• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Xẹp phổi trong quá trình gây mê phẫu thuật

  • PDF.

Bs Lê Tấn Tịnh - 

1. Đại cương:

Xẹp phổi trong quá trình gây mê là biến chứng phổ biến có thể nhận thấy ở hơn 90% bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê phẫu thuật.

Biến chứng này bắt đầu xuất hiện tại thời điểm khởi mê và vẫn tồn tại thêm vài giờ sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật.

Việc này có thể dẫn đến viêm phổi, kéo dài thời gian nằm viện, giảm sản sinh surfactant, hoạt hóa chuỗi dây chuyền viêm.

Phần trình bày này sẽ mô tả sự xẹp phổi và cách thức kiểm soát đối với những bệnh nhân phổi khỏe mạnh.

xepphoi

2. Các biến chứng phổi hậu phẫu

  • 230 triệu là số lượng ca đại phẫu có gây mê toàn thân kết hợp thở máy được tiến hành hàng năm trên toàn thế giới.
  • 5-10% trong số đó xảy ra biến chứng phổi sau phẫu thuật.
  • Lên đến 22% trường hợp xảy ra biến chứng phổi sau phẫu thuật ổ bụng.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 12 2020 18:35

Đọc thêm...

Xu hướng điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay

  • PDF.

Bs Phan Thị Thành Tâm - 

Hiện nay không có cách chữa khỏi lạc nội mạc tử cung, nhưng có các lựa chọn điều trị cho chứng đau liên quan và vô sinh. Cho đến nay, phẫu thuật nội soi không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xem xét một số yếu tố khi xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho các triệu chứng lạc nội mạc tử cung, bao gồm:

  • Tuổi của bệnh nhân
  • Các triệu chứng bệnh nghiêm trọng như thế nào ?
  • Bệnh diễn tiến ra sao?
  • Bệnh liên quan đến vô sinh

Không phải tất cả các phương pháp điều trị đều có hiệu quả đối với tất cả phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể trở lại sau khi ngừng điều trị hoặc sau phẫu thuật, do đó việc điều trị phải mang tính chất lâu dài và chỉ nên phẫu thuật lạc nội mạc tử cung một lần trong đời mà thôi.

lnmtc1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 05 Tháng 12 2020 17:41

Bằng chứng về: Thai đến ngày sinh

  • PDF.

Bs Ngô Thị Thảo Vy - 

Thế nào là thai đủ tháng?

Trong nhiều năm, một đứa trẻ được xem là sinh đủ tháng nếu được sinh ra trong khoảng 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày. Trẻ sinh ra trước 37 tuần 0 ngày là "sơ sinh non tháng" và sau 41 tuần 6 ngày là "sơ sinh già tháng"

thaidengay1

Tuy nhiên, thời gian sau, nghiên cứu bắt đầu chỉ ra rằng các vấn đề sức khỏe xảy ra phổ biến hơn ở một số khoảng thời gian nhất định trong thời điểm này. Đặc biệt, trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ tử vong hơn (dù nguy cơ chung vẫn rất thấp) nếu được sinh ra trước 39 tuần hoặc sau 41 tuần. Khả năng trẻ sơ sinh gặp vấn đề về sức khỏe thấp nhất nếu được sinh ra từ 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần và 6 ngày (Spong, 2013).

Dựa trên các bằng chứng nghiên cứu, họ chia thành các nhóm riêng biệt (Spong, 2013).

  • Thai đủ tháng sớm: 37 tuần 0 ngày đến 38 tuần 6 ngày
  • Thai đủ tháng: 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần 6 ngày
  • Thai quá ngày: 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày
  • Thai già tháng: 42 tuần 0 ngày trở đi

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 11 2020 15:47

Đọc thêm...

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền

  • PDF.

Bs Huỳnh Tấn Dũng - 

I . Đại cương

1. Quan niệm nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền

Các y gia YHCT gọi tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt, tiểu tiện ít mà đi liền liền, bụng dưới căng cứng đau lan đến rốn là hiện tượng chung của chứng lâm. Ngoài ra chứng lâm còn nói đến hiện tượng tiểu tiện ra sỏi hoặc như cát nhỏ, hai khái niệm này cùng lẫn vào nhau. Có 5 chứng lâm là thạch lâm (sỏi), khí lâm (tiểu tiện sáp trệ thường nhỏ giọt chưa ra hết), huyết lâm (tiểu ra máu), cao lâm (đái ra chất nhờn đục như mỡ), lao lâm (tiểu nhỏ giọt không dứt).

2. Quan niệm nhiễm trùng tiết niệu theo y học hiện đại

Nhiễm trùng tiết niệu có 2 loại:

  • Nhiễm trùng chất được chứa đựng (tức là nước tiểu) với ý nghĩa là có sự hiện diện của vi trùng trong nước tiểu với mật độ cao.
  • Nhiễm trùng vật chứa đựng (tức là viêm nhu mô thận hay đường tiết niệu trên hoặc dưới).

Như vậy, nhiễm trùng tiết niệu bao gồm cả nhiễm trùng vật được chứa đựng lẫn vật để chứa đựng; trong 2 yếu tố đó (sự hiện diện của vi khuẩn và viêm đường tiết niệu) thì sự hiện diện của vi khuẩn là chủ yếu.

       Bình thường, trong điều kiện tự nhiên có ít nhất 3 cơ chế bảo vệ chống nhiễm trùng của hệ tiết niệu :

  • Dòng nước tiểu đẩy trôi, loại bỏ vi trùng xâm nhập ngược dòng.
  • Niêm mạc bàng quang trong trạng thái bình thường có “yếu tố niêm mạc” sẽ ức chế sự sinh sản của vi trùng.
  • Nước tiểu với pH acid và độ thẩm thấu cao cũng ức chế sự sinh sản của vi trùng.

tomtatnht

Tóm tắt sơ đồ cơ chế bệnh nhiễm trùng tiết niệu theo YHCT

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 11 2020 08:47

U nguyên bào nuôi

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

1.Giới thiệu

Mô tả đầu tiên về bệnh nguyên bào nuôi trong thai kỳ (gestational trophoblastic disease: GTD) là của Hippocrates vào khoảng năm 400 trước Công nguyên. Marchand phát hiện ra mối liên quan của bệnh này với thai kỳ vào năm 1895. Mô tế bào nuôi khỏe mạnh thâm nhập vào nội mạc tử cung, tạo ra một hệ thống mạch máu tử cung phong phú, dẫn đến sự kết nối chặt chẽ giữa thai nhi và mẹ, được gọi là nhau thai. Tuy nhiên, trong bệnh nguyên bào nuôi, các cơ chế điều hòa trở nên rối loạn chức năng, dẫn đến các khối u xâm lấn, mạch máu và di căn.

GTD liên quan đến cả các thực thể lành tính và ác tính bao gồm thai trứng (toàn phần và bán phần), ung thư nguyên bào nuôi, thai trứng xâm lấn, khối u nguyên bào nuôi dạng biểu mô (epithelioid trophoblastic tumor: ETT) và khối u nguyên bào nuôi ở nhau bám (placental site trophoblastic tumor PSTT). Bốn phần cuối cùng được gọi là u nguyên bào nuôi thai kỳ (gestational trophoblastic neoplasia GTN); tất cả đều có thể di căn và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

unguyenbao1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 14 Tháng 11 2020 17:32

You are here Đào tạo