• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Những nguyên nhân gây yếu sinh lý ở nam giới cần biết

  • PDF.

Đâu là những nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới? Hãy cùng chỉ ra những “thủ phạm” làm cánh mày râu đánh mất phong độ và bản lĩnh của mình. Biết được những nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới này, việc điều trị và phòng ngừa sẽ không còn quá khó khăn nữa. 

Nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới

Yếu sinh lý là một tên gọi chung cho những triệu chứng liên quan đến “hoàng tử nhỏ” của các quý ông. Thông thường, yếu sinh lý thường được dùng để “gọi” các trường hợp “trên bảo dưới không nghe”, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…

Nhìn vào các nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới, nó có thể phản ánh được cánh mày râu đang gặp phải những vấn đề gì và đưa ra những biện pháp xử lí khắc phục kịp thời ngay sau đó.

1. Tuổi tác và lão hóa

Nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới hàng đầu chính là vấn đề liên quan đến tuổi tác và sự lão hóa của cơ thể. Khi bước vào tuổi trung niên, các hormone sinh dục bắt đầu có xu thế “chững lại”, thậm chí là ngừng sản xuất ở độ tuổi mãn dục. Đến lúc này, các hormone không còn sản sinh sẽ khiến việc ham muốn và nhu cầu ở nam giới không còn nhiều hoặc dày đặc như trước. “Không thèm yêu” có thể là nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới.

 

Kèm theo đó, khi qua ngưỡng 40~50, các cơ quan khác trong cơ thể cũng bắt đầu lão hóa. Đặc biệt là bộ phận cơ khớp, tim mạch trở nên mỏng dòn, dễ bị tổn thương. Việc này làm cho sức bền và sự dẻo dai của cơ thể suy giảm, thậm chí là bị đau nhức, mệt mỏi. Một cơ thể không đủ độ “sung mãn” sẽ khiến chức năng sinh lý không còn “mạnh mẽ” như thuở ban đầu.

2. Mắc các bệnh lý liên quan

Toàn bộ cơ thể vận hành như một bộ máy móc cực kì phức tạp và tinh vi. Một vài bộ phận gặp “trục trặc” cũng sẽ tạo thành ảnh hưởng đến sự “trơn mướt, suôn sẻ” của toàn bộ hệ thống. Tương tự, khi gặp những bệnh lý thường mắc phải, nó chính là nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới.

Theo thống kê từ Tổ chức y tế Thế giới năm 2004, có đến 80% người mắc bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hô hấp,… bị tình trạng yếu sinh lý.

3. Vấn đề đến từ chính “cậu bé”

Có một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới lại chính là do “của quý” của cánh mày râu. Cụ thể, cấu trúc dương vật có khiếm khuyết hoặc mắc bệnh tại vùng sinh dục là lí do dẫn đến việc bị giảm “uy nghiêm” nam giới.

 

Một số bệnh trạng khiến “cậu bé” gặp vấn đề có thể kể đến: liệt dương, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, ung thư trực tràng,…

4. Gặp phải những chấn thương

Như đã nói, khi một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể gặp phải những “rắc rối” khiến cơ thể không thể hoạt động mượt mà là nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới.

Những chấn thương khi chơi thể thao, di chứng hậu phẫu thuật ở các vùng như đầu, vùng chậu, cột sống,… đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện ấy của các quý ông.

5. Lạm dụng chất kích thích

Nicotin và cồn trong thuốc lá, rượu bia,… là “con dao hai lưỡi” với sức khỏe con người. Thông thường, dùng các chất kích thích này sẽ mang lại công dụng “thức tỉnh” hệ thần kinh, giúp cho người dùng cảm thấy tỉnh táo, vui vẻ, hưng phấn. Thế nhưng trong một thời gian dài sau đó, hệ thống thần kinh sẽ bị tê liệt, cảm xúc sẽ bị chai lì, thậm chí là lãnh cảm.

Hút thuốc, lạm dụng rượu bia,… – nguyên nhân bị yếu sinh lý gây xuất tinh sớm khi quan hệ.

 

Không chỉ vậy, về lâu dài thói quen xấu này sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn. Khiến nội tiết tố thay đổi, mất ham muốn và giảm chức năng sinh dục thấy rõ.

6. Dùng sai thuốc hoặc dùng thuốc điều trị yếu sinh lý quá liều

Thói quen của nam giới là lựa chọn phương pháp tự mua thuốc về nhà điều trị khi bị yếu sinh lý. Nên nhớ rằng không phải ai cũng là dược sĩ giỏi, và không phải thuốc nào cũng là tốt cho cơ thể. Những loại thuốc có tác dụng tức thời, mang lại hiệu quả nhanh và mạnh thường đem lại những nguy hiểm không lường trước được.

 

Một trong những “thủ phạm giấu mặt” cần vạch rõ là việc lạm dụng thuốc. Dùng sai thuốc hoặc uống thuốc quá liều sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và gan thận phải “chạy hết công suất” để đào thải ra ngoài. Thực tế, dùng thuốc sẽ khiến chức năng gan thận suy giảm trầm trọng. Thậm chí có không ít trường hợp phải dùng đến phương pháp lọc thận, chạy thận để hỗ trợ thận làm việc hiệu quả.

7. Thói quen sinh hoạt sai

Không phải bỗng dưng các bác sĩ luôn luôn khuyên bệnh nhân nên có một thói quen sinh hoạt lành mạnh khoa học. Khi tạo được những thói quen tốt, bạn sẽ có thể phòng tránh được rất nhiều bệnh lý, trong đó có rối loạn cương dươngyếu sinh lý.

 

Ù lì, chây lười, thiếu thể dục thể thao hoặc ngủ không đủ giấc,… và tỷ tỷ “lối sống xấu” khác đều sẽ dẫn đến kết cục: sức khỏe giảm sút. Và một cơ thể không khỏe mạnh sẽ không thể bao giờ có một chức năng sinh dục tốt.

8. Chế độ ăn uống mất cân bằng

Đi cùng việc sinh hoạt chính là thực đơn dinh dưỡng. Thức ăn đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng một cơ thể “bất khả xâm phạm” trước các nguyên nhân gây bệnh. Khi và chỉ khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng và hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh lý ở “vòng ngoài”, gìn giữ và bảo vệ tốt “sức mạnh” của cánh mày râu.

Hơn nữa, kẽm là một “vị cứu tinh” cho nam giới gặp vấn đề yếu sinh lý, giúp cơ thể sản xuất testosterone hormone sinh dục nam. Thế nhưng kẽm chỉ có mặt trong các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày, được bổ sung thông qua đường ăn uống.

9. Tâm lý – nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới hàng đầu

Một thống kê gây “giật mình” khác liên quan đến việc tâm lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng “trên dưới không đồng nhất” của các quý ông. Với số liệu khảo sát 1000 người của Tổ chức y tế Thế Giới cùng năm, 75% người gặp căng thẳng, lo âu trong cuộc sống cảm thấy không còn “ham thích chuyện gối chăn”. Lâu dài, nếu những hưng phấn kích thích không xảy ra sẽ dẫn đến chức năng sinh lý không còn hoạt động ổn định nữa. 

 

Bên cạnh đó, những người thiếu tự tin với “khả năng” của mình cũng tạo thành ảnh hưởng không nhỏ đến “sức khỏe của cậu nhỏ”. Những ám ảnh tâm lý sẽ tạo thành tổn thương đến hệ thần kinh, khiến sự vui vẻ và tự tin biến mất, khiến nam giới càng lúc càng “sợ yêu”.

10. Những vấn đề liên quan đến chuyện chăn gối

Có một số người thực chất không biết được “vấn đề” của mình nằm ở đâu. Nếu như cả 9 nguyên nhân trên đều không phải là “thủ phạm”, vậy hãy điểm lại nguyên nhân thứ 10 này xem sao.

 

Thủ dâm quá nhiều hoặc sinh hoạt tình dục chưa hợp lí cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới. Với thủ dâm, dùng tay sẽ khiến “cậu nhỏ” trở nên nhạy cảm, khó kiểm soát. Khi “xách súng lâm trận trực tiếp”, khó tránh khỏi việc “chưa đến chợ đã hết tiền”. Còn việc sinh hoạt tình dục không điều độ, quá ít hoặc quá nhiều đều để lại những “di chứng” nhất định, khiến nó trở thành nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới.

 

Khi đã tìm ra 10 nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý ở nam giới, chắc hẳn các bạn đã biết được vấn đề nằm ở đâu và cần làm gì để khắc phục nó. Với những người gặp phải vấn đề với chuyện này, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận lời khuyên xem sao nhé. Đừng tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

Nguồn: https://ihs.org.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:58

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản tại nhà

  • PDF.

Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những phương pháp chữa bệnh phổ biến trong dân gian lưu truyền cho đến ngày nay. Vậy chữa mề đay bằng lá hẹ như thế nào hiệu quả bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước thực hiện đơn giản, hiệu quả nhất.

Công dụng của lá hẹ dùng để chữa mề đay

Lá hẹ được biết đến là loại thực phẩm được dùng để chế biến các món canh, món xào, món luộc dùng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Thân lá hẹ cao 20-50 cm, mọc thẳng đứng. Lá mọc ở gốc thân, phẳng, dẹp. Hoa hẹ mọc thành tán, mỗi tán có 20-40 hoa có mo bao bọc bên ngoài.

 

 

Theo y học cổ truyền, lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm giúp điều trị hiệu quả các bệnh ho dai dẳng, trị mộng du, đau lưng, táo bón cho kết quả rất tốt. Bên cạnh đó, tây y cũng khẳng định rằng lá hẹ có chứa hoạt chất odorin, giàu vitamin và chất kháng khuẩn, chống viêm nên có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh lí về da liễu trong đó có bệnh mề đay. Ngoài ra, lá hẹ còn làm tăng tính nhạy cảm với insulin, giúp giảm đường huyết, mỡ máu, ngăn chặn xơ vữa động mạch, bảo vệ tuyến tụy.

Top 4 cách chữa mề đay bằng lá hẹ hiệu quả nhất

  • Cách làm 1:

+ Nguyên liệu cần có: 200g lá hẹ tươi.

 

+ Thực hiện: Lá hẹ đem rửa sạch, thái thành đoạn dài khoảng 5-7cm, cho vào máy xay sinh tố hoặc cối giã nát. Dùng một miếng vải sạch cho hỗn hợp này vào và vắt lấy nước cốt. Tiếp theo bạn vệ sinh sạch vùng da bị nổi mề đay sau đó lau khô bằng khăn mềm rồi dùng bông y tế hoặc tăm bông thấm nước lá này bôi lên da. Giữ nguyên trong khoảng 10-15 phút, vệ sinh lại bằng nước ấm.

 

Thực hiện cách làm này mỗi ngày 1-2 lần, kiên trì áp dụng trong 5-7 ngày các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ…. sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

  • Cách làm 2:

+ Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ tươi, 1/2 thìa cà phê muối hột, 2 lít nước sạch

 

+ Tiến hành: Lá hẹ rửa sạch cho vào nồi cùng với nước và muối, đậy nắp lại sau đó bắt lên bếp nấu sôi. Sau khi nước sôi tắt bếp chờ nước nguội bớt thì đem vệ sinh vùng da bị mề đay, phần lá hẹ có thể chà xát lên vùng da này để tăng hiệu quả trị bệnh. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

  • Cách làm 3:

+ Thành phần: 150g lá hẹ tươi, 1/2 thìa muối hột sạch, 1 miếng vải sạch.

 

+ Thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước sau 10-15 phút sau đó cho vào chảo bắt lên bếp, sao nóng cùng với muối hột. Khi nào lá hẹ nóng và héo lại thì tắt bếp để lá nguội trong vài giây. Cho lá vào miếng vải sạch sau đó bọc lại rồi chờm nóng lên vùng da bị mề đay.

Kiên trì thực hiện cách làm này 2-3 lần/ ngày sẽ làm giảm các triệu chứng nổi sẩn đỏ, ngứa một cách hiệu quả. Lưu ý: Khi chờm thuốc không nên chờm quá nóng trực tiếp lên vùng da sẽ dễ gây bỏng da làm viêm nhiễm, nhiễm trùng da khiến bệnh trở nên nặng hơn.

 

  • Cách làm 4:

 

Cách dùng:  Bạn không cần phải mất nhiều công sức cho cách làm này, chỉ cần dùng 1 nắm lá hẹ rửa sạch ép lấy nước cốt lá sau đó trộn cùng với một ít nước ấm uống rồi uống. Nếu bạn cảm thấy khó u61ng thì có thể cho thêm vài hạt muối vào giúp dễ uống hơn. Cách làm này có tác dụng chữa trị bệnh nổi mề đay hiệu quả từ sâu bên trong.

 

Ngoài các cách này ra, người bệnh nổi mề đay cũng có thể dùng lá hẹ để chế biến thành nhiều món ăn (canh đậu hủ nấu lá hẹ, lá hẹ hấp, lá hẹ xào nghệ… ) sử dụng trong bữa cơm cũng giúp hỗ trợ và điều trị bệnh mau chóng mang lại hiệu quả.

 

⇒ LỜI KHUYÊN: Muốn phương pháp chữa trị mề đay bằng lá hẹ mang lại hiệu quả tối ưu, bệnh được khắc phục hoàn toàn ngoài việc sử dụng bài thuốc đúng cách, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng và kết hợp thêm với một số biện pháp phòng bệnh tại nhà như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cơ thể… đúng cách thì bệnh mới được chữa khỏi hoàn toàn.

 

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:57

Những cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản không dùng thuốc

  • PDF.

Chườm khăn lạnh, dùng các nguyên liệu tự nhiên… là cách điều trị nổi mề đay tại nhà mà chúng ta không nên bỏ qua. Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy ngỡ ngàng vì những gì mà mình nhận được sau một thời gian áp dụng.

 

Bệnh mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng do rất nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy việc chuẩn bị các phương án chữa bệnh là hết sức cần thiết. Bạn có thể tham khảo ngay các cách trị nổi mề đay tại nhà mà chúng tôi sắp chia sẻ ngay dưới đây.

 

chữa mề đay tại nhàBệnh mề đay có thể chữa trị ngay tại nhà

Chúng ta hoàn toàn có thể điều trị nổi mề đay tại nhà

Những nốt sẩn đỏ, gây ngứa… là biểu hiện cơ bản của nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh mề đay. Nhưng nếu không điều trị sớm sẽ ngày càng nặng và dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra hàng loạt biến chứng nguy hại đến sức khỏe.

 

Theo bác sĩ Bùi Hồng Ánh (Bệnh viện Da Liễu TPHCM): “Nhiều bệnh nhân khá chủ quan với các biểu hiện của bệnh nổi mề đay. Trong khi đó, nếu chữa sớm thì chỉ cần các biện pháp điều trị tại nhà kết hợp với chế độ ăn uống khoa học là đã khỏi bệnh.”

 

Cũng có không ít trường hợp bệnh nhân dùng thuốc không khỏi nhưng dùng cách điều trị tại nhà với nguyên liệu tự nhiên thì lại khỏi. Thực tế thì có rất nhiều nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm… mà chúng ta nên tận dụng vì có độ an toàn cao. Nếu dùng trong thời gian dài cũng không sợ có phản ứng phụ.

9 cách trị nổi mề đay tại nhà không nên bỏ qua

Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được cách điều trị mề đay tại nhà qua chia sẻ của nhiều bệnh nhân. Nhưng chúng ta nên chọn lọc những cách dễ làm và có cơ sở khoa học. Chúng tôi đã tổng hợp lại và xin gửi đến bạn đọc một vài cách đơn giản như sau.

1/ Chườm khăn lạnh – cách điều trị mề đay tại nhà

Cách này có hiệu quả tức thì nhưng chỉ áp dụng để giảm triệu chứng chứ không hết được bệnh. Dưới sự tác động của nhiệt độ thấp, da bị co lại làm giảm nhiệt độ ở chỗ nổi mề đay nên khiến mề đay không nổi trên da nhiều nữa.

 

chữa mề đay ngay tại nhàChườm lạnh chữa mề đay rất hiệu quả

Với cách này bạn tiến hành như sau:

  • Nhúng một cái khăn sạch vào chậu đựng nước đá lạnh.

  • Áp khăn khi còn lạnh lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa trong khoảng 30 phút, các triệu chứng bệnh sẽ giảm đáng kể.

2/ Dùng rau má giúp chấm dứt nổi mề đay ngay tại nhà

Nếu áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà thì bạn nên bắt đầu bằng nguyên liệu rất quen thuộc này. Loại cây này có tính hàn, vị hơi đắng và cay. Không những vậy, các nhà khoa học còn phát hiện trong rau má có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng tốt trong việc điều trị các triệu chứng bệnh, giúp tăng cường sức khỏe.

Nếu dùng nguyên liệu này để điều trị mề đay, bạn có thể tiến hành như sau:

  • Lấy khoảng 50g rau má tươi rửa thật sạch, để ráo nước.

  • Đem bỏ vào nồi nấu chung với 250ml nước cho sôi lên để các tinh chất tan ra trong nước.

  • Dùng để uống trong ngày.

3/ Hết nổi mề đay tại nhà nhờ nha đam

Nha đam là một nguyên liệu quen thuộc trong các công thức làm đẹp của chị em nhưng có lẽ ít ai biết đến công dụng điều trị bệnh mề đay của nó. Với tính mát, khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, lá nha đam ngày càng được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh ngoài da.

chữa mề đay tại nhà Nha đam có công dụng chữa mề đay khá tốt

Nếu muốn áp dụng cách này, bạn hãy tiến hành như sau:

  • Lá nha đam, rửa thật sạch rồi lấy phần gel bên trong.

  • Đắp gel nha đam lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch.

  • Tầm 3 tiếng lại áp dụng 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.

4/ Hướng dẫn dùng cây sài đất chữa mề đay ngay tại nhà

Loại cây này mọc khá phổ biến trong vườn nhà nhưng không phải ai cũng biết tận dụng hiệu quả của nó trong việc điều trị bệnh mề đay. Theo các thầy thuốc đông y, nguyên liệu này có tính mát, vị ngot, hơi chua và có khá nhiều công dụng trong điều trị bệnh, trong đó có các bệnh ngoài da.

 

Nếu dùng cây sài đất chữa bệnh mề đay, bạn chỉ cần tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cây sài đất, 10g khúc khắc, 12g ké đầu ngựa, 15g  kim ngân hoa, 16g cam thảo

  • Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi dùng để uống trong ngày.

Ngoài cách trên, bệnh nhân cũng có thể dùng lá sài đất giã nát rồi đắp lên vùng da bị thương tổn mỗi ngày 1 lần.

5/ Cách chữa mề đay bằng quả mướp đắng

Đây là cách trị nổi mề đay rất quen thuộc mà các mẹ vẫn dùng để điều trị bệnh mề đay cho bé trong những ngày hè nắng nóng. Theo kinh nghiệm của dân gian, nguyên liệu này có tính hàn, vị đắng có khả năng thanh nhiệt giải độc và điều trị các triệu chứng bệnh ngoài da khá hiệu quả.

cách chữa mề đay tại nhàĐừng bỏ qua công dụng của mướp đắng trong trị mề đay

  • Bạn lấy 3 quả mướp đắng, rửa sạch rồi xay thật nhuyễn.

  • Bỏ mướp đắng đã xay vào nồi nước nấu sôi lên cho các tinh chất tan ra trong nước.

  • Dùng để tắm hàng ngày đến khi các biểu hiện bệnh biến mất.

6/ Chữa mề đay tại nhà bằng lá bạc hà

Lá bạc hà là nguyên liệu khá quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian chữa các bệnh ngoài da. Còn theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, tinh dầu mentol cùng các hợp chất trong lá bạc hà có khả năng điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh mề đay. Bạn có thể tiến hành việc điều trị bệnh theo những bước như sau:

 

  • Lấy một nắm lá bạc hà rửa thật sạch rồi để ráo nước.

  • Giã nát lá bạc hà rồi bôi lên vùng bị mề đay.

  • Tầm khoảng 20 phút sẽ thấy triệu chứng ngứa giảm hẳn, các nốt mẩn cũng lặn dần đi.

7/ Hết nổi mề đay ngay tại nhà bằng lá húng quế

Đây là một trong những nguyên liệu có thể điều trị bệnh mề đay khá hiệu quả và an toàn mà bạn không nên bỏ qua. Theo các nhà khoa học thì thành phần của cây húng quế có chất kháng histamine, giúp chống ngứa và giảm viêm hiệu quả. Việc điều trị bằng nguyên liệu này sẽ được tiến hành như sau:

 

chữa mề đay ngay tại nhàTinh chất của lá húng quế có khả năng chữa mề đay khá tốt

  • Lấy một nắm lá húng quế tươi, rửa thật sạch rồi vò nát.

  • Chà xát lên vùng da bị mề đay để các tinh chất thấm vào da.

  • Để yên khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

8/ Cách chữa mề đay nhanh nhất bằng cây nhọ nồi

Theo kinh nghiệm của dân gian thì cây nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính hàn, không độc và có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm khá hiệu quả. Còn các nhà khoa học thì phát hiện trong cây nhọ nồi có các thành phần như ancaloid, coumarin lacton,  sitosterol, daucosterol, saponin,… có tác động rất tốt đến việc điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay.

Bạn có thể tận dụng cây nhọ nồi chữa bệnh mề đay bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác theo các bước như sau:

 

  • Chuẩn bị: cây nhọ nồi, lá khế, lá xương sông, rau diếp cá, lá nhài, lá huyết dụ, lá dưa chuột mỗi loại một lượng bằng nhau.

  • Rửa các loại lá rửa thật sạch rồi để ráo nước.

  • Cho tất cả nguyên liệu vào cối rồi xay thật nhuyễn cùng với nước.

  • Dùng phần nước cốt thu được để uống còn bã thì đắp lên vùng da bị mề đay trong khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch.  

Tìm hiểu thêm: Bệnh mề đay vật lý

9/ Cách chữa mề đay tại nhà bằng lá chè xanh  

Lá chè xanh là nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt có tác dụng tốt trong điều trị khá nhiều bệnh. Nguyên liệu này có vị chát, hơi ngọt, có khả năng thanh nhiệt, giải độc và điều trị các triệu chứng ngoài da khá hiệu quả.

 

Khi bị mề đay, bạn nên dùng lá chè xanh để uống. Cách này giúp tinh chất hấp thụ trực tiếp vào cơ thể và phát huy công dụng điều trị bệnh.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần tiến hành như sau:

  • Lấy một nắm lá chè xanh còn tươi rửa thật sạch rồi pha với 300ml nước.

  • Pha thêm 1 muỗng mật ong cho dễ uống rồi dùng sau bữa sáng.

  • Chỉ cần dùng khoảng 1 tuần thì mề đay sẽ khỏi mà không để lại bất cứ vết tích nào.

Chú ý rằng với bất kì cách nào được hướng dẫn ở trên bạn cũng cần phải kiên trì thì mới có hiệu quả. Thời gian phát huy công dụng điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh. Ngoài ra, người bệnh phải kết hợp với ăn uống, sinh hoạt khoa học thì mới mang lại hiệu quả cao.

 

Chúng tôi xin nhấn mạnh là cách chữa trị nổi mề đay tại nhà chỉ có hiệu quả đối với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, những biểu hiện bệnh còn đơn giản. Vậy nên nếu dùng một trong những cách trên một thời gian mà không thấy hiệu quả thì bạn đi khám để được tư vấn và triển khai các biện pháp hữu hiệu hơn.

 

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:56

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không theo dân gian

  • PDF.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là cách mà nhiều người vẫn nghe nói đến. Tuy nhiên làm như thế nào để có hiệu quả tốt nhất mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào thì nhiều người vẫn thắc mắc.

 

Ngoài việc được dùng như một món ăn chơi của người Việt xưa, lá trầu không còn có nhiều tác dụng được người dân sử dụng như một vị thuốc, nhất là dùng điều trị các bệnh ngoài da như bệnh viêm da cơ địa. Hãy xem cồn dụng chữa viêm da cơ địa của lá trầu không ngay tại bài này.

Công dụng trị viêm da cơ địa từ lá trầu không

Là một bệnh ngoài da khá phổ biến, viêm da cơ địa được xác định là một bệnh lý khó điều trị dứt diểm, nó sẽ tái đi tái lại thường xuyên nếu gặp điều kiện thích hợp. Đây là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em được xem là đối tượng béo bở nhất của bệnh này.

Công dụng chữa viêm da cơ địa của lá trầu không

Trầu không là một loại lá có thể chữa được nhiều loại bệnh. Y học cổ truyền có nói trầu không là vị thuốc có vị cay nồng, mang tính ẩm, có mùi thơm rất nồng. Trầu không thường được dùng để trừ phong, kháng viêm và kháng khuẩn, do đó từ xưa ông bà chúng ta đã dùng trầu không để điều trị các bệnh ngoài da, làm sạch vết thương, sát khuẩn, phục hồi,…

 

Trong lá trầu không chữa rất nhiều proein, chất xơ, carbohydrate, nước và các khoáng chất có lợi cho làn da giúp làn da phục hồi lại độ ẩm và sự đàn hồi tự nhiên. Dùng trầu không chữa viêm da cơ địa mang lại hiệu quả khá tốt. Nó có thể giúp giảm ngứa, tiêu viêm, loại bỏ tế bào chết trên da do bệnh mang lại. Bên cạnh đó, trầu không còn giúp phục hồi các vết thương hở, tăng khả năng phục hồi và tái tạo da mới.

 

Trầu không là loại dược liệu khá dễ tìm, lại đến từ thiên nhiên, không gây hại hau kích ứng da. Bạn có thể tham khảo cách dùng lá trầu không để điều trị bệnh viêm da cơ địa ngay bên dưới bài viết này.

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Trầu không là nguyên liệu bạn có thể dễ dàng thấy ngoài vườn hay mua được ngoài chợ, cho nên bạn có thể áp dụng cách này bất cứ lúc nào. Hơn nữa cách thực hiện lại khá đơn gian, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức để thực hiện.

 

Tham khảo ngay 2 cách phổ biến nhất khi chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không như sau:

 1. Dùng làm thuốc bôi

Bạn có thể lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát sau đó bôi lên vùng da bệnh kết hợp massage nhẹ nhàng bất cứ lúc nào mà bạn rảnh hoặc cảm thấy thuận tiện. Lưu ý là khi thực hiện bạn cần vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ trước, kỹ ở những chỗ da bị viêm.

Cách thứ hai là bạn có thể lấy lá trầu không đã rửa sạch, vò nát sau đó cho vào hãm nước sôi như pha trà để cho tinh dầu trầu không tan trong tan trong nước. Sau đó, dùng nước này để bôi lên vùng da bệnh viêm da cơ địa.

 

 

Lưu ý: khi bôi tinh chất trầu không lên da bạn chỉ nên để khoảng 10 đến 15 phút rồi rửa lại với sạch. Không nên để quá lâu, vì tinh bột trong lá có thể bám lại trên da khiến cho tình trạng viêm da thêm nghiêm trọng.

 

Thực hiện đều đặn, kiên trì mỗi ngày một lần trong vòng 3 tháng sẽ thấy hiệu quả điều trị cao nhất.

2. Tắm lá trầu không chữa viêm da cơ địa

Với nguồn dưỡng chất tự nhiên khá dồi dào, bạn chỉ việc đun nước lá trầu không để tắm mỗi ngày để thấy hiệu quả điều trị viêm da cơ địa, khả năng làn trắng da da và cung cấp ẩm tự nhiên. Hơn thế nữa, tắm nước lá trầu không thường xuyên còn có thể tẩy sạch lông chân, tẩy tế bào chết khiến da trắng hồng, mịn màng không tỳ vết.

 

 

Nấu nước lá trầu không để tắm mỗi ngày có thể chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Bạn có thể chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không theo cách sau:

 

  • Chọn 10 lá trầu không tươi, không sâu bệnh, sau đó mang đi rửa sạch cho và nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ và một ít muối. Đun sôi nhỏ lửa trong 5 đến 10 phút.

  • Lấy nước lá trầu không vừa đun để pha nước tắm hoặc chờ nước nguội thì dùng nước đó lau rửa vùng da bệnh. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể dùng kết hợp bã lá trầu không để chà xát nhẹ nhàng.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bã lá trầu không để đắp lên vũng da bệnh và để yên trong 5 đến 10 phút thì lấy ra. Sau đó kết hợp tắm, massage thư giãn trong 15 đến 20 phút thì tắm lại bằng nước sạch.

  • Với cách này, bạn nên áp dụng hàng ngày để có hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng viêm da cơ địa và điều trị bệnh hiệu quả.

 

Lưu ý: khi tắm nước lá trầu không chữa viêm da cơ địa là không nấu nước trầu không quá đặc, điều này có thể khiến bạn bị vàng da, nhất là trẻ em. Mỗi lần tắm dùng 10 lá trầu không lá lí tưởng nhất.

> Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa ở người lớn và cách điều trị

Một số lưu ý khi dùng lá trầu trị viêm da cơ địa

Lá trầu không là nguyên liệu rất dễ kiếm và sử dụng cho nên chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên, để có hiệu quả điều trị tốt nhất mà không gây ra bất cứ một điều đáng tiếc nào thì bạn nên chú ý một số vấn đề.

 

Một số vấn đề bạn nên lưu ý:

  • Luôn chọn lá hợp vệ sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu hay bất cứ một hóa chất nào. Ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu hoặc giã nát để sử dụng điều trị bệnh.

  • Nên tránh sử dụng phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không nếu bạn đang có vết thương hở, mưng mủ hay sưng tấy. Vì cách này có thể làm mất đi lớp bảo vệ trên da, khiến lớp da non bị tẩy sạch đi dễ khiến bạ bị nhiễm trùng và gây ra biến chứng khó lường.

  • Không lạm dụng phương pháp, chỉ nên áp dụng một lần mỗi ngày. Không cho nhiều chất khác như chanh hay muối vào nước tắm. Tắm nước pha nhiều chanh và muối có thể khiến da bạn bị kích ứng gây ngứa, xót, rát da.

  • Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tắm sơ qua bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da. Bên cạnh đó không tắm nước la trầu không quá nóng. Điều này có thể khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên, gây khô da làm bệnh ngày càng trầm trọng.

  • Trước khi áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không thì bạn nên thử trước trên một vùng da nhỏ như cánh tay để xem da có phản ứng gì không. Nếu có thì bạn nên lựa chọn cách điều trị viêm da cơ địa khác.

  • Khi có dấu hiệu bệnh nặng hơn hoặc sưng tấy, mưng mủ thì nên ngưng phương pháp và đến bệnh viện để được kiểm tra và có sự tư vấn của bác sỹ.

 

Chúng tôi hy vọng cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không ở trên có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:55

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì?

  • PDF.

Hiểu rõ bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì là yếu tố giúp tăng hiệu quả điều trị, tránh tái phát. Nội dung bài viết này sẽ thông tin đến bạn danh sách thực phẩm nên ăn, nên kiêng, chế độ chăm sóc da hợp lý. 

 

Viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì? 

Viêm da cơ địa nên ăn gì để giảm triệu chứng?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính rất khó chữa trị. Để tăng hiệu quả điều trị, giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Người bị viêm da cơ địa nên chú ý bổ sung một số nhóm thực phẩm hỗ trợ trị bệnh như sau:

#1. Viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm giàu vitamin

Thực phẩm giàu vitamin giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho da và cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E từ các loại rau xanh, củ quả tươi.

người bị viêm da cơ địa nên ăn nhiều vitamin

Sử dụng thực phẩm giàu vitamin giúp giảm phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

  • Vitamin A: Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và tế bào lympho, hạn chế phản ứng viêm do viêm da cơ địa. Vitamin A có nhiều trong đu đủ, cà rốt, xoài, cherry, táo, cà chua, nho, dưa hấu, bí đỏ,….

  • Vitamin E: Chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và dưỡng ẩm da. Vitamin E có nhiều trong giá đỗ, đậu hũ, bơ,các loại rau lá màu xanh như bắp cải, cải xoăn, các loại hạt như hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ, hạt óc chó, dầu thực vật, khoai lang, ngũ cốc,….

  • Vitamin B: Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô, duy trì sức khỏe và sắc đẹp của da. Vitamin B có nhiều trong hạt điều, óc chó, chuối, yến mạch, cà chua, măng tây, rau dền, rau chân vịt,….

#2. Bị viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm có tính chống viêm

Để hạn chế tình trạng viêm da người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có tính chống viêm như:

  • Các loại thực phẩm như cá, thịt heo sẽ giúp các mô dưới da liên kết chặt chẽ hơn, hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.

  • Bổ sung hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá tăng cường omega 3 giảm viêm, giúp giảm ngứa, giảm đau rát do triệu chứng viêm da cơ địa.

  • Ngoài ra, cà chua, dầu ô liu, các loại rau lá xanh, các các loại cây họ đậu cũng là những “thần dược” chống viêm.

#3. Ngũ cốc giúp giảm triệu chứng viêm da do cơ địa

Nhóm ngũ cốc cung cấp năng lượng dồi dào, chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, loại đi cholesterol xấu. Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt tăng khả năng đề kháng bảo vệ cơ thể dưới những tác nhân gây bệnh. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, kiều mạch…

người bị viêm da cơ địa nên ăn nhiều ngũ cốcNgười bị viêm da cơ đại nên ăn nhiều ngũ cốc thay cho tinh bột hàng ngày

#4. Nhóm thực phẩm chứa kẽm

Kẽm cần thiết cho việc lọc gan, sửa chữa tế bào hư hỏng và nạp oxy cho cơ thể. Thiếu kẽm cơ thể dễ bị các bệnh về da như mụn trứng cá, viêm da cơ địa, nổi mẩn khắp người…. Kẽm giúp việc ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa bùng phát, chữa lành những tổn thương khi sản sinh protein và các tế bào tái tạo da. Kẽm giúp giảm viêm, thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây ra viêm nặng của bệnh viêm da cơ địa.

Người bệnh viêm da cơ địa nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm lành mạnh như: Ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt vừng, trái cây (bơ, lựu, mâm xôi…), rau xanh (rau chân vịt, đậu nành, đậu hà lan…)

kẽm hỗ trợ chữa bệnh viêm da cơ địaThực phẩm chứa kẽm góp phần ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa bùng nổ

#5. Nhóm thực phẩm giàu Probiotic

Bổ sung probiotic có lợi cho da trong việc tái tạo sau tổn thương do viêm da cơ địa, giúp lên da non và không để lại sẹo thâm. Pho mát mềm là một nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, cải thiện tổn thương do bệnh viêm da cơ địa.

#6. Viêm da cơ địa nên uống nhiều nước

Thiếu nước  da sẽ bị khô, không đủ độ ẩm, dễ bong tróc, mốc và trầy xước. Da chứa 9% nước trong cơ thể. Nước có vai trò giúp da luôn mềm mại, loại bỏ các chất độc. Vì thế khi bị bệnh viêm da cơ địa người bệnh nên bổ sung đủ 2 lít nước một ngày.

#7. Mật ong giúp kháng khuẩn, giảm viêm

Mật ong cung cấp một nguồn calo hoàn hảo và lành mạnh cho cơ thể. Mật ong có tính khử trùng, kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Những thuộc tính giúp giảm viêm, giảm sưng đau và đẩy nhanh quá trình lành vết thương và hình thành da mới.

Người bệnh có thể uống trực tiếp 1 muỗng canh mật ong mỗi buổi sáng. Hoặc bôi mật ong lên vùng da viêm da cơ địa để điều trị bệnh viêm da cơ địa nhanh chóng hơn.

hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa bằng mật ongMật ong làm giảm hiện tượng mưng mủ và chống viêm của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa nên kiêng gì để bệnh không tăng nặng?

Bên cạnh thực phẩm hỗ trợ chữa viêm da cơ địa còn có một số thực phẩm làm cho bệnh viêm da cơ địa trở nên trầm trọng hơn. Người mắc bệnh viêm da cơ địa nên tránh một số loại thực phẩm như sau:

#1. Nhóm chất béo chuyển hóa (Trans fat)

Chất béo chuyển hóa làm tăng các chất cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ tim mạch, béo phì, viêm nhiễm. Do đó, người bệnh viêm da cơ địa nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, trứng, sandwich và bánh quy bơ, kem…

#2. Viêm da cơ địa nên kiêng đồ uống và các chất kích thích

Người bệnh viêm da cơ địa không nên uống rượu, bia, nước có ga, trà và các chất kích thích. Nhóm đồ uống này gây kích thích lên hệ thần kinh, kích hoạt phản ứng ngứa, viêm trên da.

#3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở một số người. Theo nhiều nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2015 trên tạp chí Healthy and Life có khoảng 20% người mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng với lactose có trong sữa và làm nặng thêm các triệu chứng viêm da. 

Bên cạnh đó, sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho người viêm da cơ địa.

#4. Kiêng ăn các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… có thể tăng phản ứng viêm. Trung tâm Y tế đại học quốc gia Singapore khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa không nên ăn các loại thịt đỏ. Người bệnh nên thay thế bằng cá hồi, cá ngừ… bổ sung omega 3 giúp chống viêm và giảm đau.

Những thức ăn mà bệnh viêm da co địa nên tránhNhững thức ăn mà bệnh viêm da co địa nên tránh

#5. Hạn chế ăn đồ muối chua

Đồ muối chua là thức ăn lên men làm cho khả năng đào thải suy yếu, thận phải hoạt động nhiều làm giảm chức năng của thận. Tình trạng nhiễm khuẩn, mẫn cảm khó kiểm soát. Bệnh nhân bệnh viêm da cơ địa lại cần tránh những loại thức ăn này nếu không muốn tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

#6. Tránh ăn các loại hải sản

Hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực… là những thực phẩm giàu đạm, không tốt cho người bệnh viêm da cơ địa, làm tăng phản ứng ngứa ngáy và dị ứng. Do đó hải sản cũng là một loại thức ăn người bệnh viêm da cơ địa cần tránh.

Để phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa không quá khó, tuy nhiên người bệnh cần nắm những thông tin cơ bản về bệnh để giảm đi các nguy cơ hiểu sai, điều trị không đúng cách làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường khác.

7. Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng những gì?

Viêm da cơ địa rất phổ biến ở trẻ em. Vì da nhạy cảm, thể trạng yếu nên viêm da cơ địa ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm trong chữa trị, kiêng khem cho trẻ. Theo đó, trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên. Mẹ cũng nên thận trọng trong việc cho trẻ sử dụng sữa bột, tránh để trẻ tiếp xúc với tác nhân dị ứng.

 

Bên cạnh đó, người bệnh viêm da cơ địa nên kiêng tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tác nhân khói bụi từ môi trường ô nhiễm. Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên giữ ẩm và chăm sóc da đúng cách.

 

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp được xem là cách hỗ trợ chữa viêm da cơ địa tại nhà, giảm triệu chứng, hạn chế bệnh tăng nặng. Tuy nhiên, chỉ có chế độ dinh dưỡng thôi thì chưa đủ để điều trị hiệu quả. Người bệnh cần có phương pháp điều trị tích cực để loại bỏ viêm da cơ địa từ gốc. Nội dung tiếp theo xin được gửi đến người bệnh và bạn đọc liệu pháp chữa viêm da cơ địa từ thảo dược lành tính, hiệu quả nhất hiện nay.

 

Nguồn: https://ihs.org.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:55

You are here Tin tức Y học thường thức