• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Vai trò tiên lượng của troponin ở bệnh nhân suy tim

  • PDF.

BS CKII Trần Lâm

I. MỞ ĐẦU

Hiện nay, suy tim được coi là dịch bệnh của thế kỷ XXI. Đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng với tỷ lệ tật bệnh, tử vong và chi phí chăm sóc cao đáng kể. Tầm quan trọng của các chỉ điểm sinh học tim trong chẩn đoán và phân tầng nguy cơ bệnh nhân (BN) suy tim ngày càng tăng. Trong số đó, vai trò của các natriuretic peptides đã được khẳng định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa biết về vai trò của Troponin tim (cTn) trong suy tim, đặc biệt là suy tim mất bù cấp. Tổn thương cơ tim là do thiếu máu cục bộ nặng, và cTn là một chỉ điểm sinh học nhạy và đặc hiệu của tổn thương cơ tim. Do đó, cTn chủ yếu được sử dụng trong chẩn đoán, phân tầng nguy cơ và chăm sóc bệnh nhân (BN) bị hội chứng vành cấp.

Troponin INgày nay, bằng những phương pháp có độ nhạy cao (hs- high sensitivity) với kỹ thuật nano, cTn với những nồng độ ở mức nanogram/lít (gọi tắt là hs-troponin) cũng được phát hiện ở gần như tất cả bệnh nhân bị hội chứng suy tim, đặc biệt là suy tim mất bù cấp (STMBC). Nhiều cơ chế được đề nghị để giải thích tại sao nồng độ cTn tăng ở bệnh nhân suy tim. Hiện tượng chết tế bào cơ tim theo chương trình và tự thực bào do sức căng thành đã được chứng minh. Nhiễm độc tế bào trực tiếp liên quan với viêm, những yếu tố thần kinh thể dịch lưu hành, những tiến trình thâm nhiễm cũng như viêm cơ tim và bệnh cơ tim do stress có thể hiện diện cùng với suy tim và bất thường nồng độ cTn. Sự hiện hữu, mức độ và sự dai dẵng của tăng cTn trong suy tim ngày càng được chấp nhận là yếu tố dự đoán độc lập kết cục xấu ở cả BN suy tim cấp và mạn, tăng hs-cTn liên quan với tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, không nên coi nó là “dương tính giả”.  Hy vọng hs-cTn sẽ được sử dụng thường quy trong lâm sàng để đánh giá tiên lượng và kết quả điều trị ở BN suy tim.

 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 3 2014 11:39

Vitamin D và Bệnh Tim mạch

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Nội TM

Thiếu vitamin D, cũng như bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ liên quan khá phổ biến trên khắp thế giới và thường cùng tồn tại. Vitamin D từ lâu đã được biết là một phần thiết yếu của quá trình chuyển hóa xương, mặc dù bằng chứng gần đây cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh các bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh tim mạch. Bài này nhằm mục tiêu tóm tắt các số liệu mới nhất về tham gia của thiếu vitamin D trong phát triển các yếu tố nguy cơ tim mạch chính: tăng huyết áp, béo phì và rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường túp 2, bệnh thận mãn tính và rối loạn chức năng nội mô. Ngoài ra, nó còn điểm qua các quan sát gần đây nhất, cũng như dữ liệu can thiệp về ảnh hưởng của vitamin D đối với bệnh tim mạch. Hiện vẫn chưa giải quyết liệu thiếu vitamin D có liên quan nhân quả đến sinh bệnh của bệnh tim mạch hay không, dữ liệu từ các thử nghiệm đổi chứng ngẫu nhiên được thiết kế nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung vitamin D trên hậu quả bệnh tim mạch còn đang chờ với dự đoán. Hiện tại chúng ta mới chỉ có thể kết luận rằng thiếu vitamin D là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập, nhưng liệu bổ sung vitamin D có cải thiện đáng kể hậu quả bệnh tim mạch hay không vẫn còn chưa được biết nhiều.

vitaminD1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 3 2014 19:29

Hướng dẫn thở máy trong ALI và ARDS

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU

thomay11

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 10 2014 16:53

Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản và cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

                                                  Bs Trần văn Thành và Cs

Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản và cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2012, có 7 bệnh nhân điểm số ASA I hoặc II được mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản và cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống tại bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Kết quả: tất cả các trường hợp đều thực hiện thành công bằng nội soi sau phúc mạc dưới gây tê tủy sống.. Thời gian mổ trung bình 58,25 phút ( 35- 120). Điểm đau trung bình theo thang điểm VAS sau mổ 4 giờ: 1,5 (1-3), 8 giờ: 2,5 (1-4), 12 giờ: 1,7 (1-3),  và thời điểm  24 giờ là 1 (0-2 ). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình  5,28 ngày (4-7 ngày). Tất cả các trường hợp đều hài lòng cả trong và sau mổ.

Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản đoạn hông lưng hoặc cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống là khả thi và hiệu quả ở  những  bệnh nhân được lựa chọn. 

Noisoi11

Hình minh họa

Mời các bạn xem tiếp toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 2 2014 17:39

Hội chứng HELLP

  • PDF.

Bs Bùi Văn Duy Phúc - Khoa Sản

Hội chứng HELLP được Weinstein mô tả lần đầu tiên năm 1982, gồm 3 dấu chứng sinh hóa là: HEMOLYSIS- tán huyết, ELEVATED LIVER ENZYMES- tăng men gan, LOW PLATELET COUNT- tiểu cầu thấp.

Hội chứng HELLP xuất hiện mang tính sắc tộc, chủng tộc, tầng lớp kinh tế xã hội và độ tuổi. HELLP biểu hiện trên cả sản phụ con so và con rạ. Bệnh thường diễn tiến nhanh và xảy ra  biến chứng nặng có thể đe dọa tính mạng của cả sản phụ và thai nhi. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời làm cải thiện đáng kể bệnh suất và tử suất. Khoảng 70% trường hợp xảy ra trước sinh, phần lớn trong khoảng 27 – 37 tuần; phần còn lại trong vòng 48 giờ sau sinh.

hellp4 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 1 2014 17:22

You are here Đào tạo Tập san Y học