• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bảo vệ tầng ozon - bảo vệ cuộc sống

  • PDF.

Bs Nguyễn Thái Nguyên - Khoa Cấp Cứu

Nhằm kỷ niệm ngày ký Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozôn, năm 1994 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất công bố chọn ngày 16-9 hàng năm là ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozôn. Hướng đến ngày thế giới bảo vệ tầng ozôn, cùng tìm hiểu để biết được môi trường sống của chúng ta và những việc cần thiết làm để bảo vệ môi trường sống trong lành, không ô nhiễm.

Khí quyển trái đất được cấu trúc bởi phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly (tầng nóng), tầng ngoài khí quyển.

 oz1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 16 Tháng 9 2014 07:44

Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9

  • PDF.

Khoa Dược

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường lây truyền qua các loài động vật hoang dại mà nhiều nhất là từ chó (83%), mèo (13,3%) qua vết cắn, cào cấu hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước dãi con vật.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới hằng năm có khoảng 55.000 người chết vì bệnh dại. Viện Pasteur TP HCM cho biết trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã có 35 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Mặc dù là căn bệnh rất nguy hiểm (bệnh dại hiện không có thuốc điều trị và khi đã lên cơn thì 100% tử vong) nhưng tỉ lệ chích ngừa rất thấp. Tính chủ quan cùng với sự thiếu hiểu biết về bệnh đã dẫn đến nhiều cái chết đáng tiếc.Hầu hết những trường hợp tử vong là do không đi tiêm phòng ngay sau khi bị chó cắn hoặc tiêm muộn.

dai1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 12 Tháng 9 2014 19:56

Chế độ ăn trong bệnh gout

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

Bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây bệnh. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính.

Bệnh gout là hậu quả của tăng axit uric máu, một sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các nhân purin (adenin và guanin) - thành phần axit nhân tế bào (axit nucleic).

gout1

Những biểu hiện lâm sàng chính bao gồm:

+ Viêm khớp cấp tính: khởi phát thường gặp ở khớp bàn-ngón cái, có sưng, nóng, đỏ, đau. Axit uric máu tăng cao

+ Gout mạn tính: lắng đọng sạn urat (tophi) thường có ở vành tai, mỏm khuỷu tay, mặt trụ xương cẳng tay.

+ Sỏi thận: sỏi axit uric, sỏi natri urat

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 9 2014 20:19

Áo trắng

  • PDF.

Nguyễn Thị Tờn - Khoa Đông y

Áo em màu trắng quen nhìn

Giữa bao màu áo vẫn tìm được em

Dường như màu áo thật hiền

Dịu dàng xoa nhẹ u phiền bệnh nhân

Áo em màu trắng thật gần

Như ngọn đèn thức những lần trực ca

Tôi thương màu áo thướt tha

Nụ cười cũng tựa như là vầng trăng

yhct1

Có em cơn sốt giảm dần

Có em ánh sáng trắng ngần hơn lên

Vị đắng viên thuốc không còn

Miếng ăn không nhạt, giấc ngon đêm dài

Áo em màu trắng thương hoài

Cái màu tinh khiết cho ai thương thầm

Thương em đôi mắt thâm quầng

Chợp mắt tranh thủ, bữa ăn vội vàng

Bao lần cấp cứu nguy nan

Xung phong cho máu áo còn trắng trong

Dù bao nổi khổ trong lòng

Nhưng em vẫn quyết, tiên phong đi đầu.

***

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 9 2014 19:21

Ngộ độc cấp vì ăn hạt của cây bả đậu

  • PDF.

Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp Cứu

Vào ngày 23/08/2014 – BVĐK Quảng Nam đã cấp cứu kịp thời cho 02 cha con bệnh nhân: Đoàn Văn T. (cha) và Đoàn Thị Th. (con gái). Do ăn thử vài hạt Bả đậu thấy béo và ngon, khoảng hơn 01 giờ sau, cả hai cha con cùng xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn mữa và tiêu chảy phân toàn nước nhiều lần, người lừ đừ mệt nhiều, được gia đình đưa vào khoa cấp cứu BVĐK Quảng Nam cùng với mẫu cây Bả đậu và hạt. Hai bố con đã bị ngộ độc cấp do ăn hạt Bả đậu, được các Bác sĩ kịp thời cấp cứu truyền dịch, làm các xét nghiệm theo dõi chức năng gan, thận và được chuyển Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc theo dõi điều trị.

Đây là trường hợp ngộ độc hạt Bả đậu đầu tiên tại BVĐK Quảng Nam. Loại cây và hạt bả đậu mà 02 cha con ăn phải – qua tìm hiểu tài liệu của DS. Phan Đức Bình thì đây là cây Bả đậu nam, còn gọi là cây Dầu lai, cây Dầu mè, Đậu cọc rào, Purging nut tree (Anh), Pourghère (Pháp), tên khoa học Jatropha curcas L. (Euphorbiaceae).

Bả đậu nam (Dầu lai) là tiểu mộc, cao 1 - 5 m, có nhũ dịch trong, nhiều. Phiến không lông, đáy hình tim, có thùy; cuống dài 5 - 12 cm. Tảng phồng lưỡng phân, đồng chu; lá đài 5; cánh hoa 5, trắng; nhị 5 dính nhau, 5 rời. Trái nang to 2,5 cm, vàng lúc chín, chứa 3 hột cao 18 mm, đen, mòng trắng. Gốc Brasil, mọc hoang hoặc trồng khắp nước ta để lấy hột ép dầu. Hột có dulcitol. Dầu từ hột độc (chứa curcin là một toxalbumin), có khi dùng để xổ mạnh (độc), chỉ dùng bôi ngoài da trị ghẻ và lở loét ngoài da. Nhũ dịch (mủ) dùng thuốc cá. Vỏ cây chứa b-amirin, taraxerol, b-sitosterol; lá, chồi chứa? -amirin, campesterol. Lá già độc, có tính chống ung thư bạch huyết (leukemia), nhưng đọt có khi luộc ăn và có nơi dùng như trà hay đắp vú lợi sữa. Mủ cầm máu tốt, trị nhọt, lở miệng.

bssau1

(Bả đậu nam)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 31 Tháng 8 2014 17:14

You are here Tin tức Y học thường thức