• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về thông khí không xâm nhập

  • PDF.

 Ths Bs Lê Tự Định – Khoa ICU

Các khuyến cáo mới dựa trên cơ sở ngày càng có nhiều bằng chứng từ các tài liệu và sự thay đổi trong thực hành lâm sàng trong những năm gần đây, mô tả việc sử dụng các hình thức thở máy không xâm nhập trong các trường hợp sau phẫu thuật, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ở những bệnh nhân được cai thở máy thông thường, và ở những bệnh nhân có nguy cơ cao suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản .

"Thở máy không xâm nhập là một lựa chọn quan trọng trong việc xử trí bệnh nhân có nguy cơ hoặc có suy hô hấp trong môi trường chăm sóc đặc biệt, " Sean P. Keenan, tiến sỹ y khoa và các đồng nghiệp từ nhóm thử nghiệm Critical Care Canada về các phương thức thở máy không xâm nhập cho biết.

"Trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng phương thức thở máy áp lực dương không xâm nhập (NPPV= noninvasive positive-pressure ventilation) và thông khí áp lực dương liên tục (CPAP= continuous positive airway pressure) qua mặt nạ đã tăng lên rất nhiều trong số những bệnh nhân bị bệnh cấp tính...Cả hai phương pháp thông khí đã được sử dụng để tránh đặt nội khí quản trong quần thể bệnh nhân khác nhau với thành công khác nhau ".

CPAP1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 1 2014 14:52

Sử dụng Acid tranexamic cho bệnh nhân chấn thương sọ não

  • PDF.

Khoa ICU

Bối cảnh: Tổn thương não sau chấn thương thường kèm theo chảy máu nội sọ có thể làm bệnh nhân trầm trọng hơn sau khi nhập viện. Tranexamic acid (TXA) đã được sử dụng để chứng minh làm giảm chảy máu trong phẫu thuật chọn lựa và có bằng chứng rằng sử dụng ngắn hạn TXA có thể làm giảm tái xuất huyết trong xuất huyết nội sọ tự phát. 

Một nghiên cứu nhằm mục đích xác định hiệu quả và an toàn của TXA trong việc ngăn ngừa xuất huyết nội sọ tiến triển trong CTSN.

Hanexic1

Phương pháp: Đây là một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược mù đôi. Nghiên cứu ghi nhận 238 bệnh nhân > 16 tuổi, bị CTSN mức độ vừa đến nặng (thang điểm Glasgow sau hồi sức là 4-12), có chụp CT scan não trong vòng tám giờ sau chấn thương và không có chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Loại trừ bệnh nhân nếu họ có rối loạn đông máu hoặc creatinine huyết thanh > 2,0 mg%. 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 1 2014 15:16

Tương tác gan tim trong suy tim

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Nội Tim mạch

Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chính gây nhập viện thường xuyên, chất lượng cuộc sống sút kém và rút ngắn tuổi thọ. Suy tim làm mất khả năng trường diễn đáp ứng yêu cầu trao đổi chất của các cơ quan đích và cơ xương. Y văn học hiện nay thiếu các bài tổng quan về ảnh hưởng suy tim trên chức năng gan. Trong bài báo này, tác giả tóm tắt các tài liệu sẵn có với hy vọng làm nổi bật sự khác biệt quan trọng trong biểu hiện lâm sàng, kết quả mô học và thông số sinh hóa của bệnh nhân có biểu hiện tổn thương gan cấp tính và mạn tính thứ phát do suy tim. Các tác giả tiếp tục thảo luận về sử dụng các xét nghiệm chức năng gan như một chỉ dấu tiên lượng ở bệnh nhân suy tim, cũng như những tác động của tổn thương gan trên chuyển hóa thuốc ở các bệnh nhân này. Cuối cùng, tác giả đưa ra kiến nghị liên quan đến việc xử lý của cả hai loại tổn thương gan ở những bệnh nhân suy tim.

suytim11

Mời các bạn xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 1 2014 12:52

Viêm gan siêu vi B: Khuyến nghị trong thực hành lâm sàng

  • PDF.

Bs CKI Trần Ngọc Hưng - Khoa YHNĐ

Khuyến nghị 1:

Đánh giá toàn diện và tham vấn đầy đủ cho bệnh nhân là điều rất quan trọng trước khi bắt đầu điều trị.

Đánh giá bao gồm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tình trạng nhân lên của HBV, tình trạng xơ hóa tại gan, đồng nhiễm HCV,HIV,HDV. Sử dụng bia rượu và tiền sử gia đình trực hệ về HCC,xơ gan. Tham vấn về phòng tránh lây lan, tuân thủ điều trị kể cả vấn đề tâm lý xã hội.

sieuvib1

Khuyến nghị 2:

-Nhiễm virut Viêm gan B mạn:HBsAg (+)> 6 tháng và ALT bình thường. Tình trạng này chưa phải đặc trị. Theo dõi ALT và siêu âm bụng mỗi 3-6 tháng.

-Viêm gan virut B mạn:HBsAg (+)> 6 tháng và ALT > 2 lần giới hạn trên bình thường(ULN). Theo dõi men gan mỗi tháng trong 3 tháng, nếu ALT vẫn cao cần cân nhắc chỉ định đặc trị.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 1 2014 16:42

Cắt tử cung toàn phần qua nội soi

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh

Cắt tử cung (TC) là một phẫu thuật phổ biến trong thực hành phụ khoa. Có thể cắt TC qua nhiều đường tiếp cận khác nhau: đường mổ bụng hở, đường âm đạo, qua đường nội soi hay những con đường kết hợp. Sự phát triển kỹ thuật nội soi và các kỹ thuật bảo tồn đã góp phần thay đổi quan điểm về vấn đề cắt tử cung. Cắt tử cung qua nội soi là một phẫu thuật thay thế phương pháp phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng và cắt tử cung qua đường âm đạo lần đầu tiên trên thế giới do Harry Reich thực hiện vào tháng 1 năm 1989 tại Mỹ .Trở ngại ban đầu do thời gian mổ kéo dài được khắc phục nhờ kinh nghiệm và nhờ thay đổi kỹ thuật, không cắt TC hoàn toàn bằng nội soi mà là cắt TC đường âm đạo có chuẩn bị bằng nội soi (Garry, 1994).

Hai tác giả Liu và Reich đã chia phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt TC thành nhiều mức độ dựa vào mốc quan trọng là động mạch tử cung (ĐMTC).

- Cắt TC đường âm đạo có nội soi hỗ trợ (Laparoscopic  Assisted Vaginal Hysterectomy- LAVH): hai ĐMTC được cắt qua ngã âm đạo.

- Cắt TC qua nội soi (Laparoscopic Hysterectomy- LH): cắt 2 ĐMTC qua nội soi, phần còn lại  dây chằng cardinal và dây chằng TC – cùng  được làm qua đường âm đạo.

- Cắt TC hoàn toàn qua nội soi (Total Laparoscopic Hysterectomy- TLH): toàn bộ các thì đều được thực hiện qua nội soi, TC có thể lấy qua ngã âm đạo hoặc đường nội soi.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 21 Tháng 12 2013 13:40

You are here Đào tạo Tập san Y học