• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vấn đề truyền máu trước khi nội soi trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch

  • PDF.

Ths. Bs. Lê Thị Thu Trang - khoa Nội Tiêu hóa

Theo Hội nội soi tiêu hóa Châu Âu (ESGE: European Society of Gastrointestinal Endoscope) khuyến cáo sử dụng chiến lược truyền máu hạn chế với mục tiêu hemoglobin từ 7-9g/dl, có thể đưa mục tiêu hemoglobin lên cao hơn ở các bệnh nhân có bệnh kèm nặng (Ví dụ bệnh tim thiếu máu cục bộ).

Thông thường cần duy trì hemoglobin ở mức ≥ 7g/dl ở phần lớn các bệnh nhân (kể cả bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định) và ≥ 9 g/dl ở bệnh nhân có nguy cơ cao như có biến chứng của thiếu máu nặng, bệnh mạch vành không ổn định hoặc ở bệnh nhân nghi đang chảy máu tiếp diễn. Cần truyền bổ sung 1 đơn vị plasma tươi đông lạnh cho mỗi 4 đơn vị hồng cầu khối truyền vào.

Việc truyền hồng cầu khối khi xuất huyết nặng có thể cứu sống tính mạng bệnh nhân; tuy nhiên, điều này lại không đúng trong những trường hợp vừa và nhẹ. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng gần đây trên 921 bệnh nhân XHTH trên do tất cả các nguyên nhân, chiến lược truyền máu hạn chế (hemoglobin mục tiêu 9-11 g/dl) được so sánh với chiến lược truyền máu tự do (hemogobin mục tiêu 9-11 g/dl) đã cho kết quả như sau:

Nhóm truyền máu hạn chế có tỉ lệ sống sau 6 tuần cải thiện có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền máu tự do (95% so với 91%; HR = 0,55; 95% CI: 0,33 - 0,92).

Nhóm truyền máu hạn chế có tỉ lệ giảm tái xuất huyết thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền máu tự do (10% so với 16%; HR = 0,68; 95% CI: 0,47 – 0,98).

Trong 699 bệnh nhân XHTH trên không do vỡ giãn tĩnh mạch, tỉ lệ tử vong ở nhóm truyền máu hạn chế có xu hướng thấp hơn so với nhóm truyền máu tự do (3,7% so với 6,9%, p = 0,065).

truyenmaunoi2

Nghiên cứu này không tập trung vào nhóm bệnh nhân XHTH trên không do vơ giãn tĩnh mạch nên kết quả của nó vẫn cần được xem xét cẩn trọng. Hạn chế nghiên củú là không đưa vào các trường hợp nôn ra máu khiến bệnh nhân tử vong ngay và các bệnh lý kèm theo. Hơn nữa, tất cả bệnh nhân đều được nội soi trong vòng 6 giờ kể từ khi nhập viện, điều này có thể không phải khi nào cũng thực hiện được trong thực tế.

Cũng cần lưu ý rằng mức hemoglobin ban đầu của bệnh nhân XHTH trên thường sẽ là mức nền của bệnh nhân vì lúc này bệnh nhân đang mất máu toàn phần. Cùng với thời gian (thường sau 24 giờ hoặc hơn), hemoglobin sẽ giảm bởi máu sẽ bị pha loãng do sự đi vào trong lòng mạch của dịch ngoài lòng mạch và bởi dịch truyền từ ngoài vào trong quá trình hồi sức. Luôn ghi nhớ rằng lượng dịch đưa vào quá nhiều sẽ làm giảm hemoglobin. Mức hemoglobin ban đầu được đo mỗi 2 đến 8 giờ tùy thuộc vào mức độ xuất huyết.

Bệnh nhân XHTH cấp tính thường sẽ có hồng cầu bình thường, nếu hồng cầu nhỏ hoặc bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt gợi ý mất máu mạn tính. Bởi vì máu được hấp phụ khi nó đi qua ruột non và có thể có tình trạng giảm tưới máu thận, bệnh nhân XHTH trên cấp tính điển hình sẽ tăng tỉ số BUN/creatinin > 36:1 hoặc ure/creatinin > 100:1. Tỉ số càng cao, càng có khả năng là XHTH trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cập nhật chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa, Nhà xuất bản Thuận Hóa (2018).
  2. Villanueva C, Colomo A, Bosch A et al (2013), “Transfusion strategies for acute upper gastrointestinal bleeding”, N Engl J Med , 368, pp. 11-21.
  3. Odutayo A et al. (2017), “Restrictive versus liberal blood transfusion for gastrointestinal bleeding; a systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials”, Lancer Gastroenterol Hepatol, 2(5), pp. 354.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 19:47

You are here Đào tạo Tập san Y học Vấn đề truyền máu trước khi nội soi trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch