• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

I.TỔNG QUAN:

Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn là tổn thương tại thân sống đĩa đệm gây nên bởi vi trùng không do lao.

Độ tuổi thường gặp: trung niên khoảng 40-80 tuổi, nam > nữ.

Bệnh rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch như dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, nhiễm HIV.

Yếu tố thuận lợi là nhiễm khuẩn do các thủ thuật tại vùng cột sống như tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mỏm gai, chọc hút sinh thiết, đổ ciment tại đốt sống, nội soi vùng tiết niệu sinh dục…

Vị trí tổn thương hay gặp ở đoạn cốt sống thắt lưng. Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn diễn biến nhanh, dữ dội, cấp tính hơn còn viêm đĩa đệm do lao diễn biến dai dẳng từ từ.

II. NGUYÊN NHÂN:

Vi trùng gây viêm thân sống đĩa đệm bao gồm: tụ cầu vàng (80-90%), E. coli và proteus thường gặp ở bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thống, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella là vi khuẩn gram âm cũng được tìm thấy.

Có 3 đường vào:

  • Nhiễm trùng qua đường máu: đường máu là đường lây lan phổ biến nhất.
  • Nhiễm trùng từ ổ nhiễm trùng kế cận: các nhiễm trùng ở đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phần mềm cạnh sống được xem là ổ nhiễm trùng nguyên phát gây ra viêm đĩa đệm ở vùng tương ứng.
  • Tiêm chọc trực tiếp vào đĩa đệm đốt sống: ít thường xuyên hơn so với những nguyên nhân khác, trong khi nhiễm trùng sau phẫu thuật là quan trọng nhất.

viemts

Xem tiếp tại đây

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

I.TỔNG QUAN:

Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn là tổn thương tại thân sống đĩa đệm gây nên bởi vi trùng không do lao.

Độ tuổi thường gặp: trung niên khoảng 40-80 tuổi, nam > nữ.

Bệnh rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch như dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, nhiễm HIV.

Yếu tố thuận lợi là nhiễm khuẩn do các thủ thuật tại vùng cột sống như tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mỏm gai, chọc hút sinh thiết, đổ ciment tại đốt sống, nội soi vùng tiết niệu sinh dục…

Vị trí tổn thương hay gặp ở đoạn cốt sống thắt lưng. Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm khuẩn diễn biến nhanh, dữ dội, cấp tính hơn còn viêm đĩa đệm do lao diễn biến dai dẳng từ từ.

II. NGUYÊN NHÂN:

Vi trùng gây viêm thân sống đĩa đệm bao gồm: tụ cầu vàng (80-90%), E. coli và proteus thường gặp ở bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thống, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella là vi khuẩn gram âm cũng được tìm thấy.

Có 3 đường vào:

  • Nhiễm trùng qua đường máu: đường máu là đường lây lan phổ biến nhất.
  • Nhiễm trùng từ ổ nhiễm trùng kế cận: các nhiễm trùng ở đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phần mềm cạnh sống được xem là ổ nhiễm trùng nguyên phát gây ra viêm đĩa đệm ở vùng tương ứng.
  • Tiêm chọc trực tiếp vào đĩa đệm đốt sống: ít thường xuyên hơn so với những nguyên nhân khác, trong khi nhiễm trùng sau phẫu thuật là quan trọng nhất.

viemts

Xem tiếp tại đây

Phục hồi chức năng viêm cột sống dính khớp

  • PDF.

Bs Văn Thị Bích Phượng - 

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa:

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp diễn biến mạn tính, cuối cùng dẫn đến dính, biến dạng ở cột sống và các khớp.

Viêm cột sống dính khớp là bệnh quan trọng nhất trong các bệnh khớp liên quan đến cột sống (Spodylaryhropathies) hay các bệnh khớp huyết thanh âm tính.

Các bệnh khớp liên quan đến cột sống:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp vảy nến
  • Hội chứng Reiter
  • Viêm khớp liên quan tới viêm ruột
  • Viêm khớp phản ứng

2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm cột sống dính khớp. Nhiều tác giả ủng hộ cơ chế nhiễm khuẩn (Chlamydia Trachomatis, omatis, Yersina hoặc Salmonella...) trên một cơ địa di truyền (sự có mặt của kháng nguyên HLA B27, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính) dẫn đến khởi phát bệnh viêm cột sống dính khớp cũng như các bệnh khác trong nhóm. Trên cơ sở đó, xuất hiện các phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm có sự tham gia của cytokines như TNF-α... dẫn đến tổn thương gân, dây chằng, tại điểm bám tận, viêm bao hoạt dịch... Giai đoạn sau là xơ hóa, calci hóa các dây chằng, bao khớp, có hủy sụn khớp. Trên lâm sàng biểu hiện bởi hạn chế vận động (cứng cột sống và khớp) nhanh chóng.

vcsdk

Xem tiếp tại đây

Đái tháo đường và gây mê

  • PDF.

Bs Hồ Kiến Phát - 

I/Tổng quan về đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh hệ thống mạn tính được đặc trưng bởi sự thiếu hụt tuyệt đối hoặc tương đối insulin.

Đái tháo đường là bệnh nội tiết phổ biến nhất gặp phải trong giai đoạn phẫu thuật. Đái tháo đường hiện diện ở 10-15% dân số phẫu thuật.

  • Đái tháo đường type 1 (20%): qua trung gian miễn dịch và thiếu hụt tuyệt đối insulin. Bệnh nhân không thể chịu đựng được thời gian kéo dài mà không có insulin ngoại sinh. Quá trính tân tạo glucose và ly giải glycogen xảy ra, kết quả là tăng đường máu và thể keton. Điều trị bằng insulin
  • Đái tháo đường type 2 (80%): khởi phát ở tuổi trưởng thành, liên quan đến kháng insulin. Bệnh nhân sản xuất một số insulin nội sinh và trạng thái trao đổi chất thường cải thiện khi nhịn ăn. Điều trị có thể bằng kiểm soát chế độ ăn uống, thuốc hạ đường huyết đường uống và/hoặc insulin

Insulin là cần thiết, ngay cả khi nhịn ăn, để duy trì cân bằng nội môi glucose và cân bằng các hormone stress (vd: adrenaline). Nó có hai hoạt tính

  • Hưng phấn: Kích thích hấp thu glucose và tổng hợp lipid
  • Ức chế (quan trọng hơn về mặt sinh lý): ức chế quá trình phân giải lipid, phân giải protein, phân giải glycogen, tân tạo glucose và tạo thể ceton.

Thiếu insulin có liên quan đến tăng đường huyết, lợi niệu thẩm thấu, mất nước, tăng áp suất thẩm thấu, tăng độ nhớt dẫn đến huyết khối và tăng tỷ lệ nhiễm trùng vết thương. Tăng đường huyết kéo dài liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện và tỷ lệ biến chứng.

Xem tiếp tại đây

Hội chứng loét trực tràng đơn độc

  • PDF.

Bs Nguyễn Thành Tín - 

I. Giới thiệu

Hội chứng loét trực tràng đơn độc (SRUS) là một rối loạn lành tính hiếm gặp được đặc trưng bởi sự kết hợp của các triệu chứng, kết quả nội soi và các bất thường về mô bệnh học. SRUS là một rối loạn không thường xuyên và không được chẩn đoán, với tỷ lệ mắc hàng năm ước tính là 1 trên 100.000 người. Đó là một chứng rối loạn xảy ra phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi 30 và trong độ tuổi 40 đối với nữ giới. Nam giới và nữ giới có tỉ lệ mặc bệnh như nhau. Trẻ em và người cao tuổi cũng đã được ghi nhận mắc bệnh. Loét trực tràng đơn độc là một cách gọi sai vì loét được tìm thấy ở 40% bệnh nhân, trong khi 20% bệnh nhân có một vết loét đơn độc và phần còn lại của các tổn thương khác nhau về hình dạng và kích thước, bao gồm niêm mạc sung huyết đến tổn thương dạng polyp trên diện rộng.

Ngoài ra, nguyên nhân chưa được biết nhưng có thể liên quan đến một số cơ chế. Ví dụ, tổn thương do thiếu máu cục bộ bởi áp lực do phân gây ra và chấn thương cục bộ do lặp đi lặp lại quá trình tự thăm trực tràng có thể là những yếu tố góp phần.

loettructrang

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 3 2023 16:34

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV