• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Những điều cần biết khi sử dụng thuốc sát trùng ngoài da

  • PDF.

Bs Trịnh Thị Thu Phượng

KHÁI NIỆM

Thuốc sát trùng ngoài da được hiểu là những thuốc dùng ngoài da có đặc  tính diệt hoặc ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn, vi nấm,...trên da. Thị trường thuốc sát trùng ngoài da khá phong phú với nhiều loại, thường được người bệnh tự mua thuốc: khi nào? chọn thuốc gì? dùng ra sao? cần thận trọng những gì? vẫn còn lắm mù mờ.

CÓ NHỮNG LOẠI THUỐC NÀO? SỬ DỤNG RA SAO?

Người ta chia làm 2 loại thuốc sát trùng:

1. Loại cổ điển

Đặc điểm chung của loại thuốc này là rẻ tiền, dễ tìm thấy tại hầu hết các nhà thuốc. Dù tính sát trùng của chúng yếu và không có đặc tính thẩm mỹ nhưng cho đến nay các loại thuốc sát trùng ngoài da thuộc nhóm cổ điển vẫn được dân ta quen dùng.

- Thuốc được dùng ở nồng độ 70 độ để diệt khuẩn, tác động yếu đến siêu vi và vi nấm. Dùng bằng cách lau trên da trước khi tiêm chích. Tác dụng phụ: gây xót xát trên vết thương và niêm mạc.

- Nước Oxy già nồng độ 10 thể tích
Công dụng: Rửa vết thương nhờ tác động ngưng trùng, giúp lành sẹo, khô da và khử mùi.

- Thuốc tim loãng 1/10.000 (1g thuốc /10 lít nước)
Ưu điểm: không gây dị ứng, bất hoạt vi trùng và đa số siêu vi.
Khuyết điểm: Gây khô da, gây màu vàng nâu trên móng và độc cho cơ thể qua đường uống, cần chú ý những viên thuốc tím tinh thể thường hòa tan rất chậm và có nguy cơ gây phỏng hóa chất.

thuocboi1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 14 Tháng 11 2013 20:07

Tác hại hút thuốc lá đến bệnh lý loét dạ dày tá tràng

  • PDF.

Bs Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội TH

Theo Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê, hiện có khoảng 50% nam giới trưởng thành ở nước ta hút thuốc lá (tương đương 17 triệu người hút thuốc lá). Với con số này, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư cho người hút trực tiếp mà nó còn có nguy cơ cao cho cả những người xung quanh.

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:

- Nicotine

Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí.

- Monoxit carbon (khí CO)

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy.

- Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ.

thuocla 1

Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 11 2013 21:34

Ngưng hút thuốc lá

  • PDF.

Khoa Nội Tổng hợp

Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ đạo mãn tính bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trên toàn thế giới, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua tiếp xúc thụ động. Ô nhiễm không khí, hơi hóa chất và bụi cũng là những yếu tố góp phần. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 5,4 triệu người chết do sử dụng thuốc lá trong năm 2005. COPD được dự báo sẽ tăng hơn 30% trong vòng 10 năm tới, trở thành nguyên nhân đứng hàng thứ ba của cái chết vào năm 2030.

Hút thuốc gây COPD

Bằng chứng cho thấy, ngoài việc hút thuốc hiện tại, những người đã tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời thơ ấu và những người bỏ hút thuốc cũng có nguy cơ. Rủi ro cũng tăng lên nếu COPD trong tiền sử gia đình. Người hút thuốc suốt đời có nguy cơ lên đến 50% phát triển COPD. Cai thuốc lá có thể là một quá trình khó khăn vì nghiện thuốc lá là thử thách để vượt qua, và thường đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tác dụng phụ có thể bao gồm kích động, mất ngủ, run rẩy và vã mồ hôi.

Một nghiên cứu được thiết kế để tăng sự tự tin, động lực và kỹ năng đối phó cho những người đấu tranh để bỏ thuốc lá, cho thấy một kết quả cải thiện đáng kể trong nỗ lực bỏ thuốc lá. Nhóm này (n = 849), được chia ngẫu nhiên vào một thực tế bỏ nỗ lực (PQA) can thiệp cộng với liệu pháp thay thế nicotine (NRT), so với  nhóm chỉ PQA. Họ thấy rằng những người tham gia PQA cộng NRT là  nhóm có tỷ lệ bỏ thuốc lá cao hơn đáng kể.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị COPD, có thể có thêm động lực để bỏ thuốc lá khi đối mặt với một so sánh kết quả tuổi với  FEV1 phổi của họ và cũng sử dụng Fletcher và Peto đồ thị, cho thấy chức năng phổi suy giảm  giữa có và không ngừng hút thuốc.

Điều trị hiệu quả nhất và cách duy nhất để làm giảm sự tiến triển của COPD là bỏ thuốc.

ngung thuoc la1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 11 Tháng 11 2013 09:24

Tiết thực trên bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs Bùi Quốc Xết - Khoa Nội Thận Nội tiết

Yêu cầu dinh dưỡng theo ADA:

Năng lượng đưa vào trong ngày:

- Carbohydrate:    45-65%
- Protein:               10-20%
- Mỡ:                     25-35%

Trong đó:    - 10% mỡ đa không bão hòa
                     - < 10% mỡ bão hòa (tốt nhất <7%)

- Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 nên hạn chế carbohydrate, thay thêm ít năng lượng từ mỡ đơn không bão hòa như dầu Oliu, dầu phụng, dầu táo tàu.

- ĐTĐ type 2 béo cần giảm trọng lượng bằng hạn chế calo.

- Lượng Calo/kg được quy định tùy theo đối tượng (gầy, béo phì, lao động nặng hay nhẹ…)

         + 20 calo/kg cân nặng nếu bệnh nhân béo phì
         + 30 calo/kg cân nặng nếu bệnh nhân có trọng lượng bình thường
        + 40 calo/kg cân nặng cho người gầy. Tuy nhiên tăng giảm tùy theo khả năng lao động của từng bệnh nhân.

* Cả 2 type ĐTĐ cần giảm cholesterol 300 mg/ngày. Nếu bệnh nhân có LDL Cholesterol > 100 mg/dL, nên hạn chế Cholesterol 200 mg/ngày

daiduong1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 04 Tháng 11 2013 20:25

Chỉ định và chống chỉ định trong nội soi hệ tiêu hóa

  • PDF.

Ths Bs Lê Thị Thu Trang - Khoa Nội TH

NỘI SOI DẠ DÀY

1. Chỉ định

·  Soi cấp cứu: mục đích để chẩn đoán xác định chảy máu tiêu hóa cao và tìm nguyên nhân gây chảy máu đồng thời tiêm thuốc cầm máu nếu có chảy máu.

·  Soi kế hoạch:

-  Xuất huyết tiêu hóa

-  Đau thượng vị

-  Loét dạ dày-hành tá tràng

-  K dạ dày

-  Viêm dạ dày

-  Hẹp môn vị

-  Giun chui ống mật

-  Polyp dạ dày

-  Thiếu máu Biermer

-  Crohn

-  Thiếu máu không rõ nguyên nhân

noisoi1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 03 Tháng 11 2013 20:17

You are here Tin tức Y học thường thức