• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV

  • PDF.

Ths Cao Thành Vân - Khoa YHNĐ

mers

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 24 Tháng 6 2015 20:05

Hướng dẫn chuẩn quốc gia năm 2015 về chẩn đoán và điều trị sẩy thai liên tiếp

  • PDF.

Khoa Sản

Xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 6 2015 16:04

Giá trị của ANTI-CCP (anti-cyclic citrullinated peptide) trong chẩn đoán sớm viêm khớp dạng thấp

  • PDF.

CN Trịnh Ngọc Phước - Khoa Huyết học

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưngđau khớp.

ANTI-CCP

Kháng thể CCP (Anti-CCP) là tự kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch trực tiếp chống lại peptide citrullinated vòng. Citrulline được sản xuất tự nhiên trong cơ thể như là một phần của sự trao đổi chất của các argininelà một acid amin. Tuy nhiên, trong một số protein, việc chuyển đổi từ arginine thành citrulline sản xuất các cấu trúctrung gian tạo thành một vòng tuần hoàn được gọi là peptide citrulline. Sự biến đổi này và sản xuất kháng thể CCP thường xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp (Rheumatic Arthritis). Có suy đoán rằng sự hình thành CCP có thể đóng một vai trò trong quá trình viêm tự miễn thấy trong các khớp của những viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm phát hiện kháng thểCCP và các đo lường kháng thể CCP trong máu giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Anti CCP là một maker rất quan trọng và có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh viêm khớp. Nó có độ nhạy cao và đặc hiệu hơn yếu tố RF (Rheumatic Factor) trong chẩn đoán sớm khi bệnh nhân chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 5 2015 15:31

Lactate dehydrogenase (LDH) và các isoenzym của LDH

  • PDF.

Khoa Hóa sinh

LDH (Lactate Dehydrogenase) là một enzym trong tế bào, nó xúc tác cho phản ứng pyruvat <=> lactat. LDH có mặt trong hầu hết các mô của cơ thể và được giải phóng khi có tình trạng huỷ hoại tế bào.

Các cơ quan giàu LDH  theo mức độ giảm dần là cơ vân, gan, thận, cơ tim, hạch bạch huyết, lách, não, dạ dày, tụy tạng, hồng cầu, bạch cầu.

Điện di LDH cho phép tách biệt 5 loại isoenzym khác biệt là LDH 1,2,3,4,5. Năm loại isoenzym chứa 4 tiểu đơn vị gồm  hai loại M và H (M : musle, H: heart) là H4, H3M1, H2 M2, H1M3, M4. Mỗi isoenzym đặc hiệu cho một hay nhiều cơ quan nội tạng ( cơ vân, tim…). Như vậy, xác định các isoenzym của LDH cho phép định hướng chẩn đoán bệnh.

* Các isoenzym của LDH và nguồn gốc chính của isoenzym này là

  • LDH 1 ( 4H) : Cơ tim và hồng cầu
  • LDH 2 (3H1M): Hệ thống lưới nội mô
  • LDH3 (2H2M): Phổi
  • LDH4  (1H3M): Thận, tụy và rau thai
  • LDH 5  (4M) : Gan và cơ vân

  Các tiểu đơn vị M được mã hóa bởi gen LDHA

  Các tiểu đơn vị H được mã hóa bởi gen LDHB

 lacta1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 5 2015 15:32

Sử dụng đường truyền trong xương trong cấp cứu, hồi sức bệnh nhân nặng

  • PDF.

CN Trịnh Thị Xuân Thuý - Khoa Cấp cứu

I. Đại cương:

Truyền trong xương là dùng kim chọc vào tủy các đầu xương lớn, qua đó để đưa thuốc, dịch truyền vào cấp cứu người bệnh trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa lấy được đường truyền tĩnh mạch.

Có thể truyền những gì qua đường truyền trong xương?: Hầu hết các loại thuốc và dịch truyền qua đường tĩnh mạch đều có thể truyền được qua đường truyền trong xương: Dịch tinh thể, dịch keo, máu và các chế phẩm của máu, các loại thuốc sử dụng trong hồi sức cấp cứu. Ngoài ra có thể lấy máu để làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học…

II. Chỉ định:

- Trẻ em hoặc người lớn cần hồi sức ngay và những người không thể đặt đường tĩnh mạch một cách nhanh chóng hay dễ đặt được.

  • Sốc nặng, nhiễm khuẩn huyết, mất máu cấp.
  • Ngừng tuần hoàn, hô hấp.
  • Cần bù dịch, dùng thuốc tức thì.
  • Cần an thần nhanh (đặt nội khí quản, cấp cứu về tâm thần).
  • Cấp cứu ngoại viện, hàng loạt, thảm họa, chiến trường.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 5 2015 17:56

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV