• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Sử dụng và bảo quản các thuốc cần chia liều

  • PDF.

Trần Thị Kim San -

Dạng thuốc là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể. Dạng thuốc được bào chế để phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản. Sử dụng và bảo quản thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị.

TheoTổ chức y tế thế giới – WHO, sai sót liên quan đến sử dụng thuốc là một thất bại không có chủ đích trong quá trình điều trị bằng thuốc dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại cho bệnh nhân. Sai sót hay gặp nhất tại các bệnh viện liên quan đến thuốc đa liều là thời gian bảo quản sau mở nắp, nhiệt độ bảo quản khi lọ thuốc còn nguyên vẹn - sau mở nắp...

THUOCCHIALIEU

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 3 2020 18:00

Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú

  • PDF.

Ds Lê Thị Diệu Hiền -

Càng ngày, lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ càng được nhận thức rõ. Cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng, thông minh hơn, đồng thời người mẹ nhanh chóng trở lại vóc dáng cũ, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú, cổ tử cung... Tuy nhiên khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú, thuốc có thể được bài tiết vào sữa và gây hại cho trẻ bú mẹ. Chính vì vậy, việc dùng thuốc ởphụ nữ cho con bú cũng cần được quan tâm đúng mức để làm sao đạt được mục tiêu điều trị bệnh cho mẹ, đông thời tránh cho trẻ bị "dùng" và chịu tác dụng bất lợi của thuốc mà vẫn đảm bảo duy trì cho trẻ bú mẹ.

thuocphunu

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 3 2020 17:44

Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân suy tim

  • PDF.

Ds. Đặng Thị Ngọc Hà -

1. Chế độ ăn uống:

 - Muối và các thực phẩm giàu natri chính là kẻ thù số 1 của bệnh nhân suy tim. bệnh nhân suy tim cần dùng chế độ ăn nhạt (chế độ ăn giảm muối) để phòng ngừa các triệu chứng của ứ dịch.

  • Ăn nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước, ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim.
  • Thực đơn ít muối giúp bạn kiểm soát huyết áp, tránh phù nề, cải thiện tình trạng khó thở.
  • Lượng natri trong mỗi bữa ăn không quá 2.000mg, và tốt nhất là dưới 1500mg.
  • Những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

- Kiểm soát lượng dịch đưa vào: hạn chế lượng dịch từ 1,5-2 lít dịch/ngày đối với các bệnh nhân có triệu chứng suy tim nặng, đặc biệt với các trường hợp có hạ natri máu. hiện vẫn chưa xác định được mối liên quan rõ nét giữa lợi ích lâm sàng và việc hạn chế lượng dịch đưa vào đối với các trường hợp có triệu chứng suy tim nhẹ đến trung bình.

khongthuoctim

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 3 2020 17:46

Đừng để bệnh Glaucoma làm u tối cuộc sống của bạn

  • PDF.

 

Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ GLAUCOMA THẾ GIỚI 2020

"Đừng để bệnh Glaucoma làm u tối cuộc sống của bạn"

Đó là thông điệp của tuần lễ Glaucoma thế giới năm nay diễn ra từ ngày 11 đến 17-3. Glaucoma (bệnh cườm nước) là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên thế giới, đứng hàng thứ hai sau đục thể thủy tinh.

Bệnh Glaucoma là gì?

Glaucoma (hay dân gian gọi là cườm nước) là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Bệnh thường do tình trạng áp lực ở trong mắt tăng cao, gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến tổn hại thần kinh thị giác, thị trường thu hẹp, thị lực giảm và mất không hồi phục.

Những ai có thể mắc bệnh Glaucoma?

Hiện nay, trên thế giới có ước tính trên 60 triệu người đang mắc bệnh Glaucoma.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở độ tuổi trên 40. Sự gia tăng tuổi thọ hiện nay sẽ làm tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Một số dấu hiệu nguy cơ của bệnh Glaucoma, được gọi tắt là 5F mà bạn nên biết:

  1. Forty - trên 40 tuổi.
  2. Family – trong gia đinh có người mắc bệnh Glaucoma.
  3. Far Vision – người bị viễn thị.
  4. Female – giới tính nữ thường bị hơn nam.
  5. Fellow eye – mắt thứ nhất đã bị bệnh thì khả năng mắt 2 bị bệnh cao.

glauco

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 3 2020 11:49

Đọc thêm...

Cấp cứu kịp thời một trường hợp dị vật thực quản (Đồng xu)

  • PDF.

Khoa TMH -

Trưa 8/2/2020, Bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên - Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, vừa gắp thành công một dị vật ra khỏi thực quản bé trai 8 tuổi.

Khoảng hơn 10 giờ cùng ngày, cháu Nguyễn Tấn V. (8 tuổi, trú xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cấp cứu trong tình trạng đau ngực, khó thở. Các bác sĩ tiến hành chụp phim cản quang thì phát hiện một dị vật nằm ở thực quản C6-C7.

Bệnh nhân sau đó được chuyển vào khoa Gây Mê Phẫu Thuật. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên cùng ê-kip đã tiến hành nội soi và gắp thành công dị vật là một đồng xu 4x4cm. Được biết, sáng cùng ngày, bé V. đi siêu thị chơi game thì nuốt phải đồng xu nói trên.

Khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ ngậm đồ chơi trong miệng. Nếu vô tình nuốt vào sẽ trở thành dị vật đường ăn, đường thở. Trường hợp không xử lý kịp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

divatdongxu

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 02 Tháng 3 2020 17:27

You are here Tin tức