• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Hội chứng mất cân bằng lọc máu

  • PDF.

Bs Phan Đỗ Minh Quân - 

I. GIỚI THIỆU

Hội chứng mất cân bằng lọc máu (Dialysis disequilibrium syndrome (DDS)) được đặc trưng bởi một loạt các triệu chứng thần kinh ảnh hưởng đến bệnh nhân chạy thận nhân tạo, đặc biệt là khi họ lần đầu tiên bắt đầu chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, nó cũng được thấy ở những bệnh nhân đã bỏ lỡ nhiều lần điều trị lọc máu liên tiếp. Điều này có thể là do không tuân thủ hoặc không có khả năng tiếp cận các biện pháp lọc máu thường xuyên. Các triệu chứng của DDS được cho là chủ yếu do phù não. DDS hiếm khi được mô tả ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp thay thế thận liên tục (CKRT).

II. DỊCH TỄ HỌC VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Tỷ lệ mắc hội chứng mất cân bằng lọc máu (DDS) chưa được xác định rõ ràng và thay đổi tùy theo nhóm bệnh nhân. Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng nói chung đã giảm, một phần do các chiến lược phòng ngừa và bắt đầu lọc máu sớm hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cũng có thể không được báo cáo đầy đủ do mức độ nghiêm trọng giảm dần và tính chất không đặc hiệu của các triệu chứng. Các yếu tố nguy cơ của DDS bao gồm:

- Điều trị chạy thận nhân tạo lần đầu

- Nồng độ nitơ urê trong máu (BUN) tăng rõ rệt trước phiên lọc máu (ví dụ: >175 mg/dL hoặc 60 mmol/L)

- Tuổi tác quá cao

- Các bệnh thần kinh có sẵn (chấn thương đầu, đột quỵ, động kinh)

- Sự hiện diện đồng thời của các tình trạng khác có thể liên quan đến phù não (chẳng hạn như hạ natri máu, bệnh não gan hoặc tăng huyết áp cấp cứu)

- Sự hiện diện đồng thời của một tình trạng khác liên quan đến tăng tính thấm của hàng rào máu não (chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, viêm mạch, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, hội chứng tán huyết tăng urê máu, viêm não hoặc viêm màng não)

Đọc thêm...

Điều trị hạ natri máu hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH) và thiết lập lại áp lực thẩm thấu

  • PDF.

Bs. Vũ Thị Lê Thùy- 

GIỚI THIỆU

Hạ natri máu trong hội chứng tiết hormone chống bài niệu không phù hợp (SIADH) là kết quả của việc giữ lại nước uống hoặc nước truyền do ADH gây ra. Mặc dù bài tiết nước bị suy yếu, việc xử lý natri vẫn nguyên vẹn vì không có bất thường trong các cơ chế điều hòa thể tích như hệ thống renin-angiotensin-aldosterone hoặc peptide lợi niệu nhĩ.

Việc lựa chọn liệu pháp điều trị SIADH phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm mức độ hạ natri máu, sự có hoặc không có triệu chứng, khả năng nguyên nhân gây ra SIADH có thể hồi phục và ở một mức độ nào đó, độ thẩm thấu nước tiểu.

SINH BỆNH HỌC

Trong số những bệnh nhân mắc SIADH, sự kết hợp giữa tình trạng giữ nước và mất chất hòa tan (natri và kali) về cơ bản là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm natri huyết thanh.

SIADH

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 16 Tháng 9 2024 16:28

Vi phẫu thần kinh ngoại biên và ghép thần kinh

  • PDF.

Bs Lê Quang Hoàng Nhã - 

1. Cấu tạo chung của thần kinh:

  • Sợi thần kinh: là các sợi trục của tế bào TK
  • Bó sợi : các sợi trục đi cùng nhau tạo thành bó sợi, các sợi trong cùng bó có chứng năng giống nhau.
  • Dây thần kinh: là tập hợp các bó sợi TK để đảm bảo chức năng 1 cơ quan hay 1 phần cơ thể.
  • Bên trong cũng như xung quanh có các mạch máu nuôi dây TK.
  • Bao ngoài: cấu tạo bằng các sợi collagen, chứa các mạch nhỏ nuôi sợi TK.
  • Bao bó sợi: là mô liên kết bao quanh từng bó sợi bên trong bao TK
  • Bao sợi thần kinh: là thành phần bao bọc quanh tb Schwann và sợi trục, giúp sợi TK dẻo dai và chịu đựng tốt.

viphauTK

Xem tiếp tại đây

 

Gãy chỏm quay

  • PDF.

Bs Nguyễn Văn Thoại - 

Gãy chỏm quay là chấn thương phổ biến, chiếm khoảng 20% tất cả các chấn thương vùng khuỷu, chiếm 1-4% tất cả các loại gãy xương ở người lớn. Nhiều trường hợp trật khớp khuỷu có gãy chỏm quay kèm theo.

Gãy chỏm quay thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới và gặp nhiều ở lứa tuổi từ 30-40 tuổi.

chomquay

Xem tiếp tại đây

Quản lý chuyển dạ giai đoạn một và giai đoạn hai

  • PDF.

Bs Nguyễn Thế Tuấn - 

I.Mục tiêu

Mục đích của tài liệu này là định nghĩa quá trình chuyển dạ và chuyển dạ đình trệ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để xử trí tình trạng ở giai đoạn I, giai đoạn II của quá trình chuyển dạ và chuyển dạ đình trệ.

II.Tóm tắt một số khuyến nghị

2.1. Chuyển dạ và chuyển dạ đinh trệ

- ACOG khuyến cáo cổ tử cung mở 6 cm được coi là khởi đầu của giai đoạn chuyển dạ tích cực. (KHUYẾN CÁO MẠNH, BẰNG CHỨNG CHẤT LƯỢNG VỪA)

- ACOG đề xuất chuyển dạ giai đoạn tích cực đình trệ được định nghĩa là không tiến triển trong quá trình giãn nở cổ tử cung ở những bệnh nhân đã giãn nở ít nhất 6cm với tình trạng vỡ màng ối mặc dù cơn go tử cung đầy đủ trong 4 giờ hoặc go tử cung chưa đủ trong 6 giờ với việc tăng cường oxytocin. (KHUYẾN CÁO CÓ ĐIỀU KIỆN, BẰNG CHỨNG CHẤT LƯỢNG THẤP)

- ACOG khuyến nghị chuyển dạ giai đoạn hai kéo dài được định nghĩa là hơn 3 giờ rặn sinh ở những người con so và 2 giờ rặn ở những người đã sinh nhiều con. Nên sử dụng cách tiếp cận cá nhân hóa để chẩn đoán ngừng tiến giai đoạn hai; kết hợp thông tin về tiến triển, các yếu tố lâm sàng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh ngã âm đạo, thảo luận về rủi ro và lợi ích của các biện pháp can thiệp hiện có và ưu tiên của từng bệnh nhân được khuyến nghị khi thời gian ở giai đoạn hai kéo dài hơn các thông số này. (KHUYẾN CÁO MẠNH, BẰNG CHỨNG CHẤT LƯỢNG CAO)

- Ngừng tiến ở giai đoạn hai có thể được xác định sớm hơn nếu thai nhi không xoay hoặc đi xuống mặc dù có đủ các cơn go tử cung, nỗ lực rặn và thời gian. (ĐIỂM THỰC HÀNH TỐT)

- ACOG khuyến cáo nên gây tê trục thần kinh để giảm đau trong bất kỳ giai đoạn chuyển dạ nào. (KHUYẾN CÁO MẠNH, BẰNG CHỨNG CHẤT LƯỢNG VỪA )

stages-of-labour-1536x1536

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 16 Tháng 9 2024 08:37

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV