Bs Nguyễn Thị Liên Hoa -
1. Tóm tắt
Sốc điện chuyển nhịp bên ngoài được thực hiện lần đầu tiên vào những năm 1950. Chuyển nhịp khẩn cấp hoặc không bắt buộc có những ưu điểm cụ thể, chẳng hạn như chấm dứt nhịp nhanh nhĩ, nhanh thất và phục hồi nhịp xoang. Sốc điện chuyển nhịp có thể cứu sống người bệnh khi áp dụng trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Tỷ lệ thành công được tăng lên nhờ chẩn đoán nhịp tim nhanh chính xác, lựa chọn bệnh nhân cẩn thận, sử dụng bản điện cực phù hợp, xác định mức năng lượng và mức gây mê tối ưu, ngăn ngừa các biến cố thuyên tắc và tái phát loạn nhịp, bảo tồn đường thở đồng thời giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm rung thất do gây mê toàn thân hoặc thiếu đồng bộ giữa sốc điện dòng điện một chiều (DC) và phức bộ QRS, huyết khối tắc mạch do điều trị chống đông không đủ, nhịp nhanh thất không duy trì, loạn nhịp nhĩ, block tim, nhịp tim chậm, block nhánh trái thoáng qua , hoại tử cơ tim, rối loạn chức năng cơ tim, hạ huyết áp thoáng qua, phù phổi và bỏng da. Sốc điện chuyển nhịp được thực hiện ở bệnh nhân có máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim không tương thích có thể dẫn đến rối loạn chức năng, cụ thể là những thay đổi cấp tính hoặc mãn tính về ngưỡng tạo nhịp hoặc độ nhạy. Mặc dù phương thức này có vẻ khá đơn giản, nhưng hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu thực hiện không đúng cách.