Bs.Nguyễn Lương Quang - Khoa Nội TM
Vừa qua, công ty Abbott Việt Nam đã kết nối và tài trợ để mời TS. Y khoa Hiroki Uehara - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Urasoe (Nhật Bản) cùng ê-kíp hỗ trợ Khoa Nội Tim mạch BVĐK Quảng Nam thực hiện can thiệp cho bệnh nhân tắc mạn tính động mạch vành. Tất cả các ca can thiệp trong workshops đều thành công về kỹ thuật và lâm sàng, bệnh nhân đều cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên vấn đề can thiệp hay chỉ điều trị nội khoa ở bệnh nhân CTO còn là vấn đề tranh cãi trên nhiều diễn đàn, khuyến cáo cũng không rõ ràng. Với can thiệp tim mạch của chúng ta, số ca còn quá ít, vậy chúng ta sẽ chọn chiến lược điều trị gì. Câu trả lời từ những nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đến khuyến cáo hiện nay.
TỔNG QUAN
CTO (Chronic Total Occlusion) được định nghĩa là hẹp 100% động mạch vành với dòng chảy TIMI 0 trong hơn ba tháng (dựa trên chụp động mạch hoặc triệu chứng lâm sàng). Các tổn thương hẹp nặng nhưng không phải toàn bộ với dòng chảy bị chậm thường được gọi là “Function” CTO, với những tổn thương như vậy thường ít khó khăn về mặt kỹ thuật để can thiệp xuôi dòng so với các tổn thương tắc hoàn toàn thực sự - “True” CTO.
Tỷ lệ mắc CTO tương đối phổ biến, thay đổi tùy theo tác giả, khoảng 10 đến 15% bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định được chụp ĐMV, tuy nhiên chiến lược điều trị thì lại không thống nhất quán. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) đã được lựa chọn ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐMV nặng kèm theo có CTO, tắc mạn tính của 1 ĐMV lớn mà không có tổn thương mạch khác thường được điều trị bảo tồn vì những lợi ích không rõ ràng và những thách thức về kỹ thuật của can thiệp mạch vành qua da. Can thiệp CTO chiếm khoảng 5-10% các ca can thiệp mạch vành qua da hiện nay. Can thiệp ĐMV qua da ở bệnh nhân CTO có nhiều nguy cơ biến chứng hơn ngay cả ở những trung tâm lớn với các Bác sỹ có nhiều kinh nghiệm. Những biến chứng có thể kể đến như thủng mạch vành, tràn dịch màng ngoài tim, suy thận cấp do thuốc cản quang, phơi nhiễm liều cao bức xạ… Tuy nhiên gần đây, với những tiến bộ trong kỹ thuật cũng như thiết bị hỗ trợ, tỷ lệ thành công đã được cải thiện, giảm biến chứng, đặc biệt nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ can thiệp ở bệnh nhân CTO đã giảm triệu chứng, tăng ngưỡng hoạt động thể lực, cải thiện chất lượng cuộc sống [2].
CAN THIỆP QUA DA Ở BỆNH NHÂN CTO: NÊN HAY KHÔNG NÊN?
Một phân tích tổng hợp (MOOSE/2015) gồm 15.432 bệnh nhân CTO được can thiệp qua da, nhóm can thiệp thành công cải thiện EF, giảm biến cố tim mạch chính, cải thiện sống còn so với nhóm can thiệp thất bại (hình 1).

Hình 1. Kết quả nghiên cứu phân tích tổng hợp MOOSE [3]
Đọc thêm...