• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Tập san Y học

Vấn đề truyền máu trước khi nội soi trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch

  • PDF.

Ths. Bs. Lê Thị Thu Trang - khoa Nội Tiêu hóa

Theo Hội nội soi tiêu hóa Châu Âu (ESGE: European Society of Gastrointestinal Endoscope) khuyến cáo sử dụng chiến lược truyền máu hạn chế với mục tiêu hemoglobin từ 7-9g/dl, có thể đưa mục tiêu hemoglobin lên cao hơn ở các bệnh nhân có bệnh kèm nặng (Ví dụ bệnh tim thiếu máu cục bộ).

Thông thường cần duy trì hemoglobin ở mức ≥ 7g/dl ở phần lớn các bệnh nhân (kể cả bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định) và ≥ 9 g/dl ở bệnh nhân có nguy cơ cao như có biến chứng của thiếu máu nặng, bệnh mạch vành không ổn định hoặc ở bệnh nhân nghi đang chảy máu tiếp diễn. Cần truyền bổ sung 1 đơn vị plasma tươi đông lạnh cho mỗi 4 đơn vị hồng cầu khối truyền vào.

Việc truyền hồng cầu khối khi xuất huyết nặng có thể cứu sống tính mạng bệnh nhân; tuy nhiên, điều này lại không đúng trong những trường hợp vừa và nhẹ. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng gần đây trên 921 bệnh nhân XHTH trên do tất cả các nguyên nhân, chiến lược truyền máu hạn chế (hemoglobin mục tiêu 9-11 g/dl) được so sánh với chiến lược truyền máu tự do (hemogobin mục tiêu 9-11 g/dl) đã cho kết quả như sau:

Nhóm truyền máu hạn chế có tỉ lệ sống sau 6 tuần cải thiện có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền máu tự do (95% so với 91%; HR = 0,55; 95% CI: 0,33 - 0,92).

Nhóm truyền máu hạn chế có tỉ lệ giảm tái xuất huyết thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền máu tự do (10% so với 16%; HR = 0,68; 95% CI: 0,47 – 0,98).

Trong 699 bệnh nhân XHTH trên không do vỡ giãn tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong ở nhóm truyền máu hạn chế có xu hướng thấp hơn so với nhóm truyền máu tự do (3,7% so với 6,9%, p = 0,065).

truyenmaunoi2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 19:47

Đánh giá huyết động xâm lấn với viêm màng ngoài tim co thắt

  • PDF.

(Invasive hemodynamics of constrictive pericarditis)

Biên dịch: BS. Nguyễn Tuấn Long - Nội TM

Vấn đề lâm sàng: Một bệnh nhân nữ 20 tuổi - thai tháng thứ 6, không có tiền sử tim mạch đặc biệt - vào viện với biểu hiện của tức ngực và khó thở. Siêu âm tim cho thấy biểu hiện của tràn dịch màng ngoài tim lượng tim lượng ít, theo dõi viêm màng ngoài tim co thắt. Xét nghiệm có NT proBNP >3000 và hs-troponin T trong giới hạn bình thường. Vậy với chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt, các phương pháp nào hiện có sẽ giúp chẩn đoán tốt hơn.

Tóm tắt: Thông tim và đánh giá huyết động là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt (VMNTCTMT). Diễn giải thận trọng các dữ liệu huyết động giúp các bác sĩ phân biệt được nhóm bệnh nguyên này với các nguyên nhân khác. Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận tóm tắt những thay đổi huyết động căn bản có thể tìm thấy trên những bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt.

hdxamlan7

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 02 Tháng 9 2019 10:20

Hạ magie máu ở bệnh nhân nặng (p.2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - Khoa ICU

CÁC BIỂU HIỆN SINH HÓA VÀ LÂM SÀNG CỦA HẠ MG MÁU

Hạ Mg máu thường thứ phát sau các quá trình bệnh lý khác hoặc do thuốc, và các đặc điểm của bệnh nguyên phát có thể che dấu các dấu hiệu thiếu hụt Mg. Do đó, một chỉ số nghi ngờ cao là cần thiết [50]. Tổng quan về các biểu hiện sinh hóa và lâm sàng của hạ Mg máu được trình bày ở Bảng 3.

mg6

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 02 Tháng 9 2019 09:19

Glycocalyx: một mục tiêu chẩn đoán và điều trị mới trong nhiễm trùng huyết

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Glycocalyx là một lớp giống như gel bao phủ bề mặt bên trong của các tế bào nội mô mạch máu. Nó bao gồm các proteoglycan gắn màng, chuỗi glycosaminoglycan, glycoprotein và protein huyết tương kết dính. Glycocalyx duy trì cân bằng nội môi của mạch máu, bao gồm kiểm soát tính thấm của mạch máu và trương lực vi mạch, ngăn ngừa huyết khối vi mạch và điều chỉnh sự kết dính của bạch cầu.

Trong nhiễm trùng huyết, glycocalyx bị thoái hóa thông qua các cơ chế gây viêm như metallicoproteinase, heparanase và hyaluronidase. Những sheddase này được kích hoạt bởi các loại oxy phản ứng và các cytokine gây viêm như yếu tố hoại tử khối u alpha và interleukin-1beta. Suy thoái glycocalyx qua trung gian gây viêm dẫn đến tăng tính thấm của mạch máu, giãn mạch không được kiểm soát, huyết khối vi mạch và tăng độ bám của bạch cầu. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh mối tương quan giữa nồng độ glycocalyx trong máu với rối loạn chức năng nội tạng, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong trong nhiễm trùng huyết.

glycocalyx2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 9 2019 13:57

Đánh giá, tiếp cận ban đầu và xử trí bệnh nhân nghi ngờ sốc (p.2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - Khoa ICU

Nguyên tắc hồi sức ban đầu

Hồi sức dịch: là lựa chọn điều trị đầu tiên, tất cả bệnh nhân sốc nên được “test” dịch ban đầu. Đánh giá đáp ứng với dịch dựa trên các thông số lâm sàng như huyết áp động mạch, lượng nước tiểu, áp lực đổ đầy tim và cung lượng tim. Lượng dịch cần thiết để duy trì tưới máu mô rất thay đổi, việc bù dịch quá mức trong khi không có sự đáp ứng trên lâm sàng có thể dẫn tới phù phổi và làm tăng áp lực nội sọ. Loại dịch thường được lựa chọn là Natriclolua 0,9% vì giá thành rẻ cũng như có hiệu quả tương đương so với các loại dịch khác. Các sản phẩm máu nên được truyền cho những bệnh nhân thiếu máu hay đang mất máu. Những bệnh nhân trẻ, được hồi sức đầy đủ thường dung nạp với HCT từ 20-25% trong khi những bệnh nhân già, xơ vữa động mạch hay những người có biểu hiện chuyển hóa kỵ khí cần đưa HCT lên 30% hoặc cao hơn để có thể cung cấp oxy đầy đủ cho mô.

danhgiaso5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 9 2019 09:07

You are here Đào tạo Tập san Y học