• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Gãy Galeazzi

  • PDF.

Bs Trần Phước Việt - 

gay galeazzi1

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2024 17:30

Liệu pháp tân bổ trợ điều trị ung thư vú giai đoạn sớm

  • PDF.

Bs Phạm Tấn Trà - 

Ung thư vú loại ung thư gặp phổ biến ở nữ giới, với hơn 2,2 triệu ca mắc mới ( 23.8% ở nữ) và hơn 600 nghìn người mất mỗi năm (đứng thứ 4) [1]. - Và ở Việt Nam, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 do ung thư (sau gan, phổi, dạ dày) và đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc mới (hơn 24 nghìn ca mới) [1].

Do tỉ lệ mắc mới cao và tiên lượng tốt ( tỉ lệ sống 5 năm khoảng 91% [2]) nên tỉ lệ lưu hành bệnh cao trong cộng đồng. Có 72 617 phụ nữ mắc ung thư vú ở Việt Nam ở năm 2022 [1].

90-95% ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và chỉ 5-10% chẩn đoán ở giai đoạn di căn. Có khoảng 20-30 % ung thư vú giai đoạn sớm phát triển di căn [3].

Phối hợp đa chuyên khoa (multidisciplinary teams) (phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp toàn thân, chăm sóc giảm nhẹ) giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân và kết cục tốt hơn [4].

tanbotro

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2024 17:29

Sốt chuột cắn: Streptobacillus Moniliformis và Spirillum Minus

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thuỳ Nương - 

Sốt chuột cắn là một bệnh toàn thân hiếm gặp thường lây truyền qua vết cắn của chuột hoặc các loài gặm nhấm nhỏ khác. Bệnh lý nhiễm trùng này phân bố trên phạm vi toàn cầu, có thể gây ra bởi Streptobacillus moniliformis hoặc Spirillum minus, các vi khuẩn này thường cư trú ở vùng hầu họng của các loài gặm nhấm. Bệnh do Streptobacillus chiếm phần lớn số ca sốt do chuột cắn ở Hoa Kỳ, trong khi nhiễm trùng do S. minus xảy ra chủ yếu ở châu Á.

Bệnh do chuột cắn đã được biết đến ở Ấn Độ từ hơn 2000 năm trước và hội chứng sốt chuột cắn đặc trưng được ghi nhận ở Hoa Kỳ vào đầu năm 1839. Đầu thế kỷ 20, các trực khuẩn gram âm gây bệnh, ban đầu được đặt tên là Streptothrix muris ratti. Năm 1925, vi khuẩn được phân lập từ mẫu cấy máu của một nhân viên phòng thí nghiệm bị sốt, phát ban và viêm khớp được đặt tên là S. moniliformis, dựa trên sự giống nhau về hình thái của nó với một chiếc vòng cổ đính cườm. Năm 1926, một vi sinh vật tương tự, Haverhillia multiformis, được nuôi cấy từ máu của những bệnh nhân trong một trận dịch bệnh giống như bệnh sốt chuột cắn ở Haverhill, Massachusetts. Cả H. multiformis và S. muris ratti sau đó đều được chứng minh là giống hệt với S. Moniliformis - tác nhân gây bệnh sốt chuột cắn do cầu trực khuẩn.

sotchuot

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2024 17:29

Bất thường mỏm nha

  • PDF.

Bs Nguyễn Ngọc Tân - 

I/ Giải phẫu:

Mỏm nha có hình cột trụ, hướng thẳng lên trên, cao khoảng 15 mm, được cố định bởi ổ khớp của mỏm nha với phía trước là cung trước đốt đội và phía sau là dây chằng ngang. Thân của mỏm nha được phát triển từ lớp trung mô phôi của đoạn tủy thần kinh cổ 1 và nằm ở trung tâm của đốt sống C1. Trên cùng mỏm nha gọi là đỉnh nha, mặt trước của đỉnh nha có diện khớp tiếp khớp với hõm khớp của mặt sau cung trước đốt đội và mặt sau đỉnh nha có diện khớp tiếp khớp với dây chằng ngang. Mỏm nha cấu tạo gồm ba phần, ngoài đỉnh nha, còn có thân mỏm nha, và nền mỏm nha, là nơi liên tiếp với thân đốt trục. Mỏm nha không nằm thẳng đứng mà nằm chếch ra phía sau, tạo với mặt phẳng đứng dọc góc chếch trung bình 13 độ. Mỏm nha được coi như là phần thân đốt đội dính vào đốt trục, có tác dụng như một trục để xương sọ và đốt đội quay quanh.

Trong quá trình phát triển tách ra khỏi đốt đội và gắn với phần còn lại của đốt trục. Mũi của mỏm nha được phát triển từ trung mô phôi của phần cuối tủy thần kinh vùng chẩm hoặc tiền đốt đội. Quá trình vôi hóa của 2 thành phần này của mỏm nha diễn ra riêng biệt. Từ tháng 1 đến tháng 5 trong bào thai, mỏm nha bắt đầu vôi hóa từ 2 điểm nằm đối xứng qua đường giữa. Đến thời điểm sinh, mỏm nha đã liền thành 1 khối. Đôi khi, hai phần trái và phải của mỏm nha không liền lúc sinh, khi đó đường giữa không liền. Vào thời điểm trẻ sinh ra, đỉnh mỏm nha chưa vôi hóa và có dạng chữ V hay còn gọi mỏm nha hình hai sừng. Quá trình vôi hóa của vùng trung tâm diễn ra riêng biệt và có thể thấy khi trẻ 3 tuổi và liền với toàn bộ mỏm nha khi trẻ đạt 12 tuổi. Cattell và Filtzer thấy vùng cốt hóa trung tâm trên 26% trên 70 trường hợp trẻ em 5-11 tuổi .

momnha

Xem tiếp tại đây

Phòng ngừa và quản lý hạ thân nhiệt trong phẫu thuật

  • PDF.

Bs.Hồ Thiên Diễm - 

Thân nhiệt là một trong năm dấu hiệu sinh tồn được duy trì nằm trong khoảng an toàn từ 36 đến 37,5°C, ở nhiệt độ cơ thể bình thường do tác động của nội tiết tố, sinh nhiệt thông qua chuyển hóa tế bào và hoạt động thể chất.

Việc điều chỉnh nhiệt độ được thực hiện ở vùng dưới đồi với sự kết hợp của đầu vào hướng tâm, điều hòa trung tâm và phản ứng ly tâm.

Hạ thân nhiệt chu phẫu là hiện tượng phổ biến xảy ra do sự phân bổ lại nhiệt từ lõi đến ngoại vi, suy giảm khả năng điều chỉnh nhiệt độ liên quan đến thuốc mê và tiếp xúc với môi trường lạnh.

Hạ thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể dưới 36°C và được phân loại thành nhẹ (34°C-36°C), trung bình (32°C-34°C) và nặng (<32°C) và các vị trí theo dõi đáng tin cậy nhất là: động mạch phổi, thực quản, vòm họng và màng nhĩ .

hanhietmo

Mất nhiệt chu phẫu xảy ra thông qua bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu và bay hơi trong đó bức xạ chiếm 60% tổng lượng nhiệt thất thoát. Mất nhiệt đối lưu ra không khí lạnh và mất nhiệt dẫn ra nước là cơ chế phổ biến nhất của tình trạng hạ thân nhiệt.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 29 Tháng 6 2024 07:58

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV