• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Thang điểm thiết yếu trong thực hành lâm sàng bệnh leucemie mạn dòng tủy và dòng lympho

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Tin - Khoa Nội Thận Nội tiết

Trong thực hành lâm sàng, người thầy thuốc phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn trong việc đánh giá người bệnh. Các thang điểm giúp đánh giá và phân loại người bệnh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng, nó được coi như một cẩm nang thực hành giúp cho các bác sĩ lâm sàng đánh giá bệnh nhân nhanh chóng, hiệu quả để kịp thời có các biện pháp xử trí tốt nhất cho người bệnh, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, làm tăng khả năng cứu chữa người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong.

1. Phân giai đoạn RAI đối với bệnh nhân lơxêmi mạn dòng lympho (Chronic Lymphocytic Leukemia (CLL), RAI Staging)

bstin11

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 24 Tháng 5 2015 20:43

Tủ an toàn sinh học cấp II

  • PDF.

KTV Vũ Thị Thúy Kiều - Khoa Vi sinh

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã đuợc trang bị tủ an toàn sinh học cấp II model  JSCB – 1500 SB do Hàn Quốc sản xuất.  Đây là tủ an toàn sinh học cấpII, loại A2 bảo vệ an toàn cho người thao tác, mẫu vật và môi trường.  Tỷ lệ khí: 70% lọc tuần hoàn qua màng lọc HEPA/ULPA, 30% khí xả ra ngoài môi trường qua màng lọc HEPA/ULPA

antoan1

Tủ an toàn sinh học cấp II model JSCB – 1500SB

Tủ an toàn sinh học là thiết bị được sử dụng khi:

1. Tiến hành các thao tác có khả năng sinh ra những khí dung nhiễm khuẩn. đó là những trường hợp ly tâm, tán nghiền, pha trộn, lắc mạnh hay hòa đều, phá vỡ tế bào bằng siêu âm và mở các hộp đựng các bệnh phẩm nhiễm khuẩn có áp lực bên trong khác với áp lực bên ngoài.

Đọc thêm...

Điều mong ước của bà tôi

  • PDF.

Bs CKI Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp cứu

Hướng tới kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có lẽ không một gia đình nào trên đất nước Việt Nam mà không có người đi bộ đội và không một miền quê nào mà không có liệt sỹ. Trong số hàng vạn những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, một số người đã xác định được danh tính, được quy tập vào các nghĩa trang hoặc được đưa về quê hương để yên giấc bên cạnh những người thân. Như vậy cũng an ủi phần nào đối với những người đang sống. Nhưng vẫn còn phần lớn những người đã hi sinh mà cho đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt, họ còn nằm rải rác trên những cánh rừng, con suối, đáy sông, dưới biển sâu hay nơi đô thị. Xương thịt của các anh các chị, các cô chú và các bác đã hòa vào lòng đất mẹ để đời đời các thế hệ mai sau luôn mong mỏi, tìm kiếm và để lại nỗi nhớ khôn nguôi.

me1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 4 2015 13:11

Bước đột phá mới trong điều trị COPD tại Việt Nam.

  • PDF.

Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới và sẽ là thứ 3 vào năm 2020. Viêm phế quản mạn và khí phế thủng là hai bệnh lý chính trong COPD. Khí phế thủng gây tình trạng căng giãn phổi không hồi phục làm giảm độ đàn hồi của phổi và tắc nghẽn đường thở do tăng xẹp đường thở ở thì thở ra dẫn đến giảm lưu lượng khí thở ra. Do vậy, bệnh nhân thường xuyên khó thở và tăng lên khi vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm.

Một số bệnh nhân COPD có tình trạng căng giãn phế nang nặng,những vùng căng giãn phế nang này thì không hoặc chức năng trao đổi khí rất hạn chế.Bên cạnh đó vùng giãn phế nang này lại đẩy cơ hoành thấp xuống (cơ hoành đảm trách 75% hoạt động các cơ hô hấp), nên làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hô hấp.

Việc phẫu thuật giảm thể tích phổi (Lung volume reduction-LVR) giúp cắt bỏ phần phần nhu mô phổi giãn phế nang nặng, từ đó phục hồi lại chiều cao cơ hoành, sẽ làm tăng độ đàn hồi của phổi và duy trì được kích thước ban đầu của vùng phổi ít tổn thương. Từ đó làm giảm tình trạng khó thở của bệnh nhân, cải thiện chức năng phổi, giảm đợt cấp của bệnh, tăng khả năng vận động của bệnh nhân, giảm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

pplvrs1

Hình ảnh X quang phổi trước và sau phẫu thuật giảm thể tích phổi

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 20 Tháng 4 2015 19:48

Dùng fructose làm tăng nguy cơ bệnh gout

  • PDF.

Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

Theo kết quả nghiên cứu mới đây thì việc tiêu thụ nước ngọt có ga, nước cam và fructose có liên quan đến nguy cơ bị gout.

TS Hyon .K.Choi (Trường đại học Y Boston, Massachusetts) đã trình bày kết quả này tại Hội nghị thường niên 2010 của Hội Thấp khớp học Hoa kỳ. Kết quả này cũng đã được đăng trực tuyến vào ngày 10/11 trên tờ Journal of the American Medical Association.

TS Choi cho biết: “ Nếu bệnh nhân bị tăng acid uric máu (hoặc gout) và nếu họ dùng đồ uống có đường, đặc biệt có chứa fructose thì tôi sẽ khuyên họ ngừng hay giảm sử dụng”

TS Choi và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu thuần tập, tiến cứu trên người Mỹ kéo dài 22 năm từ 1984- 2006. Những phụ nữ không có tiền sử bị gout lúc bắt đầu nghiên cứu (78906 người) đã cung cấp thông tin về việc sử dụng đồ uống và fructose vào bảng câu hỏi về tần suất sử dụng đã được phê chuẩn. Trong quá trình nghiên cứu đã ghi nhận 778 trường hợp gout mới mắc. So với nhóm tiêu thụ < 1 phần nước ngọt có ga/ tháng thì tiêu thị 1 phần/ngày liên quan với tăng 1,74 lần nguy cơ bị gout, còn tiêu thụ ≥ 2 phần/ngày làm tăng nguy cơ bị gout lên 2,39 lần.

fructose1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2015 07:57

You are here Tin tức Y học thường thức