• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Sử dụng kháng sinh theo nhiễm khuẩn

  • PDF.

Khoa KSNK

Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng kháng sinh tăng lên rõ rệt ở cả môi trường bệnh viện và cộng đồng. Hiện nay, gần như tất cả các vi khuẩn gây bệnh nặng đều có kháng thuốc. Hàng năm có khoảng 25 triệu đơn thuốc kháng sinh được kê và trong đó trên 50% kháng sinh được kê không hợp lý, vì vậy không ngạc nhiên gì về tình hình phát triển kháng thuốc của vi khuẩn. Bệnh nhân nhập viện là các đối tượng dễ gây lây truyền các VK kháng thuốc, đặc biệt các bệnh nhân ở phòng Hồi sức (ICU). Ước tính khoảng 60% các nhiễm trùng bệnh viện trên toàn thế giới là do các vi khuẩn kháng thuốc gây ra, Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ làm tăng nguy cơ độc tính cho bệnh nhân, tác dụng phụ, tương tác thuốc, bội nhiễm, kéo dài bệnh tật và thậm chí tử vong, mà còn là nguyên nhân chính gây phát tán sự kháng thuốc (4).

khangks1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 4 2016 17:58

Áp dụng quy định mới về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú từ ngày 01 tháng 05 năm 2016

  • PDF.

Ds Phạm Phú Trí

Thông tư này quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Thông tư này không áp dụng đối với kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược; kê đơn thuốc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. 

Người kê đơn thuốc là bác sỹ. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (trạm y tế xã); phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

kedon1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 29 Tháng 3 2016 08:26

Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện"

  • PDF.

 

ksinh1 

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 18 Tháng 3 2016 19:44

Sử dụng hợp lý, an toàn thuốc chống đông kháng vitamin K

  • PDF.

Ds Trần Thị Kim San

Thuốc chống đông kháng vitamin K là các thuốc chống đông đường uống sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ huyết khối. Hiện nay các thuốc kháng vitamin K đã trở thành phát đồ điều trị cơ bản trong liệu pháp chống đông. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra bệnh lí do thuốc trong nhóm thuốc này (các phản ứng bất lợi do thuốc gây ra), đặc biệt là nguy cơ chảy máu rất cao. Vì vậy nó đòi hỏi sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ và sự tuân thủ của bệnh nhân.

A.Các loại thuốc kháng đông uống

Hai loại thuốc kháng đông dạng uống thường sử dụng tại Việt Nam là Acenocoumarol và Warfarin

1. Acenocoumarol (1mg, 4mg ) Được dùng phổ biến tại Việt Nam. Thời gian bán hủy 8-11 giờ. Liều dùng: Người lớn: Khởi đầu 4mg/ngày; Trẻ em: 0,05 đến 0,14mg/kg/ngày         

2. Warfarin (2mg, 5mg) Được dùng phổ biến trên thế giới. Thời gian bán hủy 35-45 giờ. Liều dùng: Người lớn: Khởi đầu: 5mg/ngày; Trẻ em: 0,09 đến 0,32mg/kg/ngày.

wafarin1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 29 Tháng 2 2016 13:49

Những loại thuốc bổ sung và thay thế trong điều trị glôcôm

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà - Khoa Mắt

Dịch tễ học: Vào khoảng 70 triệu người lớn ở Mỹ đã dùng những thuốc bổ sung hay những liệu pháp thay thế từ năm 1997 đến 2002. Các thuốc này gồm: thuốc có nguồn gốc thực vật, châm cứu, phép chữa vi lượng, chữa bằng lòng tin, bằng chiêm nghiệm (meditation), liệu pháp vitamin liều lớn (đại liều), liệu pháp xúc giác, tập luyện, thay đổi chế độ ăn uống.... đã chiếm tần xuất khoảng 5%.

1. Vitamin liều cao: các loại vitamin đã giữ vai trò cơ bản trong chuyển hoá của toàn cơ thể nhưng thiếu vitamin không gây glôcôm ở người. Phân tích dữ kiện của các nghiên cứu trước đây cho thấy không có sự liên quan giữa việc dùng các chất chống oxýt hoá trong khẩu phần ăn với nguy cơ bị glôcôm góc mở nguyên phát ngoại trừ hậu quả của VitC liều cao cho truyền tĩnh mạch làm biến đổi độ thẩm thấu có huyết thanh gây glôcôm đóng góc cấp. Các vitamin với liều thật cao đã không có lợi gì cho bệnh nhân bị glôcôm. Hiện nay không có một dữ kiện khoa học nào cho biết vitamin với liều thật cao giúp ích cho glôcôm.

glaucoma1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 2 2016 20:19

You are here Tin tức Thông tin thuốc