• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam, đôi điều suy nghĩ về người thầy thuốc của nhân viên điện máy

  • PDF.

Phòng VTTB y tế

Tôi – một kỹ sư điện may mắn nhận công tác tại phòng Vật tư thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã hơn 10 tháng. Được cùng sống và làm việc trực tiếp với những người thầy thuốc, suy nghĩ của tôi về nghề và người thầy thuốc đã có những thay đổi nhất định.

Trước đây, cũng như nhiều người trong xã hội, tôi thường nghe nói về nghề y với những lời thiếu thiện cảm; nhiều người luôn cảm thấy bất ổn, không tin tưởng người thầy thuốc,….Thế nhưng, khoảng thời gian hơn 10 tháng làm việc trong Bệnh viện đã thay đổi cái nhìn của tôi về người thầy thuốc – những chiến sỹ áo trắng thầm lặng.

Công việc của ngành y bận rộn, áp lực liên tục- kéo dài khi phải tiếp đón và điều trị cho người bệnh. Trong phiên trực của nhân viên điện máy, lúc thiết bị hỏng hóc cần sửa chữa gấp buổi đêm, sáng hôm sau đến kiểm tra lại, tôi đã chứng kiến những thầy thuốc lặng lẽ, chính xác, nhịp nhàng làm việc liên tục đêm ngày trong các khoa của Bệnh viện.

Những người thầy thuốc không phải mang vác nặng nhưng với cường độ làm việc căng thẳng, liên tục trong thời gian dài, nghề nghiệp của họ đòi hỏi lao động trí óc nặng nề, nhiều áp lực. Phần lớn thời gian cuộc đời của họ gắn với môi trường nơi mà chết chóc rình rập, tiếng khóc, tiếng rên rỉ, than thở, máu và nước mắt, stress luôn bao vây,… để thấy rằng nghề y đòi hỏi sự hi sinh lớn nhường nào!

ngayTT

Đọc thêm...

Kiểm tra vi sinh không khí

  • PDF.

CN Trần Thị Nguyệt Ánh - Khoa Vi sinh

Trong không khí, nhất là trong môi trường bệnh viện có rất nhiều loại vi sinh vật. Có những loại không gây bệnh cho người trong điều kiện bình thường, chỉ gây bệnh khi bệnh nhân suy giảm miễn dịch như bị cúm, HIV/AIDS, dùng thuốc corticoid dài ngày…. Nhưng có các loại vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như S.aureus, Acinetobacter Baumanni, Pseudomonas aeruginosa…

Đưa được việc kiểm tra vi sinh vật không khí vào thành một trong các qui trình giám sát nhiễm trùng tại bệnh viện vì biết rõ mục đích và chỉ định của việc kiểm tra không khí. Mục đích để kiểm tra chất lượng không khí các khoa phòng của các bệnh viện.Cũng có thể dùng kiểm tra chất lượng không khí tại các bệnh phòng trong các chương trình kiểm soát nhiễm trùng tại bệnh viện.

Có nhiều phương pháp kiểm tra vi sinh không khí áp dụng sau đây:

- Phương pháp hút bụi qua màng lọc bằng gelatine (dùng màng lọc của hãng Sartorius), sau đó đặt màng lọc này lên mặt môi trường, ủ trong điều kiện thích hợp (370C/khí trường thường hay khí trường CO2 nếu là thạch máu/24 giờ). Sau đó đọc kết quả đếm số lượng khúm vi khuẩn mọc để tính ra số lượng vi sinh trong thể thích không khí được hút qua màng lọc.
- Phương pháp hút bụi trực tiếp lên mặt hộp thạch môi trường dinh dưỡng đặt trong máy hút (dùng máy MAS100 của Merck), hộp thạch sau đó được lấy ra khỏi máy và ủ trong điều kiện thích hợp (370C/ khí trường thường hay khí trường CO­­2 nếu là thạch máu/ 24 giờ). Đọc kết quả đếm số lượng khúm vi khuẩn mọc để tính ra số lượng vi sinh trong thể thích không khí được hút qua máy.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 10 Tháng 3 2015 20:37

Một số lưu ý về chế độ ăn uống trong chăm sóc người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính

  • PDF.

CNĐD Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

Đối với người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính hoặc di chứng của các bệnh cấp tính, việc chăm sóc đòi hỏi phải chú ý đến nhiều vấn đề, từ tinh thần, chế độ ăn uống, tập luyện phục hồi chức năng đến mọi sinh hoạt hằng ngày...Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến một số lưu ý về chế độ ăn uống cho các đối tượng trên:

Thời gian gần đây, tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận một số bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não bị sặc thức ăn tại nhà. Các bệnh nhân đã được tiến hành cấp cứu ngay khi tiếp nhận nhưng do thời gian để ở nhà quá lâu nên mặc dù tim đã đập trở lại, có mạch và huyết áp nhưng do tổn thương não không hồi phục (não chỉ chịu được tình trạng thiếu oxy trong vòng 04 phút) nên cuối cùng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Heimlich1

Thủ thuật Heimlich

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 3 2015 19:23

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác nhà đại danh y dân tộc, nhà khoa học lớn, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc của nước ta ở thế kỷ thứ XVIII

  • PDF.

Nhân ngày mất của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi 1791) xin giới thiệu vài nét về ông.

Ths Nguyễn Văn Tánh - Khoa YHCT

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, quê tại thôn Văn xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Ông xuất thân từ một gia đình (ông, cha, chú, bác, anh, em) đều học giỏi, đỗ cao, làm quan to của thời vua Lê chúa Trịnh. Cha là Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê Dụ Tôn tới bậc thượng thư. Mẹ là Bùi thị Thưởng, quê ở xứ Bầu thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Biệt hiệu Hải Thượng là do hai chữ đầu tên tỉnh (Hải Dương) và phủ (Thượng Hồng), Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông lười ở Hải Thượng (lười với công danh, phú quý).

haithuong

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720-1791)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 3 2015 10:17

Điều trị kháng sinh hợp lý, an toàn

  • PDF.

Ds Bùi Văn Nghĩa

I. Nguyên tắc chung khi sử dụng kháng sinh:

Kháng sinh là thuốc đầu tay của người thầy thuốc khi điều trị cho người bệnh bị viêm nhiễm. Tuy nhiên hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân nhằm đáp ứng điều trị có hiệu quả cao nhất, tránh tối thiểu tác dụng nguy hại nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh (shock). Muốn vậy trước khi sử dụng cần xác định đây là một bệnh có nhiễm khuẩn, có thể căn cứ: Khám lâm sàng: Quá trình bệnh, biểu hiện của lâm sàng, đường thâm nhập của vi khuẩn; Các cận lâm sàng thường quy: Như công thức bạch cầu, chiếu chụp phổi…; Xét nghiệm tìm vi khuẩn, kháng sinh đồ. Khi đã xác định được bệnh là do nhiễm khuẩn cần xử lý tùy theo trường hợp, nếu:

Trường hợp cấp cứu: Cần xử lý khẩn cấp, đòi hỏi thăm khám xét nghiệm phức tạp, nên đưa bệnh nhân vào viện, có đủ điều kiện phương tiện cấp cứu, chẩn đoán, cho thuốc bằng đường kỹ thuật khó (như tiêm, truyền tĩnh mạch …) và theo dõi chặt chẽ diễn tiến bệnh, tác dụng của thuốc.

khang-sinh

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 2 2015 12:09

You are here Tin tức Y học thường thức