• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Sử dụng Warfarin đúng mức ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - Khoa ICU

Theo một nghiên cứu gần đây, việc sử dụng warfarin, một thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ ở những bệnh nhân nhập viện với chứng rung nhĩ vẫn còn dưới mức tối ưu.

"Chúng tôi phát hiện 73 trong số 119 bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ không đào thải warfarin", trưởng nhóm nghiên cứu, BS Lim Toon Wei, giám đốc đơn vị chăm sóc mạch vành, Trung tâm Tim mạch Đại học Quốc gia Singapore cho biết. "Chảy máu là  lý do số 1  để thầy thuốc không dùng thuốc chống đông cho bệnh nhân."

Các nghiên cứu hồi cứu bao gồm 1.826 bệnh nhân nhập viện tại đơn vị tim mạch của Bệnh viện Đại học Quốc gia từ tháng 1 đến tháng 3.2010. Trong số những bệnh nhân này, có 163 bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh lý van tim và 119 bệnh nhân là có nguy cơ cao bị đột quỵ. Gần 60 % là nam giới. Tuổi trung bình là 69 tuổi.

Những bệnh nhân lớn tuổi và những người có tiền sử chảy máu hiếm khi được dùng warfarin. Trong số những bệnh nhân đang dùng warfarin, 40,7 % không nằm trong giới hạn điều trị chống đông, khiến họ tăng nguy cơ huyết khối. Gần 19% nằm trong giới hạn điều trị chống đông, cho thấy tăng nguy cơ chảy máu.

wafarin1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 7 2013 12:58

Cầu cơ động mạch vành (Myocardial bridging) - một nguyên nhân gây đau thắt ngực

  • PDF.

Ths Bs Trần Quốc Bảo

Từ lâu, nói đến nguyên nhân gây đau thắt ngực (ĐTN) mọi người thường nghĩ ngay đến xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch vành (ĐMV). Tuy nhiên, ĐTN còn do những nguyên nhân khác hiếm gặp như dị tật bẩm sinh ĐMV, nghẽn ĐMV do thuyên tắc (cục máu đông, khí, mảnh sùi…), cầu cơ ĐMV (myocardial bridging), viêm ĐMV do bệnh hệ thống (Kawasaki, Takayashu, Lupus ban đỏ…), tổn thương ĐMV do xạ trị. Nhân một vài trường hợp đau thắt ngực do cầu cơ ĐMV được phát hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam chúng tôi xin giới thiệu về một trong những nguyên nhân gây đau thắt ngực ít gặp này.

Giới thiệu: Khái niệm cầu cơ tim (myocardial bridging) được đề cập đến đầu tiên vào năm 1737 bởi Reyman, nhưng được phân tích một cách sâu sắc qua khám nghiệm tử thi được báo cáo vào năm 1951 bởi Geiringer và cộng sự. Bình thường, hệ động mạch vành nằm trên lớp thượng tâm mạc cung cấp máu cho cơ tim, khi có một ĐMV đi xuyên qua lớp cơ tim (hay lớp cơ tim phủ lên một đoạn của ĐMV– hình 1) thì gọi là bệnh lý cầu cơ ĐMV. Trong thời kỳ tâm thu khi cơ tim co bóp sẽ gây thắt đoạn ĐMV có cầu cơ dẫn đến thiếu máu cơ tim gây nên triệu chứng đau thắt ngực, đặc biệt khi bệnh nhân gắng sức, cơ tim co bóp càng mạnh thì triệu chứng đau thắt ngực càng nhiều. Đây là một bệnh lý có tính chất bẩm sinh, thường gặp ở độ tuổi 40-50, nam > nữ. Tần suất 15-85% khi giải phẫu tử thi, và 0.5-16% trong trường hợp chụp ĐMV. Tần suất cao hơn gặp ở các bệnh lý phì đại thất trái, đặc biệt bệnh cơ tim phì đại. Độ dài cầu cơ từ 10-30mm, độ dày 1-10mm. ĐMV thường hay có cầu cơ nhất là đoạn giữa của động mạch liên thất trước (LAD) (hình 2), các nhánh chéo hay nhánh bờ cũng có thể bị ảnh hưởng. Thông thường, cầu cơ phát triển từ phần cơ thất phải cạnh vách liên thất. Cũng có thể gặp cầu cơ ở ĐMV phải (RCA) hay ĐM mũ (LCx); trong các trường hợp này, cầu cơ phát triển từ tâm nhĩ, thường chỉ bao quanh ¾ chu vi mạch máu, độ dày cầu cơ thường mỏng hơn 0.1-0.3mm, chiều dài 10-15mm. Hiếm khi cầu cơ bắt qua tĩnh mạch vành và không gây triệu chứng lâm sàng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2013 15:33

Mạch tiền đạo

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh

Mạch tiền đạo mô tả mạch máu của thai băng qua màng ối ở lỗ trong cổ tử cung và phía dưới của ngôi thai, không được bảo vệ bởi nhau thai hoặc dây rốn. Tình trạng này có thể thứ phát của rốn bám màng trong một bánh nhau hoặc bánh nhau 2 thùy (mạch tiền đạo loại 1), hoặc một mạch máu chạy giữa bánh nhau chính và bánh nhau phụ (mạch tiền đạo loại 2). Tỉ lệ mắc bệnh báo cáo trên y văn thay đổi từ 1/2000 đến 1/6000 thai kỳ. Không giống như nhau tiền đạo, mạch tiền đạo không gây nguy cơ chính cho mẹ nhưng liên quan có ý nghĩa với nguy cơ cho thai nhi. Khi màng ối bị vỡ tự nhiên hoặc do bấm ối, các mạch máu thai nhi không được bảo vệ gây hậu quả xuất huyết. Mạch tiền đạo thường có biểu hiện chảy máu tươi tại thời điểm vỡ ối và bất thường nhịp tim thai như nhịp giảm, nhịp tim chậm, nhịp hình sin hoặc mất nhịp tim thai. Tỷ lệ tử vong trong tình huống này khoảng 60%, mặc dù tỷ lệ sống sót cải thiện đáng kể đến 97% đã được báo cáo ở nơi đã thực hiện chẩn đoán tiền sản. Rất hiếm khi chảy máu mà không kèm theo vỡ ối. Vì lưu lượng máu thai nhi là khoảng 80-100 ml / kg, nên mất một lượng máu tương đối nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đối với thai nhi, vì thế phải kết thúc cuộc đẻ nhanh chóng và hồi sức tích cực bao gồm cả việc cần thiết phải truyền máu. Rất hiếm khi bất thường nhịp tim của thai nhi trong trường hợp không có xuất huyết có thể xuất hiện thứ phát do sự chèn ép mạch máu thai nhi bởi ngôi thai.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 7 2013 15:08

Điều trị tăng huyết áp kháng trị bằng kỹ thuật triệt đốt thần kinh giao cảm thận

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm

GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA THẦN KINH GIAO CẢM THẬN

  • Các sợi thần kinh giao cảm hướng tâm và ly tâm của thận nằm ở lớp ngoại mạc của 2 động mạch thận.
  • Kích thích các sợi giao cảm ly tâm gây co mạch thận, giảm tuần hoàn thận, tăng phóng thích rennin, epinephrine và tăng tái hấp thu natri.
  • Kích thích các sợi giao cảm hướng tâm gây tăng hoạt động giao cảm trung ương.
giaocam1

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 6 2013 21:07

Dịch tiêm truyền tĩnh mạch

  • PDF.

Ths Nguyễn Đình Tuấn - Trường CĐYT Quảng Nam

MỞ ĐẦU

Dịch truyền là danh từ chung dùng để chỉ các dạng dịch thể (dung dịch, nhũ dịch) có dung tích lớn, thường dùng đưa vào tĩnh mạch. Có nhiều loại nhưng 2 loại thông dụng là:

  • Loại dùng bồi phụ thể tích dịch lưu hành khi bị mất máu, bỏng nặng, tụt huyết áp,…
  • Loại cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ốm nặng.

dich-truyen

Trong thực hành lâm sàng hàng ngày hiện nay, chỉ định chuyền dịch tĩnh mạch ngày càng rộng rãi và như thế thầy thuốc cần phải ghi nhớ một số kiến thức cơ bản về các loại dịch truyền để có chỉ định tốt nhất hầu mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Vấn đề này không phải dễ dàng nhưng không phải là quá khó không thể thực hiện được. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về dịch truyền tĩnh mạch:

Đọc thêm...

You are here Đào tạo Tập san Y học