• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư dạ dày: cập nhật

  • PDF.

Bs Huỳnh Thị Hoanh - 

TỔNG QUAN

Quản lý dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn đang là một thách thức.

TÓM TẮT

Bài viết này sẽ cung cấp một góc nhìn tổng quan về hỗ trợ dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu thuật cũng như khi bệnh tiến triển qua bằng chứng hiện tại.

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Ở những bệnh nhân được phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng trước mổ ảnh hưởng trực tiếp đến tiên lượng sau mổ, sống còn toàn bộ và sống còn đặc hiệu cho bệnh. Hỗ trợ dinh dưỡng trước mổ với khẩu phần giàu dưỡng chất kích thích hệ miễn dịch sẽ giúp giảm các biến chứng chung và thời gian nằm viện nhưng không giảm tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật tiêu hóa chọn lọc lớn. Dinh dưỡng đường ruột sớm sau phẫu thuật cải thiện tình trạng dinh dưỡng sau mổ sớm và lâu dài cũng như giảm thời gian tại viện. Thiếu vitamin B12 và sắt là biến chứng chuyển hóa phổ biến sau phẫu thuật cắt dạ dày và phải đảm bảo được bổ sung thích hợp. Đối với bệnh nhân suy dinh dưỡng trong ung thư dạ dày tiến triển, dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung tại nhà ngắn hạn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tình trạng dinh dưỡng và tình trạng chức năng. Nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn bộ tại nhà chỉ sử dụng để cung cấp năng lượng cho bệnh nhân khi bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển không thể bổ sung dinh dưỡng bằng đường miệng hoặc đường ruột.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Đánh giá sớm tình trạng dinh dưỡng và hỗ trợ dinh dưỡng được xem là những khía cạnh chính trong quản lý bệnh nhân ung thư dạ dày có khả năng phẫu thuật và cả khi bệnh tiến triển.

đinhuongk

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 9 2021 17:56

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ

  • PDF.

BS. Nguyễn Thành Tín - 

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong quá trình mang thai. Do sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của các rào cản sinh lý bình thường dẫn đến trào ngược các chất trong dạ dày vào thực quản, giải thích tỷ lệ cao của vấn đề này ở phụ nữ mang thai. Đối với đa số bệnh nhân, thay đổi lối sống là có lợi nhưng không đủ để kiểm soát các triệu chứng mà cần phải dùng thuốc. Việc quản lý tối ưu chứng trào ngược ở bệnh nhân mang thai đòi hỏi sự quan tâm và chuyên môn đặc biệt, vì sự an toàn của người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh vẫn là trọng tâm hàng đầu. Bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ sản khoa nên làm việc cùng nhau để tối ưu hóa việc điều trị. Việc bắt đầu sử dụng các loại thuốc phải được thực hiện sau khi thảo luận cẩn thận về rủi ro và lợi ích với bệnh nhân. Ở những bệnh nhân không có tiền sử trào ngược, các triệu chứng thường thuyên giảm sau khi sinh.

I. Giới thiệu:

Các triệu chứng tiêu hóa là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi mang thai. Một số phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa chỉ khi mang thai và những phụ nữ mang thai khác có biểu hiện rối loạn tiêu hóa mãn tính cần được xem xét đặc biệt trong suốt thời kỳ mang thai. Mang thai làm thay đổi giải phẫu của các cơ quan gây ảnh hưởng đến nhu động bình thường của thực quản, dạ dày và ruột. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường được gọi là chứng ợ chua, được báo cáo bởi 40% - 85% phụ nữ trong thời kỳ mang thai.­1,2 GERD xảy ra khi sự di chuyển của các chất trong dạ dày vào thực quản gây ra các triệu chứng hoặc làm tổn thương niêm mạc. Ngoài axit dạ dày, axit mật và các enzym tiêu hóa như pepsin cũng phá vỡ tính toàn vẹn của niêm mạc hoặc gây rối loạn chức năng thực quản.

Sự thay đổi về tỷ lệ mắc GERD được báo cáo trong thai kỳ có thể là do thiếu sự nhất trí về định nghĩa bệnh.3 Marrero và cộng sự đã nghiên cứu 607 phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ thông qua bảng câu hỏi và nhận thấy có nguy cơ bị ợ chua khi tuổi thai ngày càng tăng, sự xuất hiện của chứng ợ chua trước khi sinh và thời kỳ sinh đẻ, nhưng không phải do chủng tộc. Các triệu chứng ợ chua đầu tiên được báo cáo là xảy ra trong ba tháng đầu khoảng 50% trường hợp, trong ba tháng giữa từ 20% –40% và trong kỳ cuối của thai kỳ là 10%.

traonguoc

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 9 2021 21:07

Hướng điều trị và cách đánh giá đáp ứng điều trị trong ung thư

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hà - 

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

Một điều quan trọng đó là mục tiêu điều trị phải rõ ràng để kiểm soát những mong đợi của bệnh nhân, người thân và đội ngũ điều trị. Một điều cần thiết ở Anh đó là mục tiêu của điều trị được ghi chép trong hồ sơ y tế của bệnh nhân. Mục tiêu có thể là điều trị dứt khoát bệnh lý hoặc điều trị giảm nhẹ, và có bốn tác dụng chính của liệu pháp điều trị trong ung thư

  • Hóa trị giảm nhẹ - Palliative chemotherapy được chỉ định đối với hầu hết trường hợp di căn rộng rãi. Mục tiêu của hóa trị giảm nhẹ đó là cải thiện các triệu chứng với việc tập trung vào cải thiện chất lượng sống; và qua đó kéo dài thời gian sống. Với mục tiêu như vậy thì phương án điều trị được lựa chọn nên có khả năng “dung nạp” tốt từ phía bệnh nhân và nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ từ liệu pháp điều trị.
  • Hóa trị bổ trợ - Adjuvant chemotherapy được chỉ định sau can thiệp ban đầu, hóa trị hỗ trợ được thiết kế để giảm số lượng tế bào – cytoreduce của khối u và loại bỏ khối u ở mức đại thể. Hóa trị được chỉ định với mục đích loại bỏ bệnh lý di căn ở mức vi thể còn lại. Tập trung đạt được cải thiện tỷ lệ sống không còn bệnh – disease free survival và tỷ lệ sống.
  • Hóa trị tân bổ trợ - Neoadjuvant chemotherapy là phương án sử dụng hóa trị trước khi tiến hành thủ thuật giảm lượng tế bào. Hóa trị tân hỗ trợ giảm bớt gánh nặng của phẫu thuật, gia tăng khả năng thành công khi cắt bỏ u, giảm thời gian nằm viện và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật cắt u. Cách tiếp cận này có cùng mục tiêu với điều trị hỗ trợ nhưng tạo cơ hội cho các translational research (tạm dịch là các nghiên cứu tịnh tiến) nhằm đánh giá đáp ứng với điều trị và mối tương quan với phần sau đó được loại bỏ tại thời điểm phẫu thuật.
  • Hóa trị dự phòng - Chemoprevention là phương pháp sử dụng các thuốc để dự phòng sự hình thành ung thư ở bệnh nhân được xác định có nguy cơ. Do đó, trong hóa dự phòng các thuốc được sử dụng được “thiết kế” để điều chỉnh nguy cơ và cũng như không gây ra các tác dụng phụ đáng kể.

danhgiak1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 9 2021 18:41

Xử trí thai chết lưu - thai dị dạng

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Thai chết trong tử cung là thai chết và lưu lại trong buồng tử cung của người mẹ, có thể xảy ra ở bất cứ tuổi thai nào khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. 

Khi thai chết lưu, người mẹ nhận thấy một số dấu hiệu bất thường sau: thai không còn cử động, bụng nhỏ dần đi, vú căng và tiết sữa, âm đạo tiết ra nhiều các chất màu đỏ sẫm.

Thai chết lưu không có biến chứng không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ nếu được phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, thì mẹ có thể bị rối loạn đông máu hoặc có nguy cơ nhiễm trùng.

Thai dị tật đối với những trường hợp thai 26 tuần trở lên, thường gây khó khăn trong việc chấm dứt thai kỳ. Vì vậy, thường áp dụng phác đồ fetocide trước khi chấm dứt thai kỳ.

thaididang

Muốn đọc thêm chi tiết, xin xem tại đây.

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 9 2021 16:56

Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch liên quan đến vắc xin COVID-19

  • PDF.

BSCK2.Lê Tự Định - 

GIỚI THIỆU

Tiêm vắc xin được xem là cách tiếp cận hứa hẹn nhất để chấm dứt hoặc ngăn chặn đại dịch COVID-19. Các loại vắc xin hiện có đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cao.

Vào cuối tháng 2 năm 2021, một hội chứng huyết khối, giảm tiểu cầu đã quan sát thấy ở một số ít người được tiêm vắc-xin ChAdOx1 CoV-19 (AstraZeneca, Đại học Oxford và Viện Huyết thanh của Ấn Độ), một loại vắc-xin dựa trên công nghệ vector adenovirus. Sau đó, những phát hiện tương tự cũng được quan sát thấy ở một số ít người được tiêm vắc-xin Ad26.COV2.S (Janssen; Johnson & Johnson), cũng dựa trên một vector adenovirus. Hội chứng này đã được gọi là giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch liên quan tiêm vắc xin (VITT). Nó cũng được gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) và giảm tiểu cầu miễn dịch huyết khối liên quan tiêm vắc-xin (VIPIT).

Tỷ lệ chính xác của VITT vẫn chưa được biết, nhưng thường rất hiếm. Dù tỷ lệ mắc bệnh rất thấp, việc tiêm chủng hàng loạt cho hàng triệu người đã dẫn đến hàng trăm bệnh nhân mắc tình trạng này.

Vaccin

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 07 Tháng 9 2021 18:42

Đọc thêm...

You are here Đào tạo