• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Cách xử trí khi bị bong gân

  • PDF.

Bs. Nguyễn Nhật Vỹ - 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn luôn đối mặt với những nguy cơ chấn thương từ rất nhẹ như trầy xước da bên ngoài đến vừa và nặng như gãy xương hay tổn thương các cơ quan nội tạng.

Trong số đó, bong gân là 1 trong số các chấn thương rất thường gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng nó gây trở ngại khá lớn trong hoạt động thường ngày nếu bị bong gân ở 1 số vị trí trọng yếu như cổ tay, các khớp bàn tay hay cổ chân, bàn chân.

bongan

Bong gân các vùng quan trọng như cổ tay, cổ chân, gối gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân

Tuy đơn giản nhưng 1 số sai lầm thường gặp trong dân gian lại làm nặng thêm tình trạng bong gân, dẫn đến lâu khỏi hơn và hạn chế hoạt động.

Một số điều nên tránh khi bị bong gân:

  • Không nên thoa dầu nóng. Một điều mà dân gian thường hay làm đó là thoa, bóp dầu nóng lên vùng bị bong gân. Điều này nên được hạn chế vì sẽ làm gia tăng triệu chứng đau và lâu lành hơn.
  • Cũng tương tự, không nên ngâm bàn tay, bàn chân khi bị bong gân trong nước nước, hoặc ấm
  • Tiếp theo, cũng không nên dùng các loại lá cây hay các loại thuốc không rõ nguồn gốc đắp lên vị trí bong gân

Những điều cần làm khi bị bong gân đó là:

  • Nên hạn chế vận động khớp bị bong gân, điều nay làm mau lành hơn và hạn chế đau cho người bị bong gân. Chúng ta có thể hạn chế cách hoạt động sử dụng đến khớp bị bong gân, hoặc nếu bắt buộc phải dùng khớp đó thì nên dùng băng cuộn, băng thun bó quanh vị trí bị bong gân để hạn chế xê dịch khớp. Chú ý, không nên băng bó quá chặt có thể dẫn đến thiếu máu đoạn chi dưới và làm dị cảm chi.
  • Có thể chườm đá ngay lên vị trí bị ngay lúc vừa bị bong gân khoảng 30 phút. Sau đó là hằng ngày khoảng 3-4 lần, mỗi lần khoảng 15 phút trong vài ngày đầu để hạn chế sưng đau khớp và mau lành hơn.
  • Có thể dùng 1 số thuốc kháng viêm, giảm đau để cải thiện nhanh tình trạng này. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc này.
  • Và cuối cùng, nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được khám và kiểm tra các phần khác quan trọng hơn như xương, thần kinh và mạch máu có bị tổn thương kèm theo hay không

Hi vọng bài viết có thể cung cấp một số thông tin giúp ích đến quý độc giả.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 10 2022 10:03

Dự phòng lao ở người nhiễm HIV

  • PDF.

Bs. Lê Thị Hà - 

I. TỔNG QUAN

Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB), nhưng không có dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động. Người nhiễm lao có vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động, không sinh trưởng được do sự khống chế của hệ thống miễn dịch. Vi khuẩn lao có thể tái hoạt động sau này khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm.

Điều trị lao tiềm ẩn cho người nhiễm HIV góp phần làm giảm số lượng bệnh nhân lao mới trong số những người nhiễm HIV từ 33-64%. Tỷ lệ mắc lao mới giảm tới 80-95% khi điều trị lao tiềm ẩn kết hợp điều trị thuốc kháng vi rút ARV. Điều trị lao tiềm ẩn sớm góp phần làm giảm tỷ lệ chết trong nhóm người nhiễm HIV tới 37%.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 10 2022 10:55

Run vô căn và các biến thể của nó

  • PDF.

Bs Trần Sang - 

GIỚI THIỆU - ĐỊNH NGHĨA - DỊCH TỂ:

Run được định nghĩa là một vận động lặp đi lặp lại, không chủ ý, thành nhịp quanh một trục cố định, thường là quanh một khớp.

Run khi nghỉ thường có thể phân biệt được với run khi vận động. Run khi vận động có thể được chia nhỏ hơn nữa thành run sinh lý tăng cường (đôi khi nặng lên do thuốc hoặc rối loạn chuyển hóa), run vô căn và run tiểu não.

Các run chuyên biệt động tác chỉ xảy ra khi làm một động tác đặc biệt mà không xảy ra ở các thời điểm khác. Run khi viết nguyên phát là một ví dụ.

Run vô căn là một rối loạn vận động thường gặp nhất với tỉ lệ lưu hành là 350/100.000 dân, gấp 3 lần tỉ lệ lưu hành của bệnh Parkinson. Hai nguyên nhân này đôi khi có thể chẩn đoán lầm với nhau.

SINH LÝ BỆNH:

Run vô căn có cơ chế trung ương. Các nghiên cứu hình ảnh học chức năng cho thấy sự tăng hoạt động của đường ra tiểu não đến thân não và đồi thị. Ở nhiều trường hợp, run vô căn có nền tảng từ gen với kiểu di truyền nhiễm sắc thể thường tính trội.

CHẨN ĐOÁN:

Run vô căn là một run khi vận động với tần số 4-10 chu kỳ/giây và nó có thể có biên độ đủ lớn gây cản trở các hoạt động sống hằng ngày. Trong trường hợp điển hình, bệnh thường ảnh hưởng nhất ở chi trên hai bên có tính đối xứng và có thể ảnh hưởng vùng đầu và phát âm. Run cả khi duy trì tư thế và khi cử động chi. Run khi cử động chi là một loại run theo nhiều hướng và không tăng biên độ khi vận động đến gần đích (điều này giúp phân biệt với run tiểu não).

Một số bệnh nhân bị run vô căn diễn tiến lâu ngày sẽ có một ít thành phần run khi nghỉ kèm theo, nhưng không có dấu hiệu chậm vận động cũng như là không có dấu hiệu rối tầm hoặc dấu hiệu tiểu não đi kèm.

Run đầu vô căn có thể nhầm với run đầu do loạn trương lực cơ. Run đầu do loạn trương lực cơ thì có tính chuyên biệt theo hai hướng và thường kèm với mức độ vẹo cổ nhất định.

Hiện nay không có một xét nghiệm hoặc một dấu ấn về gen nào để chẩn đoán xác định run vô căn. Nên kiểm tra chức năng tuyến giáp và khảo sát chuyển hóa đồng để loại trừ nguyên nhân khác gây run.

Điện cơ bề mặt cho thấy kiểu họat hóa đồng thời các cơ đối vận ở cùng một chi.

ĐIỀU TRỊ:

Không phải mọi bệnh nhân run vô căn đều cần phải điều trị bằng thuốc. Thuốc dùng hàng ngày thường được dùng cho những bệnh nhân có mức độ tàn phế nhất định: khó viết, khó cầm ly nước, khó ăn uống và tự chăm sóc bản thân.

Những bệnh nhân cải thiện triệu chứng khi dùng rượu thì cũng thường đáp ứng với thuốc ức chế β.

Trong điều trị run vô căn, điều quan trọng là cần xác định kết cục mong đợi. Giảm biên độ run từ 30-60% thì được xem là có đáp ứng tốt. Để đạt được sự giảm biên độ run tốt hơn, bệnh nhân có thể cần phải điều trị can thiệp phẫu thuật thần kinh.

1.Các thuốc hàng đầu:

a. Propanolol thì có hiệu quả với phạm vi liều từ 40-200 mg mỗi ngày. Liều khởi đầu là 10-20 mg 3 lần mỗi ngày hoặc 60 mg ở dạng tác dụng kéo dài. Các chống chỉ định bao gồm hen phế quản, suy tim, đái tháo đường phụ thuộc insulin. Các tác dụng phụ bao gồm hạ huyết áp, mệt mỏi, trầm cảm và rối loạn chức năng tình dục. Các thuốc ức chế β khác có thể có ích ở một số bệnh nhân nhưng không giúp kiểm soát run tốt hơn.

b. Primidone là một điều trị ưa thích ở những bệnh nhân có vấn đề tim mạch và ở những bệnh nhân có chống chỉ định đối với các thuốc ức chế β. Thuốc dễ sử dụng hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh kết hợp. Liều thông thường là 50 mg dùng vào buổi tối hoặc 2 lần mỗi ngày. Liều khởi đầu là 25 mg để tránh an thần và buồn nôn. Hiệu quả điều trị còn tăng thêm khi sử dụng đến liều 200 mg mỗi ngày và cao hơn. Không cần sử dụng liều chống động kinh. Primidone được chuyển hóa bởi gan và thuốc gây cảm ứng men gan.

2.Các thuốc hàng thứ hai bao gồm những thuốc chống động kinh mới hơn (gabapentin, topiramate), benzodiazepine (clonazepam), mirtazapine và methazolamide.

a. Đáp ứng thì ít hằng định hơn, hiệu quả điều trị thì khó xác lập nhưng các thuốc này đã được ghi nhận có hiệu quả ở một số bệnh nhân.

b. Các điều trị khác bao gồm tiêm botulinum toxin và phẫu thuật thần kinh chức năng. Tiêm botulinum toxin thì đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp run đầu.

3.Phẩu thuật thần kinh chức năng:

a. Huỷ một phần đồi thị (thalamotomy) bằng kỹ thuật stereotaxy hoặc kích thích não sâu bằng điện nhắm đến nhân bụng trung gian (VIM: ventral intermediate nucleus) có thể giúp làm giảm biên độ run trên 80% trong run vô căn và run do bệnh Parkinson.

b. Các biến chứng nghiêm trọng (xuất huyết trong sọ, nhiễm trùng) có thể xảy ra dưới 5%.

c. Trong các nghiên cứu so sánh, bệnh nhân ưa thích sử dụng phương pháp điều trị kích thích não sâu hơn là kỹ thuật huỷ một phần đồi thị mặc dù kỹ thuật kích thích não sâu thì đắt tiền hơn và các vấn đề ít nghiêm trọng với thiết bị như dây dẫn và phần cứng thì không phải là ít gặp.

DỰ HẬU:

Khởi phát bệnh thay đổi rộng từ tuổi thiếu niên đến những năm 60 của cuộc đời. Bệnh thường diễn tiến tương tự nhau ở các thành viên trong gia đình.

Bệnh thường diễn tiến chậm trong nhiều thập niên.

Mối liên quan giữa bệnh học miệng và các bệnh hệ thống

  • PDF.

Bs. CK1. Ngô Thị Nhật Phượng - 

Nếu đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn” thì khoang miệng phản ánh tình trạng lành thương của toàn bộ cơ thể. Bệnh lý miệng là một chuyên môn của nha khoa và liên quan đến các chuyên khoa y tế khác nhau. Các mối liên quan này được chứng minh theo cơ chế hai chiều: (A) bất kỳ thay đổi nào trong cân bằng nội môi của các mô trong khoang miệng có thể tạo ra những thay đổi trong phần còn lại của cơ thể, và (B) bất kỳ bệnh hệ thống nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và phản ứng của các mô trong khoang miệng

(A) Sự thay đổi cân bằng nội môi của các mô trong khoang miệng có thể tạo ra những thay đổi trong phần còn lại của cơ thể con người

Các nghiên cứu cho thấy rằng có một hệ sinh thái gồm các loại vi khuẩn khác nhau có thể duy trì sức khỏe răng miệng trong trạng thái cân bằng. Joshue Lederberg, sử dụng thuật ngữ "vi sinh vật" để mô tả một hệ thống sinh thái gồm các vi sinh vật sống chung với nhau gồm vi sinh vật cộng sinh và vi sinh vật có thể gây bệnh cư trú trong cơ thể người.

Hệ vi sinh vật miệng có một vai trò đặc biệt trong việc cân bằng nội môi về chuyển hóa, miễn dịch và nội tiết. Sự cân bằng của các loài vi khuẩn khác nhau đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng. Các tác nhân gây bệnh cơ bản cùng tồn tại với nhiều loại vi khuẩn có thể nuôi cấy, sự mất cân của chúng sẽ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn.

Trong khi sự suy giảm miễn dịch là một trong những cách chính dẫn đến chứng loạn khuẩn, các quá trình mới và các yếu tố độc lực mới của vi khuẩn đã được chứng minh là có liên quan đến quá trình quan trọng quyết định bệnh tật hoặc trạng thái sức khỏe này. Sự biến đổi của các loài sinh vật này thành một hệ thực vật cơ hội, có khả năng tạo ra bệnh. Các tác nhân gây bệnh chính tương tác với các vi khuẩn khác và sự tương tác của chúng gây ra chứng loạn khuẩn.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 10 2022 19:36

Mất ngủ sau khi bị mắc Covid19

  • PDF.

Bs Trình Trung Phong - 

Rối loạn giấc ngủ được ghi nhận ngày càng phổ biến ở người bệnh sau nhiễm Covid 19, điển hình là mất ngủ. Đây là một trạng thái không thỏa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng của giấc ngủ.Bệnh nhân hay than phiền về mất ngủ và hay tự mua thuốc uống nhưng hiệu quả không như mong muốn.

Trong chứng mất ngủ hậu covid 19,bệnh nhân thường than phiền khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ.Bệnh hay gặp ở phụ nữ và những người có tâm lý bị rối loạn và hoặc bị bất lợi về mặt kinh tế xã hội. Khi mất ngủ nhiều lần, dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về hậu quả của nó. Điều đó tạo thành một vòng luẩn quẩn có khuynh hướng duy trì rối loạn.

Đến giờ ngủ, bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ mô tả bản thân họ có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm và và suy nghĩ miên man. Người bệnh thường nghiền ngẫm cách đạt được giấc ngủ đầy đủ, những vấn đề cá nhân, trạng thái sức khỏe và cả cái chết. Họ thường cố gắng đối phó với sự căng thẳng của họ bằng sử dụng thuốc hoặc rượu. Buổi sáng, thường có cảm giác mệt mỏi về cơ thể và tâm thần; ban ngày họ cảm thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cáu kỉnh và lo lắng về bản thân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: Theo tiêu chuẩn của ICD - 10

Các nét lâm sàng sau là cần thiết để chẩn đoán quyết định:

  • (a) Những than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém;
  • (b) Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất 3 lần trong một tuần trong thời gian ít nhất một tháng;
  • (c) Có sự bận tâm về mất ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó;
  • (d) Số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn gây ra đau khổ lớn hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.

Trắc nghiệm tâm lý: Chỉ số mức độ nghiêm trọng do chứng mất ngủ ISI, chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, bảng câu hỏi về thời gian ngủ STQ

Điều trị: Liệu pháp tâm lý - Vệ sinh giấc ngủ, Liệu pháp hoá dược

Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lý chủ yếu là giáo dục người bệnh chú ý vệ sinh giấc ngủ:

  • Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ
  • Tập thức ngủ đúng giờ. Hàng sáng phải thức dậy vào một giờ nhất định, không phụ thuộc vào thời lượng đã ngủ đêm trước
  • Tránh ngủ trưa, ngủ ngày quá nhiều
  • Không dùng cà phê, trà, thuốc lá đặc biệt vào buổi tối
  • Không uống rượu vì rượu phá vỡ nhịp thức ngủ
  • Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ
  • Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ
  • Tránh xem điện thoại, tivi, laptop trước khi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái.
  • Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày
  • Sử dụng kĩ thuật thư giãn luyện tập
  • Liệu pháp hóa dược: có thể sử dụng các thuốc tác động đến hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh liên đến hoạt động thức ngủ: benzodiazepine, z-drug, kháng histamine, melatonine, chống trầm cảm, an thần kinh, một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ có nguồn gốc thảo dược (tâm sen, bình vôi, lạc tiên)

(Tóm lược từ Quyết định 2122/ QĐ- BYT ngày 01 tháng 8 năm 2022)

You are here Tin tức