• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không?

  • PDF.

Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Vì đây là biện pháp can thiệp xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ở mức độ nặng, cần có sự can thiệp chuyên sâu của kỹ thuật y tế.

Bệnh thoát vị đĩa đệm đang là mối quan tâm của cộng đồng, bởi đây là căn bệnh thường gặp và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Hầu hết việc điều trị bệnh này người ta có xu hướng tìm tới phương pháp phẫu thuật, nhưng thực tế cho thấy không phải trường hợp nào cũng lạm dụng phẫu thuật.

I. Không nên mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh mức độ nhẹ

Khi phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Trước hết, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tại đây các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh của bạn mà đưa ra hướng điều trị thích hợp.

 

Thoát vị đĩa đệm nên mổ khi nào là đúng?

Trên thực tế thì không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, lúc này các triệu chứng diễn ra còn nhẹ và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh thì việc áp dụng phương pháp phẫu thuật là hoàn toàn không cần thiết.

Hướng điều trị bảo tồn là chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, có thể là:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid và một số thuốc khác theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng khả quan trong việc chữa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ.

  • Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng làm giảm đau, lưu thông mạch máu và giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

  • Châm cứu: Tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo liên quan đến vùng tổn thương bằng kim chân là nguyên tắc của phương pháp điều trị này, giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo căng cột sống hoặc một số bài tập khác có tác dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.

  • Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Yếu tố nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn khi bệnh nhân thực hiện chữa trị đúng cách.

Tham khảo thêm:  Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

II. Trường hợp nên mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong nhiều trường hợp, phương pháp bảo tồn đã thất bại trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề và phức tạp hơn, các khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Lúc này, một cuộc phẫu thuật có thể là rất cần thiết cho người bệnh.

Mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh nặng mà các phương pháp thông thường không còn tác dụng.

Phẫu thuật đĩa đệm (Diskectomy) là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị hư hại. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay là:

1. Mổ hở

Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển để điều trị thoát vị đĩa đệm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da từ 4cm đến 6cm để lấy đi khối đĩa đệm thì thoát ra ngoài, đồng thời giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.

Nhược điểm là tàn phá nhiều mô mềm, bên cạnh đó còn đi kèm các biến chứng như vết mổ chảy máu, nhiễm trùng,…

2. Mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, an toàn hơn so với mổ hở. Điều đặc biệt ưu điểm của phương pháp này là đường mổ nhỏ, ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh.

Mổ nội soi thường được chỉ định đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên… Các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp sống ống thì không áp dụng phương pháp mổ nội soi.

3. Mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu

Vi phẫu thoát vị đĩa đệm được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật vi phẫu giúp giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, lấy bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

Ưu điểm của phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là tỉ lệ tái phát thấp, tính thẩm mỹ cao, ít gây biến chứng hơn trên cơ thể người bệnh.

Lưu ý: Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh mới có thể đi đến quyết định có nên mổ hay là không mổ thoát vị đĩa đệm ở trường hợp nặng.

Hy vọng sau bài viết trên đây, người bệnh có thể phân biệt được thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không? Từ đó, lựa chọn cho mình hướng điều trị thích hợp nhất phù hợp với mức độ bệnh hiện tại. Nhằm mục đích mang lại kết quả hồi phục nhanh nhất có thể.

Chúc độc giả sớm bình phục !

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:52

DASH - chế độ ăn uống giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở tuổi trung niên

  • PDF.

Bs CKII Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Theo một nghiên cứu gần đây, các chế độ ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp DASH (The Dietary Approaches to Stop Hypertension) dường như làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Thêm lượng chất béo rắn và lượng đường ăn vào sẽ tăng mạnh dự đoán tử vong do mọi nguyên nhân.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các mô hình ăn uống ở độ tuổi trung niên có thể ảnh hưởng đến kết quả hàng thập kỷ sau đó, hỗ trợ nhu cầu quảng bá các mô hình chế độ ăn uống lành mạnh trong giai đoạn đầu của cuộc đời”.

dash

Chế độ ăn uống DASH

Tổng cộng có 841 ca tử vong xảy ra từ tất cả các nguyên nhân trong thời gian theo dõi trung bình là 18,0 năm. Mỗi nhóm tăng điểm ăn kiêng DASH tương quan với nguy cơ điều trị thấp hơn 6 phần trăm đối với tử vong do mọi nguyên nhân, 95% CI, 0.89-0.99, p <0.02). Sự gia tăng của một phân nhóm trong tiêu thụ thực vật, như được xác định trong bảng số liệu chế độ ăn kiêng DASH, tương quan với 7% giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân (HR, 0.93, 0.88-0.98). [ Am J Med 2017, 131: 48-55]

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 1 2018 18:01

Bệnh viện ngày mai

  • PDF.

Ths Bs Lê Văn Tuấn - ICU

Công nghệ đã tiến triển nhanh chóng trong những năm gần đây và đang tiếp tục như vậy, với những thay đổi liên quan trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả cơ cấu và chức năng bệnh viện. Chúng tôi mô tả 10 đặc điểm ở một bệnh viện tương lai bao gồm tăng cường chuyên môn, sử dụng nhiều hơn các kỹ thuật y tế từ xa và robot, thay đổi nơi chăm sóc đặc biệt, cải thiện điều trị trước nhập viện và sau khi ra viện, cải thiện chăm sóc cuối đời…

Telemedicine Telecardiology  Maquet supplied image 2

Công nghệ mới sẽ ngày càng ảnh hưởng đến cách chúng ta thực hành y học. Chúng ta phải học cách thích nghi và bao trùm những thay đổi này nếu chúng ta muốn đạt được lợi ích tối đa từ chúng cho bản thân và bệnh nhân của chúng ta. Điều quan trọng là trong khi bệnh viện tương lai sẽ được nâng cao về công nghệ, nó cũng sẽ được nâng cao hơn trên một mức độ chăm sóc nhân đạo bệnh nhân.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 12 2017 16:42

Bệnh tâm thần phân liệt

  • PDF.

Khoa ngoại thần kinh - cột sống

–  Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng .
–   Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này.
–    Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân .
–    Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời .
–    Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng , nhiều năm .
–    Trong thời gian bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi .

ttpl

Đọc thêm...

Cách xử trí say nắng, say nóng

  • PDF.

                                                                     CN: Lê Thị Thanh Hà- Khoa cấp cứu

Trong điều kiện thời thời tiết mùa hè hiện nay có những đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 – 420C. Tình trạng nắng nóng gay gắt trên cả nước đang khiến mọi người dân phải “vật vã” chống chọi. Có rất nhiều lời khuyên không nên làm việc nhiều dưới trời nắng nóng cũng như hạn chế ra đường vào lúc trưa nhưng không phải ai ai cũng có điều kiện làm việc trong môi trường thoáng mát, hạn chế ánh nắng, vì công việc, vì nhu cầu mưu sinh của cuộc sống nên một số người phải làm việc trong môi trường nắng gắt như thợ hồ, nhà nông…

..saynag2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 26 Tháng 8 2017 09:45

You are here Tin tức Y học thường thức