• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Kiểm soát tần số tim và nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - 

MỞ ĐẦU

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp thường gặp nhất ở người lớn, tần suất mắc phải rung nhĩ gia tăng theo tuổi và để lại nhiều gánh nặng về sức khỏe và kinh tế. Việc điều trị rung nhĩ bao gồm quản lý nhiều khía cạnh như dự phòng đột quỵ, kiểm soát triệu chứng, tối ưu hóa điều trị các bệnh lý tim mạch cũng như các bệnh lý khác kèm theo. Trong đó, vấn đề kiểm soát triệu chứng đang còn tồn tại nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề kiểm soát tần số và kiểm soát nhịp tim. Bài viết này sẽ tóm tắt hướng dẫn quản lý tần số tim cũng như nhịp tim theo các khuyến cáo và nghiên cứu gần nhất nhằm hỗ trợ các bác sĩ có cái nhìn tổng quan và cập nhập hơn trên thực hành lâm sàng.

KIỂM SOÁT NHỊP TIM VÀ TẦN SỐ? DỮ LIỆU TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU HIỆN TẠI

Nghiên cứu EAST APNET 4 trên 2789 bệnh nhân (>18 tuổi) được chẩn đoán rung nhĩ sớm (<12 tháng) với tiêu chí chọn bệnh >75 tuổi kèm theo tiền sử TIA hay nhồi máu não, hoặc đáp ứng 2 trong các tiêu chuẩn sau: >65 tuổi, giới nữ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh lý mạch vành nặng, bệnh thận mạn giai đoạn 3-4, dày thất trái (độ dày thành thất trái thì tâm trương >15mm), suy tim. Những bệnh nhân trên được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên kiểm soát nhịp và kiểm soát tần số, kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát nhịp tim có lợi hơn kiểm soát tần số tim trong việc làm giảm các kết cục tiên phát (tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhập viện do suy tim hay hội chứng vành cấp) và khả năng duy trì nhịp xoang [2]. Nghiên cứu của tác giả Daehoon Kim và cộng sự với 31220 bệnh nhân (>18 tuổi) với tiêu chí chọn bệnh tương tự cũng cho thấy: hiệu quả của việc kiểm soát nhịp tim càng giảm ở độ tuổi càng cao và kiểm soát nhịp tỏ ra có lợi hơn kiểm soát tần số ở độ tuổi <75 trong việc làm giảm các kết cục tiên phát về tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhập viện vì nhồi máu cơ tim hay suy tim trong khi không có sự khác biệt về mức độ an toàn giữa 2 phương pháp [3]. Trong nghiên cứu EAST APNET 4, tỷ lệ bệnh nhân được can thiệp triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Daehoon Kim (19,4% vs 9,8%), sự khác biệt này cho thấy vai trò ngày càng lớn của phương pháp triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông trong việc giúp cải thiện triệu chứng và tiên lượng của bệnh nhân.

kiémoatnhip

Xem tiếp tại đây

Vạt sural cuống đầu gần

  • PDF.

Bs Nguyễn Minh Tú - 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khuyết hổng phần mềm (KHPM) quanh gối không phải hiếm và thường do TNGT,bỏng,vết thương ,nhiễm trùng vết mổ.Tái tạo da quanh gối là phẫu thuật khó do yêu cầu vạt mỏng,co giãn tốt và ko ảnh hưởng đến phục hồi chức năng khớp gối

Hiện có nhiều phương pháp tái tạo KHPM quanh gối như xoay vạt ngẫu nhiên tại chỗ,vạt cơ bụng chân, vạt đùi trong,vạt tự do,,,. Tuy nhiên,kết quả các phương pháp này luôn không đạt yêu cầu, thường ảnh hưởng đến chức năng và hình dáng khớp gối

Vạt sural ngược dòng được sử dụng để tái tạo các khuyết hổng quanh gối mang lại vẻ ngoài đẹp, mỏng, linh hoạt, độ đàn hồi tốt, có cảm giác, chỗ cho vạt ít ảnh hưởng chức năng chi thể

vat sural

Đọc thêm...

Gây mê phẫu thuật thần kinh

  • PDF.

Bs Phạm Văn Thịnh - 

I. Sinh lý:

1. Lưu lượng máu não (CBF: Cerebral blood flow) tương đương với tỷ số giữa áp lực tưới máu não (CPP: Cerebral perfusion pressure) và kháng lực mạch máu não (CVR: Cerebral vascular resistant)

CBF = CPP/CVR

CPP được dịnh nghĩa là sự khác biệt giữa huyết áp động mạch trung bình (MAP: Mean arterial pressure) với áp lực nội sọ (ICP: Intracranial pressure) và áp lực tĩnh mạch trung tâm (VP: Venous pressure, thường bằng 0)

CPP = MAP – (ICP+VP)

Chỉ số CBF trung bình là 50 ml/100gr mô não mỗi phút ở người bình thường và bị ảnh hưởng bởi huyết áp, nhu cầu chuyển hóa, PaCO2, PaO2, độ nhớt của máu, yếu tố hoạt hóa mạch máu và hệ thống điều hòa thần kinh.

Khoảng 15% cung lượng tim được cung cấp cho não bộ.

a. CBF: được duy trì ở mức hằng định nhờ sự co và giãn của các tiểu động mạch (cơ chế tự điều hòa) khi MAP ở mức 50-150mmHg. Khi MAP ở ngoài giới hạn này, CBF sẽ biến thiên trực tiếp theo MAP. Tăng huyết áp mãn tính làm biến đổi đường cong tự điều hòa sang phải, điều này lý giải cho bệnh nhân tăng huyết áp rất dễ bị thiếu máu não khi trị số huyết bằng với mức bình thường của một người khỏe mạnh. Điều trị tăng huyết áp thường xuyên có thể giúp chức năng tự điều hòa của não trở về mức bình thường. Thiếu máu, chấn thương, thiếu oxy, tăng CO2, hội chứng choán chỗ và thuốc mê thể khí có thể làm giảm đi hoặc mất cơ chế tự điều hòa và làm thay đổi lưu lượng máu đến nơi tổn thương tùy thuộc vào MAP.

gaymetk

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 11 2023 19:49

Phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

  • PDF.

KTV Trần Thị Minh Phương - 

II  ĐẠI CƯƠNG

Viêm quanh khớp vai là tình trạng tổn thương các mô mềm như gân, cơ, dây chằng, bao khớp quanh khớp vai, khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau dai dẳng và hạn chế vận động.

Viêm quanh khớp vai ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng vận động của người bệnh, nhất là hai cánh tay.

Nếu không được chẩn trị kịp thời có thể khiến người bệnh mất chức năng vận động, teo cơ, biến dạng khớp thậm chí là tàn phế suốt đời.

II. NGUYÊN NHÂN:

Chấn thương: tai nạn, va đập, ngã chống tay xuống đất… là một số chấn thương phổ biến gây tổn thương các tổ chức quanh vai.

Bệnh lý: Viêm quanh khớp vai có thể do thoái hóa dây chằng, thoát vị, thoái hóa đĩa đệm cổ, các bệnh lý thần kinh như chấn thương sọ não, viêm màng não… cũng có thể khiến các rễ thần kinh bị chèn ép và gây đau tại vùng quanh khớp vai.

Tuổi tác: Viêm quanh khớp vai thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Khi đó các cấu trúc gân, bao khớp, túi thanh dịch… dễ dàng bị thoái hóa và gây viêm đau.

Đặc thù nghề nghiệp: tính chất công việc lặp đi lặp lại các động tác vai và cánh tay sẽ gây tổn thương vùng quanh khớp vai.

Thời tiết: Viêm quanh khớp vai còn do sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng ẩm sang dạng lạnh khô cũng có thể là tác nhân kích thích cơn đau tại vị trí quanh khớp vai.

vqkvai

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 31 Tháng 10 2023 16:13

Hình ảnh hội chứng chẹn ổ cối – xương đùi (FAI syndrome)

  • PDF.

Bs Phan Tuấn Kiệt - 

Chẹn (chạm) ổ cối – xương đùi (femoroacetabular impingement) là một hội chứng lâm sàng trong đó các bất thường về giải phẫu của xương đùi và/hoặc ổ cối dẫn đến sự tiếp xúc bất thường trong quá trình chuyển động của khớp háng, đặc biệt là ở động tác gập và xoay, dẫn đến tổn thương sụn khớp, sụn viền ổ cối và đau. Ba loại bất thường về hình thái có thể xảy ra trong FAI: cam, pincer và hỗn hợp. Biến dạng cam được đặc trưng bởi hình thái bất thường của đầu trên xương đùi. Dạng pincer đặc trưng bởi sự tăng bao phủ toàn bộ hoặc khu trú của chỏm xương đùi bởi ổ cối. Loại FAI thứ ba, hỗn hợp, là sự kết hợp giữa hai dạng trên và thường gặp nhất.

fai

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV