• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Qui trình xét nghiệm mô bệnh học

  • PDF.

KTV Trịnh Thị Xoa - Khoa GPB

Về phương diện kỹ thuật, một xét nghiệm mô học hoặc mô bệnh học phải qua các giai đoạn sau:

-  Phẫu tích bệnh phẩm

-  Cố định bệnh phẩm

-  Khử nước

-  Vùi mô

-  Cắt mỏng

-  Nhuộm

Đối với các sinh thiết, khoa giải phẫu bệnh lý phụ trách tất cả các khâu và bất cứ sai lầm trong khâu nào cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả và có khi bắt buộc phải làm lại từ đầu. Do đó khi tiến hành các khâu kỹ thuật ta phải thận trọng trong từng chi tiết. Người kỹ thuật viên phải khéo tay, tỉ mỉ trong mọi thao tác. Vì một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến phương pháp điều trị của những thầy thuốc cũng như tính mạng của bệnh nhân.

xnmo1

Tiêu bản Ung thư biểu mô gai sừng hoá

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 9 2013 09:44

Những điều cần biết về chụp động mạch vành

  • PDF.

chupvanh2

1. Chụp động mạch vành để làm gì?

-  Động mạch vành là các động mạch tưới máu cho cơ tim để tim co bóp đưa máu đi nuôi cơ thể. Tổn thương động mạch vành làm rối loạn sự cung cấp máu nuôi cơ tim dẫn đến tổn thương cơ tim mà nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim, đột tử.

-  Chụp động mạch vành là tạo hình ảnh các động mạch vành của tim bằng thuốc cản quang dưới tia XQuang. Dựa vào hình ảnh thu được, Bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh nhân có bị tổn thương động mạch vành hay không, mức độ tổn thương và phương án điều trị như thế nào.

-  Nếu Bác sỹ nghi ngờ có tổn thương động mạch vành sẽ chỉ định chụp động mạch vành cho bệnh nhân. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bệnh nhân và gia đình.

chupvanh1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 9 2013 17:43

Kiểm soát lây nhiễm lao tại các cơ sở y tế

  • PDF.

KHOA VI SINH

Nguyên tắc chung về kiểm soát lây nhiễm lao

  1. Tuân thủ các nguyên tắc và thực hành kiểm soát lây nhiễm do Bộ Y tế quy định.
  2. Bổ sung các biện pháp kiểm soát lây nhiễm lao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của đơn vị.

I.  Tình hình mắc lao tại Việt Nam:

- 40% dân số nhiễm lao, 10% trong số đó mắc bệnh trong năm.

- Mỗi năm có khoảng 180 nghìn người mắc bệnh lao, trong đó hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV, gần 6000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và trên 20 nghìn người chết do lao.

- Mắc chủ yếu ở độ tuổi lao động: 20 – 50 tuổi.

- Một người bệnh lao mỗi năm lây cho 10 người khác, trong đó 1 người sẽ trở thành bệnh nhân lao.

- HIV làm cho bệnh lao tăng lên và khó khăn trong điều trị chẩn đoán.

- Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người HIV (+).

- Tỷ lệ lao kháng thuốc có chiều hướng gia tăng.

lao1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 08 Tháng 8 2013 17:09

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ngoài thận chu kỳ

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn

Khi đã chuyển bệnh sang điều trị bằng lọc máu có chu kỳ thì urê, creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn sau chu kì lọc. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn và ăn khỏe hơn và khỏe dần ra. Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng, những ngày sau chu kì lọc máu, urê, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn, nhiều ít là do chế độ ăn uống của bệnh nhân. Do đó không thể bệnh ăn uống một cách tự do, không tính toán mặc dầu có được lọc máu có chu kỳ.

Trong kỳ lọc máu các ion như natri, kali, được điều chỉnh tốt nhưng những ngày không lọc máu mà bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu thì rất dễ bị tăng kali máu do đó không thể để bệnh nhân ăn quá nhiều rau, quả được. Đối với nước và natri cũng vậy, nếu để bệnh nhân ăn quá mặn, quá nhiều mì chính thì cơ thể sẽ bị tích natri, ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, phù, tăng huyết áp.

Mặt khác qua lọc máu bệnh nhân cũng mất một số protein, một số yếu tố vi lượng qua màng lọc thận nhân tạo hay qua màng bụng. Lọc màng bụng mỗi ngày bệnh nhân có thể mất từ 6-8g protein. Lọc thận nhân tạo lượng protein mất ít hơn, khoảng 3-4g/mỗi chu kỳ lọc. Như vậy đối với bệnh nhân lọc máu chu kỳ nếu cứ dùng chế độ ăn giảm đạm như trong điều trị bảo tồn thì chắc chắn cân bằng nitơ sẽ bị âm tính. Bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu đạm. Ngược lại nếu cho ăn quá nhiều protein, ăn tự do thì mức độ urê máu những ngày trước lọc máu tăng cao. Bệnh nhân sẽ kém thoải mái, chán ăn vì vẫn ở trong tình trạng urê máu cao.

Đọc thêm...

Tư thế bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật và biến chứng thường gặp

  • PDF.

BS CKI Nguyễn Hữu Anh - Khoa GMHS

1. MỘT SỐ TƯ THẾ THƯỜNG ỨNG DỤNG TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT

1.1. Tư thế nằm ngữa:

Bàn phẫu thuật đặt nằm ngang, bệnh nhân đặt nằm ngữa, đầu kê nhẹ trên gối mỏng, khớp gối gập nhẹ được lót gối tròn bên dưới. Hai tay để buông xuôi dọc theo thân hoặc hai tay để thẳng trên tấm nệm kê tay. Khuỷu tay nên được lót nệm mềm và gót chân phải được lót gối mỏng tránh bị tỳ đè.

Trong trường hợp phẫu thuật vùng cổ, nên dùng một gối dài đường kính 10 cm có lót đệm ngang dưới vai, đầu kê trên một vòng tròn làm sẵn để giữ đầu không bị di động (nghiêng ngả). Khi gặp bệnh nhân có cổ ngắn phải để đầu hơi thấp hơn vai để giúp dễ dàng phẫu thuật (trong phẫu thuật bướu cổ).

 tuthe1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 31 Tháng 7 2013 20:40

You are here Tin tức Y học thường thức