• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Rối loạn đông máu do nhiễm trùng huyết và đông máu rải rác nội mạch

  • PDF.

Bs Trần Minh Quang - 

I/ Giới thiệu

Bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường yêu cầu các thủ thuật xâm lấn và thường có rối loạn đông máu liên quan. Trong một khảo sát quan sát gần đây được thực hiện ở Nhật Bản, trong số 1.895 bệnh nhân nhiễm trùng huyết được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt, 29% được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn đông máu do nhiễm trùng huyết, một thuật ngữ đồng nghĩa với đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) được xác định theo tiêu chí xét nghiệm. Ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết, sự mất cân bằng trong quá trình tạo cục máu đông (đông máu) và phá vỡ cục máu đông (tiêu hủy fibrin) là phản ứng then chốt xảy ra do cơ chế bảo vệ của vật chủ nhưng có liên quan đến sự phát triển của rối loạn chức năng cơ quan. Trong một bài xã luận trước đây về Gây mê, Gropper gợi ý rằng “tất cả các tình trạng này (trong nhiễm trùng huyết) có thể có chung một con đường dẫn đến sự phát triển của suy đa hệ thống cơ quan: kích hoạt lan tỏa nội mô bởi các cytokine tiền viêm, bạch cầu và các protein khác. Lớp nội mô được kích hoạt sẽ trở nên đông máu trong những tình trạng này, dẫn đến sự hình thành huyết khối vi mạch. Ngoài ra, quá trình tiêu sợi huyết bị ức chế, dẫn đến sự tích tụ huyết khối fibrin, bản thân nó gây viêm. Mô tả này cũng phù hợp với hiểu biết của chúng ta về rối loạn đông máu xảy ra trong nhiễm trùng huyết, thường được mô tả là DIC. Mặc dù nhiễm trùng huyết là nguyên nhân phổ biến của DIC, các trạng thái sinh lý bệnh khác bao gồm chấn thương, sốc tim hoặc tổn thương do thiếu máu cục bộ cấp tính cũng có thể gây ra DIC, chẩn đoán bệnh lý và di chứng lâm sàng do một quá trình bệnh lý tiềm ẩn khác. Phản ứng viêm sau phẫu thuật, đặc biệt là sau phẫu thuật bắc cầu tim phổi, có thể gây ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân và rối loạn đông máu.

roi loanmau

Xem tiếp tại đây

Siêu âm đánh giá cơ hoành

  • PDF.

Bs Trần Văn Quốc Việt -  

Siêu âm phần mềm thành ngực nói chung và siêu âm cơ hoành nói riêng là kỹ thuật rẻ tiền, không xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh, giúp đánh giá nhanh và hiệu quả về chức năng của cơ hoành, nhất là trong các trường hợp chấn thương và bệnh lý u ở vùng ngực. Trong bài này, chúng tôi sẽ tóm lược cách đo hai chỉ số biên độ vận động cơ hoành và độ dày cơ hoành.

1. Đánh giá vận động cơ hoành

Đánh giá bằng M mode kết hợp B mode, đầu dò 2.5 - 5 MHz. Ở chế độ B mode, vị trí và đường đánh giá thường sử dụng mặt cắt dưới sườn hoặc liên sườn sườn thấp. Ở chế độ M mode, đánh giá ở ngang mức vuông góc với vòm hoành sau.

Đối với vòm hoành phải, tiến hành thực hiện như sau:

  • Gan là cửa sổ xuyên âm.
  • Đầu dò đặt giữa đường trung đòn và đường nách giữa bên phải, khi đó chùm siêu âm vuông góc với vòm hoành sau.

Đối với vòm hoành trái:

  • Sử dụng lách là cửa sổ xuyên âm.
  • Đầu dò đặt dưới sườn hoặc gian sườn cuối cùng giữa đường nách trước và đường nách sau.

cohoanh

Xem tiếp tại đây

Một số cập nhật trong chụp và đọc MRI tuyến vú

  • PDF.

Bs Trần Văn Quốc Việt - 

MRI tuyến vú ngày càng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, đặc biệt chẩn đoán trước mổ, giúp các bác sĩ ung bướu có cái nhìn tổng quan về các tổn thương khu trú ở tuyến vú và đưa ra các hướng điều trị thích hợp.

1. Protocol

T1W

T1W ưu tiên mặt phẳng axial, chụp nhanh hơn so với sagittal. Trên hình ảnh T1W phải mô tả được tất cả các tổn thương có kích thước ≥ 5mm, vì vậy cần chụp các lát cắt có độ dày ≤ 2.5mm.

Dynamic

Liều tối đa tiêm thuốc 0.1mmol/kg, tốc độ 2mL/s, đuổi nước ~ 20mL. Dynamic chụp tốt nhất ở 60-90s, thu được một loạt hình ảnh T1W từ 5-7 phút sau tiêm.

Thông thường sử dụng chuỗi xung T1FS để cho hình ảnh tốt hơn (đánh giá tốt ngấm thuốc của các tổn thương tín hiệu tăng trên T1W ví dụ như hoại tử mỡ, hạch, hamartoma là những tổn thương lành tính có thể nhầm lẫn với các khối u ác tính)

Điều quan trọng nhất của chụp dynamic là phải mô tả đường cong động học theo thời gian gồm có 3 dạng: persistent (cao nguyên – type 1), plateau (bình nguyên – type 2), washout (rửa trôi – type 3).

Có tới 85% bệnh lý ác tính có washout. Đánh giá đường cong động học bằng các ROI nhỏ hoặc cuộn qua các series dynamic. Ngoài ra còn có các bản đồ màu như SER, CAD… giúp đánh giá washout tốt hơn tuỳ vào dòng máy MRI.

Ultrafast

Các tổn thương ác tính ngấm thuốc rất sớm và nhanh so với tổn thương lành tính, do đó tổn thương ngấm thuốc đầu tiên có nguy cơ cao nhất, vì vậy có thể chụp ultrafast (siêu nhanh) với thời gian chỉ 5s cho mỗi lần quét toàn vú. Mốc thời gian được so sánh với thời gian ngấm thuốc của động mạch chủ.

Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ khả thi với các máy MRI có từ trường mạnh ≥ 3T.

T2W

Chuỗi xung T2FS giúp đánh giá tốt tổn thương nang, trong khi đó chuỗi xung T2 sẽ mô tả rõ hơn hình thái tổn thương.

Xem tiếp tại đây

 

Phục hồi chức năng sau gãy xương

  • PDF.

Bs Văn Thị Bích Phượng - 

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa:

Gãy xương là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của một xương.

2. Dịch tễ học:

Gãy xương là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu.

Mỗi tuổi có 1 loại gãy xương hay gặp:

  • Trẻ em: hay gãy xương đòn, trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi,...      
  • Người lớn (trên 50 tuổi): hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương cánh tay,...

Gãy xương gặp nhiều nhất ở tuổi lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao (khoảng 20-40 tuổi) và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.

3. Nguyên nhân và cơ chế gãy xương:

  • Do chấn thương là chủ yếu: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn do thể dục thể thao, tai nạn trong sinh hoạt,...
  • Gãy xương do bệnh lý (loại này hiếm gặp): do viêm xương, do u xương,...
  • Do bệnh bẩm sinh: khớp giả bẩm sinh.

phcn gay xuong

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 9 2024 08:07

Bỏng và phục hồi chức năng bỏng

  • PDF.

Bs Văn Thị Bích Phượng - 

I. ĐẠI CƯƠNG:

Bỏng là một tai nạn mà tổn thương bỏng gây nên trên da (hoặc ở các tạng) do các tác nhân gây bỏng.

1. Giải phẫu và sinh lý da:

a. Giải phẫu da:

Da là cơ quan lớn nhất cơ thể. Da bao gồm 3 lớp:

  • Thượng bì (Epidermis): lớp ngoài cùng là các tế bào chết, bảo vệ và chống mất nước. Các lớp sâu hơn phân chia để tạo nên lớp sừng và chứa sắc tố để bảo vệ khỏi tia cực tím.
  • Bì (Dermis): gồm 2 lớp. Lớp này có các đầu tận cùng thần kinh, các mạch máu, các tuyến mồ hôi, bã nhờn, nang lông và các sợi cảm giác.
  • Mô dưới da: mô mỡ, các mạch máu lớn và dây thần kinh.

bong phcn

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV