• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Cập nhật thông tin về tính an toàn khi sử dụng một số thuốc: Thuốc chứa Citicolin dùng đường tiêm; thuốc chứa Levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp

  • PDF.

Trần Thị Kim San-Khoa Dược

Ngày 20/11/2017 đơn vị thông tin thuốc bệnh viện nhận công văn số:18583/QLD-ĐK về việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng đối vói thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm và công văn số: 18584/QLD-ĐK về việc cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp.

Nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả đơn vị thông tin thuốc cập nhật thông báo sau:

thuoc1

1. Các thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa levonorgestrel - khuyến cáo mới đối với việc sử dụng đồng thời các thuốc cảm ứng enzym:

Ngày 07/12/2016, cơ quan quản lý Dược phẩm và sản phẩm y tế Anh (MHRA) đã phê duyệt việc cập nhật thông tin về tương tác của các thuốc chứa levonorrgestrel để tránh thai khẩn cấp với các chất gây cảm ứng enzym CYP3A4 như: dẫn chất barbiturat, phenytoin, carbarmazepin, các thuốc có nguồn gốc dược liệu: St. John’s Wort, rifampicin, ritonavir, rifabutin và griseofunvin. Chuyển hóa của levonorgestrel tăng lên khi sử dụng đồng thời với các thuốc gây cảm ứng enzym gan. Khi sử dụng đồng thời levonorgestrel vói các thuốc cảm ứng CYP3A4, nồng độ levonorgestrel trong huyết thanh có thể giảm khoảng 50%. Vì vậy tương tác này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai và gây mang thai ngoài ý muốn. Đồng thời, việc phơi nhiễm với một số thuốc cảm ứng enzym trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

 Do đó, các phụ nữ cần dùng biện pháp tránh thai khẩn cấp khi đã dùng thuốc cảm ứng enzym trong vòng 4 tuần trước đó nên cân nhắc sử dụng liệu pháp tránh thai không chứa hormon như đặt vòng tránh thai trong tử cung. Đối với phụ nữ không thể hoặc không sẵn sàng đặt vòng tránh thai trong tử cung có thể uống liều gấp đôi levonorgestrel từ 1500microgam lên 3000µg trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp không an toàn.

2. Hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm:

Để thống nhất về chỉ định cũng như hướng dẫn sử dụng của thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm căn cứ kết luận của hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành . Các nội dung thay đổi/bổ sung đối với thuốc chứa citicolin dùng đường tiêm như sau:

- Chỉ định:

Giai đoạn cấp của chấn thương sọ não kèm rối loạn tri giác ở người lớn.

- Liều dùng và cách dùng:

Liều lượng trung bình: 500-750 mg trong 24 giờ

Đường dùng: tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩn mạch. Đường truyền tĩnh mạch được ưu tiên sử dụng hơn so với đường tiêm bắp.

Trường hợp tiêm tĩnh mạch, tốc độ tiêm phải chậm: 3-5 phút tùy thuộc liều.

Trường hợp truyền tĩnh mạch: tốc độ truyền từ 40-60 giọt/phút.

- Cảnh báo và thận trọng:

Trong trường hợp chảy máu nội sọ xuất hiện đột ngột và dai dẳng, liều khuyến cáo không vượt quá 1000mg mỗi ngày và cần truyền với tốc độ truyền rất chậm: 30 giọt/phút.

- Tác dụng không mong muốn:

Đã có báo cáo về hiện tượng kích thích có hồi phục.

Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số thuốc

  • PDF.

Ds Phạm Phú Trí

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, ngày 15/8/2017, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 12312/QLD-TT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn của thuốc cản quang có chứa gadolinium; thuốc chứa codein, tramadol; thuốc chứa hyoscine butylbromide dạng tiêm; thuốc chứa risperidone; thuốc sát trùng chứa chlorhexidine gluconate

thuoc

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Đọc thêm...

Đảm bảo dịch chuyền điều trị sốt xuất huyết

  • PDF.

Ds. Phạm Phú Trí

Để đảm bảo cung ứng đủ các loại dịch truyền phục vụ phòng và điều trị bệnh dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, ngày 08/8/2017 Cục Quản lý Dược đã có công văn số 11578/QLD-KD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viên trực thuộc Bộ Y tế về việc đảm bảo dịch truyền điều trị sốt xuất huyết. Theo đó, Cục Quản lý Dược đề nghị:

- Các Sở Y tế kiểm tra lại và báo cáo việc các đơn vị trực thuộc triển khai các nội dung của Công văn số 9400/QLD-KD ngày 04/7/2017, đặc biệt về tình hình cung ứng, sử dụng dịch truyền tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Yêu cầu các đơn vị rà soát và cập nhật nhu cầu, chủ động liên hệ ngay với các cơ sơ sản xuất, cung ứng thuốc, không được đế xảy ra tình trạng thiếu dịch truyên điều trị sốt xuất huyết trên địa bàn. Nếu có khó khăn vướng mắc phải báo cáo ngay về Sở Y tế.

- Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế rà soát lại kế hoạch mua sắm các loại dịch truyền phục vụ điều trị sốt xuất huyết, cập nhật diễn biến dịch bệnh và nhu cầu tăng thêm để gửi tới các đơn vị cung cấp thuốc dịch truyền (đã và đang cung cấp cũng như các công ty có khả năng cung cấp).

dichchuyen

Cần chuẩn bị đủ các loại dung dịch truyền để điều trị sốt xuất huyết

Lưu ý, hiện nay các dịch truyền này đã được cấp số đăng ký lưu hành và được sản xuất tại các Công ty sau: Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar, Công ty TNHH B.Braun Việt Nam, Công ty cổ phần Otsuka OPV và Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar.

Nguồn: http://www.dav.gov.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 11 Tháng 8 2017 05:18

Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau trung ương

  • PDF.

Xem tại đây

Điều trị tăng huyết áp cho các nhóm bệnh nhân đặc biệt

  • PDF.

           DS Nguyễn Thị Cẩm Vân 

1.Tăng huyết áp ở người cao tuổi

         - Bệnh nhân cao tuổi thường có huyết áp tăng, ước đoán khoảng 70% bệnh nhân có huyết áp ≥ 140/90mmHg, đối tượng này cũng đồng thời có nguy cơ cao của bệnh tim mạch. Chính vì vậy, lợi ích của việc hạ được huyết áp trên người cao tuổi là đặc biệt có ý nghĩa. Huyết áp đích ở người cao tuổi không có sự khác biệt so với người trẻ.

         - Người cao tuổi thường có nguy cơ gặp một số tác dụng không mong muốn của thuốc nhiều hơn so với người trẻ ví dụ như tụt huyết áp thế đứng, vì vậy cần lưu ý giám sát huyết áp cả hai tư thế đứng và ngồi.

duoc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 6 2017 05:41

You are here Tin tức Thông tin thuốc