• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Bơm cement vào thân sống ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương là phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả được thực hiện tại BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

Khoa Ngoại thần kinh cột sống

Xẹp, lún cột sống do loãng xương sau chấn thương ở bệnh nhân lớn tuổi là tình trạng thường gặp gây ra triệu chứng đau tức tại vùng tổn thương, gây cản trở khó khăn cho các hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng tới chất lượng sống của bênh nhân. Hệ lụy của việc đau nhức này làm bệnh nhân phải nằm một chổ, hạn chế vân động, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, lâu dần dẫn tới loét do tỳ đè, loét đường tiêu hóa do dùng thuốc giảm đau, viêm phổi, suy kiêt, … Phần lớn các bệnh nhân này thường đáp ứng kém với thuốc giảm đau và thời gian điều trị thường kéo dài. Một giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề trên là phương pháp điều trị bơm ciment vào thân sống.

Bơm ciment vào thân sống là một cuộc mổ không dao kéo và không gây mê. Chỉ cần gây tê và chích kim vào đốt sống gãy rồi bơm vào đó một ít cement lỏng với áp lực vừa đủ để cement sinh học có thể tràn vào trám kín các đường gãy. Sau khi cement khô đi, các mảnh vỡ được gắn kết lại với nhau thành một khối, không còn hiện tượng xô lệch mỗi khi vận động và người bệnh hết đau. Sau mổ chừng nửa giờ là người bệnh đã có thể xoay trở thoải mái trong tư thế nằm và chỉ vài giờ sau là có thể đi lại bình thường mà hiện tượng đau đớn đã giảm đi rất nhiều hoặc hết hẳn.

bomcemen

Xem toàn bộ tại đây

 

Bơm ciment vào thân sống là một cuộc mổ không dao kéo và không gây mê. Chỉ cần gây tê và chích kim vào đốt sống gãy rồi bơm vào đó một ít cement lỏng với áp lực vừa đủ để cement sinh học có thể tràn vào trám kín các đường gãy. Sau khi cement khô đi, các mảnh vỡ được gắn kết lại với nhau thành một khối, không còn hiện tượng xô lệch mỗi khi vận động và người bệnh hết đau. Sau mổ chừng nửa giờ là người bệnh đã có thể xoay trở thoải mái trong tư thế nằm và chỉ vài giờ sau là có thể đi lại bình thường mà hiện tượng đau đớn đã giảm đi rất nhiều hoặc hết hẳn

Bệnh nhân rung nhĩ nào nên điều trị kháng đông?

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long-Khoa Nội tim mạch

Rung nhĩ (RN) là rối loạn nhịp thường gặp ở những người lớn tuổi, và là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ cũng như các biến cố tắc mạch hệ thống. Mặc dù RN được phân loại lâm sàng dựa vào thời gian kéo dài, như kịch phát, bền bĩ, hoặc trường diễn (paroxysmal, persistent, permanent) nhưng nguy cơ thuyên tắc mạch tồn tại hằng định ở tất cả các nhóm phân loại này.

RN thường khởi nguồn từ nhĩ trái nơi vị trí các tĩnh mạch phổi và dễ dàng được chẩn đoán dựa trên dạng sóng rối loạn với khoảng RR thay đổi trên ECG. Bởi vì bệnh nhân RN có thể hoàn toàn không có triệu chứng, nên việc tầm soát khi có điều kiện (opportunistic screening) cho những trường hợp RN im lặng có thể tiến hành với chi phí thấp, ít gánh nặng cho BN. Vì lý do đó,việc tầm soát đối với những BN trên 65 tuổi đã được đưa vào hướng dẫn của ESC và Hội đồng đột quỵ AHA. Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng điện thoại thông minh kết nối với máy điện tim đeo cá nhân (thường là một chuyển đạo) để theo dõi nhịp tim, và máy sẽ báo động khi xác định các vấn đề rối loạn nhịp. Tuy nhiên, các dụng cụ này vẫn chưa được FDA cho phép, và bệnh nhân có thể cảm thấy khá phiền phức vì những báo động giả. 

rungnhi

Xem toàn bộ tại đây

Hướng dẫn chấn đoán và xử trí ngất năm 2018 của Hội tim mạch Châu Âu-10 điểm chính cần nhớ

  • PDF.

BsCKII. Trần Lâm - Khoa Nội tim mạch

Hướng dẫn đầu tiên về Ngất của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) ra đời năm 2001, sau đó là những ấn bản vào năm 2004 và 2009. ESC cho rằng, năm 2018 là thời điểm thích hợp để giới thiệu ấn bản thứ 4 do đã có đủ những chứng cứ mới. Thông điệp của ấn bản năm 2018 là “Chúng ta có kiến thức, chúng ta cần phải dạy nó”, "Bệnh nhân của chúng ta tìm kiếm giải pháp, chứ không chỉ là sự giải thích", và “Chúng ta có kiến thức, chúng ta cần áp dụng nó”. So với Khuyến cáo năm 2009, Khuyến cáo lần này có những điểm mới và thay đổi mức độ khuyến cáo.

ngat

Xem toàn bộ tại đây

Thuyên tắc - huyết khối ở bệnh nhân Hồi Sức Tích Cực

  • PDF.

Bs Đinh Trường Giang - Khoa ICU

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc động mạch phổi được coi là hai biểu hiện cấp tính có chung một quá trình bệnh lý, gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

2. Tình hình thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân hồi sức tích cực chống độc.

Tắc động mạch phổi cấp và/hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (TĐMP/HKTMS) là một biến chứng nặng của bệnh nhân điều trị ở các chuyên khoa khác nhau. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao khi bệnh nhân phải nằm điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực. Biến chứng TĐMP/HKTMS làm tăng nguy cơ tử vong, tàn phế và chi phí điều trị của bệnh nhân lên cao hơn. Tỷ lệ HKTMS khoa Hồi sức tích cực (HSTC) từ 28-32% [1], [3], tỷ lệ này cao hơn nhóm bệnh nhân chấn thương 60% [3], và đặc biệt cao ở bệnh nhân đột quị 70% [4], [5], [6].

thuyentac

Đọc thêm...

Thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân Hồi Sức Tích Cực

  • PDF.

Bs Đinh Trường Giang-Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - Khoa ICU

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc động mạch phổi được coi là hai biểu hiện cấp tính có chung một quá trình bệnh lý, gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

2. Tình hình thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân hồi sức tích cực chống độc.

Tắc động mạch phổi cấp và/hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (TĐMP/HKTMS) là một biến chứng nặng của bệnh nhân điều trị ở các chuyên khoa khác nhau. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao khi bệnh nhân phải nằm điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực. Biến chứng TĐMP/HKTMS làm tăng nguy cơ tử vong, tàn phế và chi phí điều trị của bệnh nhân lên cao hơn. Tỷ lệ HKTMS khoa Hồi sức tích cực (HSTC) từ 28-32% [1], [3], tỷ lệ này cao hơn nhóm bệnh nhân chấn thương 60% [3], và đặc biệt cao ở bệnh nhân đột quị 70% [4], [5], [6].

thuyentac

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 5 2018 17:49

Đọc thêm...

You are here Đào tạo