• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Dự phòng, điều trị nôn sau phẫu thuật

  • PDF.

BS. Hồ Thiên Diễm - GMHS

Buồn nôn và nôn (PONV) sau phẫu thuật hiện nay được xem là một trong bốn vấn đề nóng của lĩnh vực Gây mê hồi sức đó là: Đau sau phẫu thuật, buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, tỉnh trong phẫu thuật và ERAS(Enhanced Recovery After Surgery)

non

PONV xảy ra khá phổ biến, không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà thậm chí còn ảnh hưởng tới kết quả điều trị trong một số phẫu thuật như: PT thần kinh, tiêu hóa,…Theo kết quả nghiên cứu thống kê của hiệp hội gây mê hồi sức Hoa Kì tỷ lệ nôn mửa nói chung là khoảng 30%, tỷ lệ buồn nôn là khoảng 50% và trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, tỷ lệ PONV có thể lên tới 80%. Nếu không được dự phòng và điều trị hiệu quả, PONV có thể làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị( bục miệng nối đường tiêu hóa, tăng áp lực nội sọ…) dẫn đến tăng đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe và kéo dài thời gian nằm viện. Mục tiêu của điều trị dự phòng PONV là giảm tỷ lệ mắc PONV, giảm khó chịu cho bệnh nhân và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Đánh giá nguy cơ mắc PONV trên bệnh nhân

non2

Thuốc chống nôn mang một số bất lợi nhất định như đau đầu nhẹ, kéo dài khoảng QT, hiếm khi có liên quan đến ngừng tim. Do đó, một bệnh nhân cần được đánh giá nguy cơ trước khi sử dụng thuốc chống nôn. Thang điểm đánh giá nguy cơ được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh nhân nội trú được gây mê bằng đường hô hấp là thang điểm Apfel.

Thang điểm Apfel dựa trên 4 yếu tố dự đoán: giới tính nữ, tiền sử PONV và / hoặc say tàu xe, tình trạng không hút thuốc và sử dụng opioids sau phẫu thuật.

Đánh giá nguy cơ PONV ở trẻ em

Thời gian phẫu thuật> 30 phút

Tuổi > 3

Tiền sử POV ở bệnh nhân, cha mẹ hoặc anh chị em

Phẫu thuật lác

non3

Dựa trên sự hiện diện của 0, 1, 2, 3 ,4 yếu tố, rủi ro của POV là 9%, 10%, 30%, 55% và 70%

Ngoài ra, các khía cạnh liên quan đến lâm sàng khác cũng nên được xem xét chẳng hạn như: liệu nôn mửa có gây ra hậu quả xấu đến kết quả của phẫu thuật không? Ví dụ: ở những bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ, glocôm; và sau phẫu thuật nối dạ dày hoặc tạo hình thực quản, phẫu thuật sọ não...

Các chiến lược được khuyến cáo để giảm nguy cơ bao gồm:

(1) Tránh gây mê toàn thân bằng cách sử dụng các phương pháp gây tê vùng

(2) Lựa chọn gây mê tĩnh mạch với propofol cho những bệnh nhân có nguy cơ cao

(3) Tránh gây mê hô hấp

(4)Tối thiểu hóa opioid phẫu thuật

(5)Truyền dịch đủ

non4

Một số thuốc được sử dụng trong dự phòng và điều trị PONV:

1. Chất đối kháng thụ thể 5-HT3

Ondansetron thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3.

Ondansetron được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do dùng các thuốc điều trị ung thư, ngăn ngừa và điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Liều: 4mg(TM), trước khi kết thúc phẫu thuật 30 phút

Thuốc gây kéo dài khoảng QT do đó thận trọng trên bệnh nhân có khoảng QT kéo dài.

2. Chất đối kháng thụ thể NK-1: aprepitant

Aprepitant là thuốc đối kháng thụ thể NK-1, thời gian bán hủy 40 giờ.

Liều: Aprepitant 40-80 mg ( Uống trước phẫu thuật)

3. Corticosteroid:

Dexamethasone có tác dụng ngăn ngừa buồn nôn và nôn hiệu quả ở bệnh nhân sau phẫu thuật.

Liều: 4mg (TM) sau khi gây mê.

4. Thuốc kháng histamine

Dimenhydrinate là thuốc kháng histamine có tác dụng chống nôn

Liều khuyến cáo: 1 mg / kg IV( tối đa 400mg/24 giờ)

5. Kháng cholinergic

Scopolamine xuyên da: Miếng dán ngăn ngừa hiệu quả buồn nôn và nôn sau phẫu thuật đến 24 giờ, có thể dán vào buổi tối trước khi phẫu thuật hoặc 2 đến 4 giờ trước khi bắt đầu gây mê.

Metoclopramide:Metoclopramide là thuốc chống nôn yếu có tác dụng chống nôn khi dùng với liều lớn hơn 20 mg.

6. Propofol

Propofol, với liều lượng nhỏ (20-30mg) có thể được sử dụng như một liệu pháp cứu hộ cho bệnh nhân khi các phương pháp khác không hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Consensus Guidelines for the Management of Postoperative Nausea and Vomiting, Peter S. A. Glass, Society for Ambulatory Anesthesiology, Jan-2014.
  2. Apfel CC, Philip BK, Cakmakkaya OS, Shilling A, Shi YY, Leslie JB, Allard M, Turan A, Windle P, Odom-Forren J, Hooper VD, Radke OC, Ruiz J, Kovac A. Who is at risk for postdischarge nausea and vomiting after ambulatory surgery? Anesthesiology 2012.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 10 2019 11:32

You are here Đào tạo Tập san Y học Dự phòng, điều trị nôn sau phẫu thuật