• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Tập san Y học

Huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân Chăm sóc tích cực

  • PDF.

Bs Đinh Thị Hằng Nga - Khoa ICU

1. Định nghĩa

Huyết khối tĩnh mạch (VTE - venous thromboembolism) bao gồm: thuyên tắc phổi (PE- pulmonary embolism) và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT- deep venous thrombosis).

Có thể gọi huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi là 2 biểu hiện của cùng một bệnh vì huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành trước trong các tĩnh mạch sâu ở chân, sau đó các phần tử từ huyết khối tĩnh mạch sâu bong ra, đi theo tĩnh mạch chủ dưới vào buồng tim phải và làm tắc một nhánh động mạch phổi gây ra thuyên tắc phổi. Các chuyên gia thường xem thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là sát thủ thầm lặng vì hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Khoảng 10% các ca thuyên tắc phổi có triệu chứng chết ngay trong vòng 1 giờ đầu và đa số bệnh nhân chết vì thuyên tắc phổi lại không có triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó. Ghi nhận trong thập niên 1990 cho thấy hơn 70% các ca tử vong do thuyên tắc phổi chỉ được xác định khi mổ tử thi. Ở những người sống sót qua giai đoạn cấp, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể để lại 2 di chứng. Di chứng thứ nhất là hội chứng sau huyết khối (post-thrombotic syndrome) có biểu hiện ở mức độ nặng là phù, loét và sạm da bên chân bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Tần suất hội chứng sau huyết khối mức độ nặng khoảng 5-10%. Di chứng thứ hai là tăng áp phổi mạn có nguồn gốc thuyên tắc huyết khối (chronic thromboembolic pulmonary hypertension), có tần suất dồn khoảng 4% sau 2 năm. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng sống và rút ngắn đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân.

huyetkhotm5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 8 2019 22:35

Đánh giá, tiếp cận ban đầu và xử trí bệnh nhân nghi ngờ sốc

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - Khoa ICU

MỞ ĐẦU:

Sốc là một tình trạng suy tuần hoàn đe dọa tính mạng thường xảy ra với biểu hiện hạ huyết áp, ngoài ra bệnh nhân còn có thể có sự thay đổi các dấu hiệu sinh tồn cũng như gia tăng nồng độ lactat máu. Sốc có thể hồi phục nhưng cũng có thể nhanh chóng tiến triển đến không hồi phục dẫn đến hiện tượng suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Vì vậy, khi bệnh nhân vào viện trong bối cảnh hạ huyết áp chưa rõ nguyên nhân hay nghi ngờ có sốc, điều quan trọng là các bác sĩ lâm sàng phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và đưa ra những phương hướng xử trí thích hợp để ngăn ngừa trường hợp diễn tiến đến suy đa cơ quan và tử vong.

Bài viết này sẽ tóm lược các biểu hiện lâm sàng cũng như chẩn đoán ban đầu và tiếp cận điều trị đối với những bệnh nhân có biểu hiện hạ huyết áp hay nghi ngờ sốc chưa rõ nguyên nhân.

danhgiaso5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 01 Tháng 9 2019 09:08

Máu tụ ngoài màng cứng cấp tính

  • PDF.

Bs Nguyễn Ngọc Tân - Khoa Ngoại TKCS

mautu11

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 18:20

Kiểm soát đường huyết trong đơn vị Chăm Sóc Tích Cực (ICU)

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - Khoa ICU

1. Ai có nguy cơ bị tăng đường huyết?

Tăng đường huyết có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã biết hoặc chưa được chẩn đoán đái tháo đường. Tăng đường huyết trong bệnh cấp tính cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân dung nạp Glucose bình thường trước đó, gọi là tăng đường huyết do stress.

2. Tăng đường huyết phổ biến như thế nào ở những bệnh nhân bị bệnh nặng?

Tăng đường huyết cấp tính phổ biến ở các bệnh nhân bệnh nặng. Ước tính khoảng 96% trong tất cả bệnh nhân có tăng đường huyết trên 110mg/dL trong bệnh nặng. Tăng đường huyết do stress có liên quan đến kết quả lâm sàng bất lợi ở bệnh nhân bị chấn thương, nhồi máu cơ tim cấp và xuất huyết dưới nhện.      

3. Điều gì gây ra tăng đường huyết ở bệnh nhân nặng?

Ở những người khỏe mạnh, nồng độ Glucose trong máu được điều hòa chặt chẽ trong phạm vi hẹp. Nguyên nhân gây tăng đường huyết ở bệnh nhân nguy kịch do nhiều yếu tố. Độc tính của Glucose và hoạt động của các cytokines gây viêm, và các hormon đối kháng như cortisol và epinephrine gây ra sự tăng đề kháng Insulin ngoại biên và sản xuất Glucose ở gan. Viêc sử dụng Glucocorticoids, nuôi dưỡng trong và ngoài ruột có một đóng góp quan trọng cho tăng đường huyết.

duongicu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 18:14

Hạ magie máu ở bệnh nhân nặng (p.1)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - Khoa ICU

TỔNG QUAN

Magiê (Mg) rất cần thiết cho sự sống và đóng một vai trò quan trọng trong một số quá trình sinh hóa và sinh lý trong cơ thể con người. Hạ Mg máu thường gặp ở bệnh nhân nhập viện (7-11%) và thậm chí thường gặp hơn ở những bệnh nhân có bất thường điện giải khác cùng tồn tại [1, 2, 3] và ở bệnh nhân bị bệnh nặng [4, 5]. Hạ Mg máu có thể có khả năng gây ra các biến chứng gây tử vong bao gồm rối loạn nhịp thất, co thắt động mạch vành và tử vong đột ngột. Nó cũng liên quan đến việc làm tăng tỷ lệ tử vong và nhập viện kéo dài [6, 7]. Vai trò của tình trạng và liệu pháp Mg ở bệnh nhân bị bệnh nặng đã được xem xét một cách có hệ thống ở bài viết khác [8, 9, 10]. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi trình bày một bài viết đánh giá tập trung vào cân bằng nội môi của Mg và vai trò sinh lý của Mg ở người. Sau đó, chúng tôi trình bày các nguyên nhân khác nhau, các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa của hạ Mg máu ở bệnh nhân nặng và cuối cùng, chúng tôi thảo luận về liệu pháp Mg trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

mg6

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 24 Tháng 8 2019 19:11

You are here Đào tạo Tập san Y học