• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Hướng dẫn thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút ê-bo-la

  • PDF.

CN Lê Văn Liêm - Khoa Vi sinh

I. THU THẬP MẪU BỆNH PHẨM

Bệnh do vi rút Ê-bô-la (sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la) là một bệnh truyền nhiễm nhóm A, có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Vì vậy, bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút Ê-bô-la phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về an toàn sinh học.

ebola3

1.1.Loại mẫu:

  • Máu toàn phần
  • Nước tiểu, dịch tiết
  • Mẫu phủ tạng

1.2.Thời điểm thu thập

ebola1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 24 Tháng 9 2014 17:06

Sốc điện

  • PDF.

Bs CKI Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp Cứu

I. NGUYÊN LÝ

Dùng 1 xung điện có điện thế lớn (7000 – 8000 volt) trong thời gian rất ngắn (0,03 – 0,1 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại nắm quyền chỉ huy toàn bộ cơ tim. Hiện nay chỉ dùng dòng điện 1 chiều – an toàn và hiệu quả hơn dòng điện xoay chiều.

II. PHƯƠNG THỨC:

Sốc điện có thể tiến hành trực tiếp trên tim khi mở lồng ngực (sốc điện trong lồng ngực) hoặc qua thành ngực (sốc điện ngoài lồng ngực)

1. Sốc điện không đồng bộ: Xung điện sẽ phóng ngay lập tức tại thời điểm ấn nút phóng điện.

2. Sốc điện đồng bộ: Xung điện chỉ được phóng ra vào thời điểm  sườn xuống sóng R của phức bộ QRS cơ bản của bệnh nhân.

socdien

Đọc thêm...

Dùng adrenalin trong cấp cứu ngừng tim và hồi sức tích cực

  • PDF.

Bs CKI Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp cứu

I. MỤC ĐÍCH

Adrenalin là thuốc kích thích adrenergic vừa có tác dụng β adrenergic (β1, β2) vừa có tác dụng α adrenergic. Thuốc có tác dụng nhanh 1 – 2 phút và kéo dài trong 2 – 10 phút. Sử dụng adrenalin trong cấp cứu nhằm:

- Tác dụng lên thành mạch: adrenalin gây co mạch, tăng sức cản mạch do đó giảm tính thấm thành mạch và gây tăng huyết áp. Với động mạch chủ làm tăng áp lực tâm trương động mạch chủ, tăng lượng máu động mạch vành do đó tăng dòng máu nuôi dưỡng cơ tim trong trường hợp sốc (tác dụng α), đồng thời tăng dòng máu não.

- Tác dụng trên cơ: tăng co cơ thành mạch, tăng co bóp cơ tim (tác dụng β1). Nhưng có thể làm rung thất (tác dụng α).

- Tăng nhịp tim và dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ thất và trong thất (tác dụng β1).

-  Tác dụng giãn phế quản và tiểu phế quản, chống lại tác dụng histamin trong phản ứng dị ứng (tác dụng β2).

adre1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 11 2014 17:38

Chăm sóc người bệnh sỏi đường mật

  • PDF.

CN Đỗ Vạn Vương - Khoa Ngoại TH

1. Bệnh học về sỏi đường mật:

a. Nguyên nhân: 

  • Các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản gặp sỏi lắng đọng cholesterol là chủ yếu.
  • Ở nước ta sỏi cholesterol là phối hợp với sắc tố mật canxi gặp ít. Theo các nghiên cứu trong nước thì sỏi lắng đọng sắc tố mật là chủ yếu, nhân viên sỏi có thể là xác giun,...
  • Do vi khuẩn tấn công gây tổn thương đường mật, làm đảo lộn cấu trúc đường mật và các tế bào viêm loét bong ra vào dịch mật, các muối canxi cùng các tổ chức hoại tử và sắc tố mật kết tủa và hình thành sỏi.
  • Ký sinh trùng đường ruột (chủ yếu là giun đũa): Khi giun chui lên ống mật mang theo cả trứng giun đũa, hoặc giun chết ngay trong đường mật, mắc kẹt, để lại các mảnh vỡ xác giun, tạo nòng cốt cho sắc tố mật lắng đọng bám vào ngày càng nhiều dần dần thành viên sỏi.
  • Dị dạng bẩm sinh đường mật, sẹo đường mật (sau mổ), u đường mật, u tụy,... là những yếu tố thuận lợi => sỏi mật.

b. Cơ chế bệnh sinh: (2 loại sỏi: chứa cholesteron, sắc tố mật).

+Cơ chế tạo sỏi cholesterol:

- Cấu tạo chủ yếu hoặc toàn bộ cholesterol

- Nồng độ cholesterol trong dịch mật vượt quá khả năng hòa tan trong muối mật.

- Cholesterol hòa tan trong dịch mật nhờ sự hình thành các hạt micelle gồm các acid  mật và các phospholipid, sự hình thành sỏi qua 3 giai đoạn:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 5 2014 21:38

Kỹ năng giao tiếp

  • PDF.

Huỳnh Thị Tự - Khoa GMHS

I. Đặt vấn đề:

Trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp là hoạt động không thể thiếu; mọi thành công trong cuộc sống, trong công việc, lao động, học tập...đều cần đến giao tiếp. Trong cơ sở khám chữa bệnh việc giao tiếp còn quan trọng hơn. Đối tượng giao tiếp ở đây chủ yếu là người bệnh và người nhà người bệnh. Những đối tượng này luôn mang tâm trạng buồn, lo lắng, đau đớn, chán nản...nên thành công trong giao tiếp là rất khó, đòi hỏi nhân viên y tế không chỉ có trình độ về chuyên môn mà cần phải có kỹ năng, có nghệ thuật. Chính vì vậy là cán bộ y tế chúng ta cần và phải biết giao tiếp là gì? vai trò, mục đích, ý nghĩa của nó ra sao? các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong giao tiếp và mối liên quan giữa giao tiếp với qui trình điều dưỡng.

giaotie1

Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 19 Tháng 4 2014 22:11

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV