• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền

  • PDF.

Bs Huỳnh Tấn Dũng - 

I . Đại cương

1. Quan niệm nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền

Các y gia YHCT gọi tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt, tiểu tiện ít mà đi liền liền, bụng dưới căng cứng đau lan đến rốn là hiện tượng chung của chứng lâm. Ngoài ra chứng lâm còn nói đến hiện tượng tiểu tiện ra sỏi hoặc như cát nhỏ, hai khái niệm này cùng lẫn vào nhau. Có 5 chứng lâm là thạch lâm (sỏi), khí lâm (tiểu tiện sáp trệ thường nhỏ giọt chưa ra hết), huyết lâm (tiểu ra máu), cao lâm (đái ra chất nhờn đục như mỡ), lao lâm (tiểu nhỏ giọt không dứt).

2. Quan niệm nhiễm trùng tiết niệu theo y học hiện đại

Nhiễm trùng tiết niệu có 2 loại:

  • Nhiễm trùng chất được chứa đựng (tức là nước tiểu) với ý nghĩa là có sự hiện diện của vi trùng trong nước tiểu với mật độ cao.
  • Nhiễm trùng vật chứa đựng (tức là viêm nhu mô thận hay đường tiết niệu trên hoặc dưới).

Như vậy, nhiễm trùng tiết niệu bao gồm cả nhiễm trùng vật được chứa đựng lẫn vật để chứa đựng; trong 2 yếu tố đó (sự hiện diện của vi khuẩn và viêm đường tiết niệu) thì sự hiện diện của vi khuẩn là chủ yếu.

       Bình thường, trong điều kiện tự nhiên có ít nhất 3 cơ chế bảo vệ chống nhiễm trùng của hệ tiết niệu :

  • Dòng nước tiểu đẩy trôi, loại bỏ vi trùng xâm nhập ngược dòng.
  • Niêm mạc bàng quang trong trạng thái bình thường có “yếu tố niêm mạc” sẽ ức chế sự sinh sản của vi trùng.
  • Nước tiểu với pH acid và độ thẩm thấu cao cũng ức chế sự sinh sản của vi trùng.

tomtatnht

Tóm tắt sơ đồ cơ chế bệnh nhiễm trùng tiết niệu theo YHCT

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 11 2020 08:47

Kỹ thuật tiêm nội khớp gối huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tự thân điều trị bệnh thoái hóa khớp

  • PDF.

Khoa Ngoại CT - 

ĐẠI CƯƠNG

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Bệnh rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa khi bệnh ở giai đoạn muộn. Nhìn chung, các biện pháp điều trị nội khoa thoái hóa khớp gối chủ yếu nhằm hai mục đích: giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp, tức là vẫn điều trị triệu chứng bệnh chứ chưa đạt tới đích cải thiện được chất lượng sụn khớp hay làm ngừng quá trình thoái hóa.

Như vậy rõ  ràng có nhu cầu cấp thiết cần tìm ra một kỹ thuật điều trị mới, thực sự tác động tới sự phục hồi sụn, độc lập hoặc phối hợp tốt với các phương pháp điều trị hiện tại nhằm đem lại kết quả cao trong điều trị bệnh, hạn chế các biến chứng và nhu cầu thay khớp nhân tạo. Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP- Platelet Rich Plasma) tự thân đã mở ra một hướng mới để điều trị thoái khớp: điều trị bảo tồn. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tiêm PRP tự thân vào khớp gối thoái hóa- với đích tác động là cải thiện, tăng sinh tế bào sụn khớp- cho kết quả có tác dụng tốt hơn, lâu dài hơn tiêm chất nhờn acid hyalorunic (vốn được coi là điều trị chuẩn trong bệnh thoái hóa khớp gối) trong khi hầu như không có biến chứng đáng kể.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 31 Tháng 10 2020 18:19

Nhiễm liên cầu nhóm B và mang thai

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Streptococcus  nhóm B  (GBS) hoặc  Streptococcus agalactiae  là một loại vi khuẩn gram dương sống ký sinh ở đường tiêu hóa và sinh dục. Tại Hoa Kỳ, GBS được biết đến là nguyên nhân truyền nhiễm phổ biến nhất gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh.

GBS được biết là gây ra cả nhiễm trùng khởi phát sớm và khởi phát muộn ở trẻ sơ sinh, nhưng các biện pháp can thiệp hiện tại chỉ có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh khởi phát sớm. Nhiễm GBS khởi phát sớm xảy ra trong tuần đầu tiên sau sinh, trong khi bệnh khởi phát muộn xảy ra sau tuần đầu tiên của cuộc đời.

Bài viết sẽ tập trung vào các hướng dẫn hiện hành liên quan đến việc sàng lọc bệnh nhân mang thai đối với GBS trong quá trình chăm sóc trước khi sinh và dự phòng trong sinh nhằm mục đích ngăn ngừa nhiễm GBS khởi phát sớm.

liencaub1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 10 2020 21:42

Bennett’ fracture

  • PDF.

Bs Nguyễn Trung Hiếu - 

Bennett

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 10 2020 21:36

Kỹ thuật cắt cụt ngang cổ phẫu thuật xương cánh tay

  • PDF.

Bs Nguyễn Minh Tú - 

kythuat1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 10 2020 21:30

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV