• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết" 15 tháng 6

  • PDF.

Khoa khám bệnh - BVĐK Quảng Nam

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong. Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định SXHD có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp được cộng đồng quốc tế quan tâm và lo ngại do những tác động tiêu cực của dịch bệnh này đến đời sống xã hội. Sự gia tăng về số ca mắc cũng như phạm vi bùng phát dịch của bệnh SXHD do nhiều nguyên nhân: nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện sớm ở nhiều nơi trong năm, sự gia tăng mật độ dân số, hoạt động du lịch quốc tế và địa phương cũng sôi động hơn. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXHD. Do đó, các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống bệnh cần được tích cực áp dụng trong cộng đồng.

Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống SXHD của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXHD, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXHD, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.

pk1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 17 Tháng 6 2018 08:19

Chăm sóc người bệnh tiêu chảy

  • PDF.

Huỳnh Thị Lanh ĐDCĐ, Khoa Y học nhiệt đới

Tiêu chảy là hiện tượng đi tiêu ra phân có độ lỏng hơn bình thường, và thường là cũng tăng số lần đi tiêu trong ngày lên một cách bất thường.

tc

Một số biến chứng hay gặp:

Mất nước, điện giải: suy tuần hoàn, suy thận, rối loạn điện giải.

Tổn thương niêm mạc ruột: xuất huyết tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu..

Biến chứng ngoài ruột: nhiễm trùng huyết…

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà:

Cách pha ORS và uống đúng cách: gói 1 lít nên pha đúng 1 lít nước, không chia đôi gói ra pha 2 lần. Dùng trong vòng 24h, không dùng hết thì bỏ đi.

Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ôi thiu, nhiễm bẩn…

Tẩy uể, xử lý phân đúng quy trình để tránh lây nhiễm.

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.

Sử dụng nguồn nước sạch.

Nhiễm trùng huyết là một vấn đề sức khỏe cộng đồng có thể phòng ngừa

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Năm 2017, Hội Y tế Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHA/WHO) đã thông qua một nghị quyết ưu tiên giảm gánh nặng toàn cầu về nhiễm trùng huyết [1]. Trong khi các sáng kiến ​​lâm sàng và khoa học ngày nay chủ yếu tập trung vào việc chăm sóc cấp tính nhiễm trùng huyết, giải pháp của WHA/WHO đưa ra một mô hình tương phản chính - rằng nhiễm trùng huyết là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đòi hỏi các giải pháp dựa trên dân số và dựa trên hệ thống. Sự thay đổi như vậy đã xảy ra trước đó với nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trong khi những bệnh lý này đã từng được xem là tình trạng cấp tính, không thể dự phòng được, hôm nay việc phòng ngừa chúng thông qua việc điều trị các bệnh lý nền mãn tính được xem là một trong những thành tựu sức khỏe cộng đồng tuyệt vời của thế kỷ hai mươi [2]. Với nhiễm trùng huyết theo cách tương tự, câu hỏi quen thuộc - nhưng quan trọng – đã phát sinh. Chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng cho xã hội? Những can thiệp có hệ thống nào hiệu quả nhất từ ​​góc độ dân số? Và, cuối cùng, chúng ta có thể ngăn ngừa nhiễm trùng huyết?

nhiemtrunghuyet

Hình 1 Chiến lược phòng ngừa dọc theo chuỗi nhiễm trùng của các sự kiện. Đơn vị chăm sóc đặc biệt ICU

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 5 2018 09:22

Con người uống bao nhiêu nước là đủ?

  • PDF.

Bs Trương Thị Kiều Loan - Khoa Vi Sinh

Chúng ta đều biết rằng nước uống sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Nhưng uống bao nhiêu là đủ? Các chuyên gia nói rằng, trung bình mỗi ngày sẽ đủ tám ly ( mỗi ly chứa 8 ounces hay 0,24 lit tương đương 1,92 lít nước/ngày). Tuy nhiên, có thể chừng đó vẫn không đủ. Trong khi tám ly là tuyệt vời, số tiền thực sự cần phải được tính toán để đáp ứng nhu cầu của nước mỗi cá nhân. Người lớn nhất sẽ mất từ ​​2 đến 3 lít nước mỗi ngày thông qua chức năng cơ thể bình thường, nhưng những người sống trong hoặc làm việc trong môi trường ấm hơn có xu hướng mất nhiều hơn. Ví dụ như vận động viên, cần uống nhiều nước để cân bằng chất lỏng cơ thể của họ. Đối với những người này, uống nhiều nước sẽ bù đắp cho lượng nước bị mất lớn do đổ mồ hôi, cũng như trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

nuoc

Đọc thêm...

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

  • PDF.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được tách từ chính mỡ của người bệnh để điều trị bệnh. Đây là kỹ thuật còn khá mới, nhưng đạt được hiệu quả và an toàn cao. Không có tác dụng phụ vì dùng chính tế bào tự thân của người bệnh, giúp lấy lại cuộc sống và sinh hoạt bình thường, tránh nguy cơ bị tháo khớp và thay khớp gối nhân tạo.

Thoái hóa khớp gối là những phần sụn tổn thương khiến khớp gối suy yếu, hạn chế khả năng vận động. Thoái hoá khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, nhất là ở người cao tuổi. Do đó, nếu có tình trạng đau nhức thì hãy nhanh chóng điều trị để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

I. Tế bào gốc là gì?

Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết đảm nhận một nhiệm vụ, chức năng nào đó của cơ thể. Các tế bào này giúp cho cơ thể duy trì những hoạt động bình thường như nhịp đập của tim, hoạt động của não, làm sạch máu của thận, thay đổi tế bào mới cho da…

Chức năng đặc biệt của tế bào gốc được biết đến là tái tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được đánh giá cao về tính ứng dụng và hiệu quả.

Vậy tế bào gốc là gì? Tế bào gốc được hiểu là các tế bào sinh học có khả năng phân chia và giải mã để tạo thành các tế bào chuyên biệt khác nhau và có thể tiếp tục phân chia thông qua sự phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn nữa.

Ta có thể hiểu tế bào gốc là chính là một nhà cung cấp những tế bào mới. Khi tế bào gốc phân chia, chúng có thể tạo ra thêm một số tế bào gốc mới, hoặc tạo nên những loại tế bào khác. Ví dụ, tế bào gốc của da có thể tạo ra thêm những tế bào gốc mới, hoặc tạo ra những tế bào có nhiệm vụ khác nhau như là định hình sắc tố cho da.

Khi cơ thể bị thương hoặc bệnh, tế bào trong cơ thể cũng sẽ bị chết. Khi đó, tế bào gốc sẽ bắt đầu hoạt động. Chúng sửa chữa những tế bào bị thương và thiết lập những tế bào mới thay thế vào chỗ những tế bào đã chết. Đây là cơ chế hoạt động mà tế bào gốc giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tế bào gốc có rất nhiều loại chuyên biệt khác nhau. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, mỗi bộ phận trong cơ thể sẽ có một loại tế bào gốc riêng. Ví dụ, máu sẽ có tế bào gốc của máu là những tế bào tạo hồng cầu, bạch cầu…

Bởi vì bản chất và nguyên lý hoạt động của tế bào gốc là thay thế những tế bào bị tổn thương hoặc chết, những nhà khoa học đã tìm cách sử dụng tế bào gốc trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Người bệnh khi được cấy tế bào gốc, hoặc tế bào làm từ tế bào gốc sẽ giúp sửa chữa những khiếm khuyết nhằm làm cho bệnh nhân hồi phục và khỏe mạnh trở lại.

Ví dụ, bệnh nhân bị đau khớp gối sẽ được điều trị với những tế bào gốc để sửa chữa những thiệt hại và hư tổn xảy ra ở khớp gối. Những tế bào gốc trong cơ thể chỉ có khả năng sửa chữa một cách hạn chế, nhưng khi khớp gối được cấy vào hàng triệu tế bào gốc sẽ tạo nên hiệu nghiệm hơn gấp nhiều lần.

Vì thế, khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, phương pháp tế bào gốc được cấy ghép giúp nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi chức năng vận động bình thường.

II. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối

Trước đây, dấu hiệu thoái hóa khớp gối được điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc giảm đau. Nếu bệnh nặng hơn thì tiến hành tiêm thuốc hoặc phẫu thuật nội soi, tuy nhiên những phương pháp này không trị được tận gốc căn nguyên của bệnh.

Tế bào gốc chữa thoái hóa khớp gối lấy ở thắt lưng sẽ hạn chế được các thương tổn so với lấy ở bụngTế bào gốc chữa thoái hóa khớp gối lấy ở thắt lưng sẽ hạn chế được các thương tổn so với lấy ở bụng

Tế bào gốc dùng để điều trị nhiều loại bệnh được ra đời, trong đó có chữa thoái hóa khớp gối. Tế bào gốc được dùng từ mỡ rất thích hợp trong điều trị thoái hóa khớp, giúp phát triển thành tế bào sụn tự nhiên khi được cấy vào dịch khớp, giúp phục hồi lớp đệm của phần sụn khớp cho bệnh nhân.

Ưu điểm: 

  • Là phương pháp được đánh giá cao, có thể trị dứt điểm chứng thoái hóa khớp gối ở người bệnh.

  • Hiệu quả tương đối cao, người bệnh không cảm thấy đau nhức tái phát như những phương pháp truyền thống, các lớp sụn cũng được củng cố dày hơn, tránh được tình trạng phù xương dưới sụn, các tổn thương ở khớp gối cũng được phục hồi…

Nhược điểm:

  • Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tế bào gốc được lấy từ người bệnh, độ tuổi và tiền sử bệnh lý…

  • Chi phí điều trị khá cao

  • Tính phổ biến chưa cao, hiện nay tại Việt nam còn khá ít bệnh viện công lập điều trị liệu pháp này.

1. Quy trình điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Để điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc, thường thì bác sĩ sẽ tiến hành quy trình như sau:

  • Tiến hành lấy tế bào gốc và xử lý: Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tế bào gốc ngay tại mô mỡ bụng của bệnh nhân, thường là 100cc mỡ bụng và 25cc máu để đảm bảo về số lượng lớn, tế bào trưởng thành và khả năng đào thải ngoài ý muốn.

  • Chiết xuất tế bào gốc: Với những máy chiết xuất hiện đại, xử lý đơn giản, các tế bào gốc được lấy ngay từ mỡ bụng khoảng 3cc và 3cc tiểu cầu từ máu, sau đó trộn đều 2 hỗn hợp với nhau để dùng tiêm vào khớp gối bị thoái hóa.

  • Xử lý vùng khớp bị thoái hóa: Trước khi tiêm hỗn hợp dung dịch tế bào gốc, bệnh nhân cần trải qua giai đoạn mổ nội soi để làm sạch ổ khớp gối bị thoái hóa,  lấy sạch các mảnh vụn, dịch viêm, sụn vôi hóa… Sau đó, làm rớm máu để kích thích quá trình liền sẹo. Đây cũng là bước khảo sát để biết vùng sụn cần tiêm tế bào gốc.

  • Thực hiện tiêm tế bào gốc: Hỗn hợp tế bào gốc sẽ được tiêm vào vị trí mô sụn cần can thiệp. Quá trình can thiệp chữa thoái hóa khớp gối này sẽ diễn ra trong khoảng 12 – 18 tháng với tần suất khác nhau. Các mô sụn sau khi tiêm tế bào gốc cần phải theo dõi liên tục để kiểm soát quá trình điều trị..

>> Tham khảo thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

2. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Hiệu quả của phương pháp này là cho thấy rõ rệt quá trình hình thành sụn mới, điều mà các phương pháp trước đó chưa làm được. Phương pháp này không cần can thiệp phẫu thuật phức tạp, xâm lấn quá sâu, giảm nguy cơ nhiễm trùng…

Phương pháp này lại được thực hiện cực kì đơn giản, chỉ cần phẫu thuật nội soi ở khớp gối bị thoái hóa để tẩy rửa cho sạch rồi tiêm tế bào gốc và huyết tương vào là xong.

⇒ Cơ chế tạo sụn mới của tế bào gốc là sự chuyển biến biệt hóa của tế bào gốc thành tế bào sụn, từ đó hình thành và phát triển thành các mô sụn mới, còn huyết tương và tiểu cầu giúp kích thích tái tạo sụn mới đồng thời chống viêm nhiễm.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được đánh giá khá cao, nhiều bệnh nhân sau điều trị không còn cảm thấy đau đớn, đi lại bình thường và không có trường hợp tái phát hay biến chứng.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-te-bao-goc-13328.html

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:54

You are here Tin tức Y học thường thức