thêm:  Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

II. Trường hợp nên mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong nhiều trường hợp, phương pháp bảo tồn đã thất bại trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề và phức tạp hơn, các khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Lúc này, một cuộc phẫu thuật có thể là rất cần thiết cho người bệnh.

Mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh nặng mà các phương pháp thông thường không còn tác dụng.

Phẫu thuật đĩa đệm (Diskectomy) là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị hư hại. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay là:

1. Mổ hở

Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển để điều trị thoát vị đĩa đệm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da từ 4cm đến 6cm để lấy đi khối đĩa đệm thì thoát ra ngoài, đồng thời giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.

Nhược điểm là tàn phá nhiều mô mềm, bên cạnh đó còn đi kèm các biến chứng như vết mổ chảy máu, nhiễm trùng,…

2. Mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, an toàn hơn so với mổ hở. Điều đặc biệt ưu điểm của phương pháp này là đường mổ nhỏ, ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh.

Mổ nội soi thường được chỉ định đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên… Các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp sống ống thì không áp dụng phương pháp mổ nội soi.

3. Mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu

Vi phẫu thoát vị đĩa đệm được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật vi phẫu giúp giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, lấy bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là tỉ lệ tái phát thấp, tính thẩm mỹ cao, ít gây biến chứng hơn trên cơ thể người bệnh.

Lưu ý: Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh mới có thể đi đến quyết định có nên mổ hay là không mổ thoát vị đĩa đệm ở trường hợp nặng.

Hy vọng sau bài viết trên đây, người bệnh có thể phân biệt được thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không? Từ đó, lựa chọn cho mình hướng điều trị thích hợp nhất phù hợp với mức độ bệnh hiện tại. Nhằm mục đích mang lại kết quả hồi phục nhanh nhất có thể.

Chúc độc giả sớm bình phục !

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:52

DASH - chế độ ăn uống giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở tuổi trung niên

  • PDF.

Bs CKII Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Theo một nghiên cứu gần đây, các chế độ ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp DASH (The Dietary Approaches to Stop Hypertension) dường như làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Thêm lượng chất béo rắn và lượng đường ăn vào sẽ tăng mạnh dự đoán tử vong do mọi nguyên nhân.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các mô hình ăn uống ở độ tuổi trung niên có thể ảnh hưởng đến kết quả hàng thập kỷ sau đó, hỗ trợ nhu cầu quảng bá các mô hình chế độ ăn uống lành mạnh trong giai đoạn đầu của cuộc đời”.

dash

Chế độ ăn uống DASH

Tổng cộng có 841 ca tử vong xảy ra từ tất cả các nguyên nhân trong thời gian theo dõi trung bình là 18,0 năm. Mỗi nhóm tăng điểm ăn kiêng DASH tương quan với nguy cơ điều trị thấp hơn 6 phần trăm đối với tử vong do mọi nguyên nhân, 95% CI, 0.89-0.99, p <0.02). Sự gia tăng của một phân nhóm trong tiêu thụ thực vật, như được xác định trong bảng số liệu chế độ ăn kiêng DASH, tương quan với 7% giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân (HR, 0.93, 0.88-0.98). [ Am J Med 2017, 131: 48-55]

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 1 2018 18:01

You are here Tin tức Y học thường thức